Chảy máu qúa mức: do thiếu các yếu tố đông máu

2020-12-13 04:35 PM

Chảy máu quá mức có thể từ sự thiếu bất kì yếu tố đông máu nào. Có ba thể hay gặp nhất sẽ được nói đến ở đây đó là: (1) thiếu vitamin K, (2) hemophila và (3) giảm tiểu cầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giảm prothrombin, yếu tố VII, IX và yếu tố X do thiếu vitamin K

Hầu hết tất cả các yếu tố đông máu được tổng hợp ở gan. Do vậy, những bệnh ở gan như viêm gan, xơ gan và teo gan vàng da cấp tính (acute yellow atrophy (có sự thoái hóa tế bào gan do chất độc, nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác) đôi khi làm suy giảm hệ thống đông máu rất nhiều và bệnh nhân bị chảy máu do thiếu các yếu tố một cách trầm trọng.

Một nguyên nhân khác gây giảm sự tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan là thiếu vitamin K. Vitamin K là một yếu tố cần thiết cho quá trình carboxyl hóa ở gan (thêm nhóm carboxyl vào đuôi của cấu trúc acid glutamic) để tạo thành 5 yếu tố đông máu quan trọng: prothrombin, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và protein C. Trong phản ứng này, vitamin K bị oxy hóa và chuyển sang dạng không hoạt động. Có một enzym là vitamin K epoxidreductase (vitamin K epoxide reductase complex 1­VKOR c1) sẽ biến đổi vitamin K trở lại dạng hoạt động.

Nếu thiếu vitamin K sẽ dẫn đến việc thiếu các yếu tố đông máu trong máu, từ đó có thể xảy ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng.

Vitamin K được tổng hợp liên tục ở ruột bởi vi khuẩn, nên thiếu vitamin K hiếm khi xảy ra ở người khỏe mạnh ngay cả khi thức ăn thiếu vitamin K (ngoại trừ trẻ sơ sinh chưa có hệ vi khuẩn chí đường ruột). Tuy nhiên, với bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, thiếu vitamin K thường xảy ra do kém hấp thu chất béo bởi vì vitamin K tan trong dầu và thường được hấp thụ vào máu cùng với chất béo.

Một trong những nguyên nhân phổ biến của thiếu viamin K là gan không bài tiết mật vào đường tiêu hóa (do tắc ống dẫn mật hoặc do bệnh của gan). Thiếu mật ngăn cản sự hấp thu chất béo do đó làm giảm hấp thụ vitamin K. Như vậy, bệnh gan thường là nguyên nhân gấy giảm sản xuất prothrombin và một số yếu tố đông máu khác do cả hai nguyên nhân: kém hấp thụ vitamin K và do tế bào gan bị tổn thương. Do đó, vitamin K được tiêm trước khi mổ cho bệnh nhân phẫu thuật bị bệnh gan hoặc bị tắc mật, thông thường là trước mổ 4 đến 8 tiếng để tế bào gan có thể sản xuất các yếu tố đông máu với ít nhất 1/2 năng suất bình thường, từ đó có được đủ lượng yếu tố đông máu để tránh nguy cơ chảy máu quá nhiều trong cuộc phẫu thuật.

Hemophilia

Hemophilia là một bệnh gây chảy máu có bệnh nhân hầu hết là nam giới. 85% các trường hợp là do thiếu yếu tố VIII, loại này được gọi là hemophilia A hay hemophilia cổ điển. Trong mỗi 10.000 nam giới ở Mỹ thì có 1 người bị bệnh hemophila A. 15% còn lại là do thiếu yếu tố IX.

Cả 2 yếu tố này đều được di truyền trên nhiễm sắc thể X.

Do vậy phụ nữ hầu như không bao giờ bị hemophilia bởi vì ít nhất một trong hai nhiễm sắc thể X của họ sẽ không mang gen bệnh. Nếu một nhiễm sắc thể của họ mang gen bệnh thì sẽ trở thành người mang gen bệnh (hemophilia carrier), truyền bệnh cho một nửa số con trai và truyền trạng thái mang gen bệnh cho một nửa số con gái.

Có nhiều mức độ chảy máu phụ thuộc vào sự thiếu hụt gen. Chảy máu thường xảy ra sau chấn thương nhưng với một số bệnh nhân, sự chảy máu nghiêm trọng và kéo dài có thể xảy ra sau một vết thương nhỏ và khó nhận thấy, ví dụ như có thể chảy máu nhiều ngày sau nhổ răng.

Yếu tố VIII do hai thành phần tạo nên, một tiểu phân lớn có khối lượng phân tử lên đến hàng triệu và một tiểu phân nhỏ với khối lượng phân tử chỉ khoảng 230.000.

Tiểu phân nhỏ có vai trò rất quan trọng trong con đường đông máu nội sinh, nếu thiếu tiểu phân này sẽ gây ra bệnh hemophilia A. Còn nếu thiếu tiểu phân lớn sẽ gây nên bệnh von Willebrand.

Khi một bệnh nhân hemophilia A có biểu hiện chảy máu nghiêm trọng, hầu như chỉ có một liệu pháp duy nhất thực sự hiệu quả là tiêm yếu tố VIII tinh khiết. Yếu tố VIII có giá rất cao vì nó được tổng hợp từ máu người và chỉ thu được một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng yếu tố VIII tái tổ hợp đã giúp phương pháp điều trị này đến được với nhiều bệnh nhân hemophilia A hơn.

Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) nghĩa là số lượng tiểu cầu trong vòng tuần hoàn giảm xuống mức thấp.

Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu có xu hướng chảy máu như mắc hemophilia, ngoại trừ rằng chảy máu thường xảy ra từ nhiều tĩnh mạch hay mao mạch nhỏ hơn là từ các mạch máu lớn như trong hemophilia. Kết quả là có nhiều xuất huyết nhỏ dạng chấm trên khắp các mô toàn cơ thể. Da xuất hiện nhiều nốt xuất huyết nhỏ, có màu hơi đỏ tía, do đó bệnh có tên là xuất huyết giảm tiểu cầu (thrombocytopenic purpura). Như đã nói ở phần trước, tiểu cầu đặc biệt quan trọng để sửa chữa những tổn thương nhỏ ở mao mạch và các mạch máu nhỏ khác.

Thông thường, chảy máu sẽ không xảy ra cho đến khi số lượng tiểu cầu hạ xuống dưới 50.000/µl với lượng bình thường từ 150.000 đến 300.000. Khi tiểu cầu xuống 10.000 tế bào/µl thì bệnh nhân thường sẽ chết.

Có khi không cần làm xét nghiệm đếm tiểu cầu trong máu mà vẫn có thể dự đoán tình trạng giảm tiểu cầu nếu cục máu đông của người đó không co lại được.

Đây được coi là một dấu hiệu sớm vì sự co cục máu đông bình thường phụ thuộc vào sự giải phóng các yếu tố đông máu từ một lượng lớn tiểu cầu bị giam giữ trong mạng lưới fibrin trong cục máu đông.

Phần lớn những người bị giảm tiểu cầu mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (idiopathic thrombocytopenia ­ ITP). Ở phần lớn trong số những bệnh nhân này, có một lý do nào đó mà các kháng thể đặc biệt được tạo nên, có phản ứng chống lại và phá hủy tiểu cầu. Có thể truyền máu tươi toàn phần có chứa một lượng lớn tiểu cầu cho những bệnh nhân này. Cắt lách cũng là một biện pháp hiệu quả bởi vì bình thường lách loại bỏ một lượng lớn tiểu cầu ra khỏi vòng tuần hoàn.

Bài viết cùng chuyên mục

Sinh lý bệnh của bệnh đần độn

Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.

Bài tiết nước tiểu cô đặc: vai trò của ống lượn xa và ống góp

Bằng cách tái hấp thu càng nhiều nước có thể, thận tạo ra nước tiểu đậm đặc, bài xuất một lượng bình thường các chất tan trong nước tiểu trong khi đưa thêm nước trở lại dịch ngoại bào và bù đắp cho sự thiếu hụt nước trong cơ thể.

Tăng mức lọc cầu thận: tăng hệ số lọc mao mạch cầu thận

Mặc dù tăng Kf kéo theo tăng mức lọc cầu thận và giảm Kf, làm giảm mức lọc cầu thận, nhưng thay đổi Kf hầu như chắc chắn không là cơ chế tiên phát cho việc điều chỉnh mức lọc cầu thận hàng ngày bình thường.

Hệ nhóm máu ABO và kháng thể trong huyết thanh

Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể gần như bằng 0. Ở giai đoạn 2 đến 8 tháng, đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 đến 10 tuổi, rồi giảm dần trong những năm sau đó.

Ước tính mức lọc cầu thận: độ thanh thải và nồng độ creatinin huyết tương

Nếu như mức lọc cầu thận đột ngột giảm xuống còn 50% giá trị bình thường, thận sẽ không lọc hết và chỉ bài tiết một nửa lượn creatinine, gây lắng đọng creatinine trong cơ thể.

Protein niệu: tăng tính thấm cầu thận trong hội chứng thận hư

Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mất protein qua nước tiểu là do sự tăng tính thấm của màng đáy cầu thận. Vì vậy, các bệnh gây tăng tính thấm màng đáy cầu thận có thể gây hội chứng thận hư.

Xác định vị trí đau của tạng: đường dẫn truyền đau tạng và đau thành

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí. Thứ nhất, não không nhận thức được về sự hiện diện của các cơ quan. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường:

Quá trình điều hòa ngược các đáp ứng của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính

Khi bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào nuốt phần lớn vi khuẩn và mô hoại tử, về cơ bản thì tất cả bạch cầu hạt trung tính và phần lớn đại thực bào cuối cùng sẽ chết.

Đại cương sinh lý bệnh lão hóa

Tăng nhạy cảm với bệnh tật, tăng nguy cơ tử vong: hầu hết cơ thể già mang một hoặc nhiều bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất so với mọi giai đoạn phát triển trước đó.

Sinh lý bệnh về sốt

Ngày nay người ta biết, có nhiều chất có tác động lên trung tâm điều nhiệt, gây sốt được sản xuất từ nhiều loại tế bào khác nhau, gọi chung là các cytokine gây sốt.

Tăng thể tích máu do tăng lưu lượng mạch máu

Trong thai kỳ, sức chứa mạch máu của tử cung, nhau thai và các cơ quan mở rộng khác của cơ thể người phụ nữ tăng lên thường xuyên làm tăng lượng máu từ 15 đến 25 phần trăm.

Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận

Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.

Tật khúc xạ: cận thị và viễn thị

Một người thường chọn độ hội tụ của kính phân kì hay kính hội tụ cần thiết bằng “phương pháp thử” - đó là, đầu tiên, thử một kính có độ hội tụ bất kì sau đó tiếp tục thử kính khác.

Viêm cầu thận mạn: nguyên nhân do tổn thương cầu thận

Viêm cầu thận mạn thường khởi phát với sự tăng lắng đọng các phức hợp kháng nguyên kháng thế ở màng đáy cầu thận. Viêm cầu thận cấp, số lượng bệnh nhân nhiễm liên cầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn.

Bệnh thận mạn: nguyên nhân do mạch máu thận

Ngay cả ở những người khỏe mạnh không có tăng huyết áp hay đái tháo đường tiềm ẩn, lượng huyết tương qua thận và mức lọc cầu thận (GFR) sẽ giảm 40-50% khi đến tuổi 80.

Hệ thống đệm H+ trong dịch cơ thể

Tầm quan trọng của hệ thống đệm được thể hiện rõ khi nồng độ H+ thấp trong các dịch cơ thể và lượng tương đối lớn acid được sản xuất ra trong cơ thể.

Giải phẫu sinh lý của thận và hệ tiết niệu

Mặt giữa của mỗi quả thận chứa một vùng rốn, qua đó đi qua động mạch thận và tĩnh mạch, bạch huyết, cung cấp thần kinh và niệu quản, nơi mang nước tiểu cuối cùng từ thận đến bàng quang.

Ước tính mức lọc cầu thận: độ thanh thải inulin

Inulin không được sản xuất bởi cơ thể, được tìm thấy ở rễ một số loại thực vật và phải tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân để đo mức lọc cầu thận.

Chuyển hóa sắt: tổng hợp hemoglobin

Khi hồng cầu bị phá hủy, các hemoglobin từ các tế bào này được đưa vào các tế bào monocytemacrophage. Sắt giải phóng và được lưu trữ chủ yếu trong ferritin được sử dụng khi cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin mới.

Cân bằng natri và dịch trong cơ thể: tầm quan trọng của natri và áp lực bài niệu

Bài tiết áp lực đề cập đến tác động của huyết áp tăng lên để tăng bài tiết khối lượng nước tiểu, trong khi bài tiết natri áp lực đề cập đến sự gia tăng bài tiết natri xảy ra với huyết áp cao.

Nephron: đơn vị chức năng của thận

Mỗi nephron chứa một chùm mao mạch cầu thận được gọi là cầu thận, qua đó một lượng lớn dịch được lọc từ máu, và một ống dài trong đó dịch đã lọc được chuyển hóa thành nước tiểu.

Tăng mức lọc cầu thận: tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận

Áp suất thủy tĩnh cầu thận được xác định bởi ba biến số, mỗi biến số đều nằm trong tầm kiểm soát sinh lý, áp lực động mạch, sức cản của tiểu động mạch hướng tâm, và sức cản của tiểu động mạch.

Suy tim cấp: những thay đổi huyết động học

Nhiều người đặc biệt là người già có cung lượng tim khi nghỉ ngơi bình thường nhưng có tăng nhẹ áp lực nhĩ phải do mức độ bù của suy tim.

Phần đầu ống thận: H+ được bài tiết bởi sự hoạt hóa lần hai

Ống thận tái hấp thu HCO3- bằng cách kết hợp H+ với HCO3- thành acid carbonic, sau đó lại phân ly thành CO2 và nước. Ion Na, được tái hấp thu nhờ sự trao đổi với H+ được bài tiết.

Hồng cầu máu: nồng độ hình dạng kích thước và chức năng

Các tế bào hồng cầu có chức năng khác ngoài vận chuyển hemoglobin, nó chứa một lượng lớn carbonyc anhydrase, một enzyme xúc tác cho phản ứng thuận ngịch giữa CO2 và nước tạo ra carbonic acid (H2CO3), làm tăng tốc độ phản ứng.