- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Giãn nở và co phổi: sự tham gia của các cơ hô hấp
Giãn nở và co phổi: sự tham gia của các cơ hô hấp
Trong kì hít vào, cơ hoành co làm kéo bề mặt phần dưới phổi xuống. Sau đó, kì thở ra, với cơ hoành giãn, phổi đàn hồi, thành ngực, sự nén các tạng bụng làm tống không khí ra ngoài.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chức năng chính của hệ hô hấp là cung cấp khí oxy đến mô và loại bỏ khí Cacbonic.
Hệ hô hấp gồm bốn thành phần chính
(1) Thông khí phổi: sự di chuyển của dòng khí ra và vào giữa khí quyển và phế nang
(2) Sự khuếch tán oxy và CO2.
(3) Sự vận chuyển oxy và CO2 trong máu và dịch cơ thể đến và từ mô tế bào.
(4) Điều chỉnh sự thông khí.
Phổi có thể được giãn nở và co qua 2 cách:
(1) Sự di chuyển xuống và lên của cơ hoành dẫn đến sự kéo dài ra hay thu hẹp lại của khoang ngực.
(2) Sự nâng lên hay hạ xuống của xương sườn dẫn đến tăng hay giảm đường kính trước sau của khoang ngực.
Hình. Sự co lại và giãn rộng của lồng ngực trong quá trình thở ra và hít vào, thể hiện sự co cơ hoành, chức năng của các cơ liên sườn, độ cao và độ lõm của khung xương sườn. AP, trước sau.
Hình chỉ ra 2 cách
Động tác thở nhẹ nhàng bình thường chủ yếu thực hiện nhờ di chuyển của cơ hoành. Trong kì hít vào, cơ hoành co làm kéo bề mặt phần dưới phổi xuống. Sau đó, kì thở ra, với cơ hoành giãn, phổi đàn hồi, thành ngực, sự nén các tạng bụng làm tống không khí ra ngoài.
Động tác thở gắng sức, sự đàn hồi của phổi không đủ sức mạnh để tạo ra sự thở nhanh cần thiết, khi đó cần huy động thêm một số cơ nữa, chủ yếu là cơ thành bụng. Khi cơ thành bụng co, làm ép thêm các tạng ổ bụng, dồn cơ hoành lồi lên phía trên. Bằng cách đấy ép thêm vào phổi.
Phương thức thứ 2 để giãn phổi là sự nâng lên của bộ khung sườn. Xương sườn nâng lên làm giãn nở phổi vì bình thường ở vị trí thư giàn, xương sườn nằm dốc xuống.
Khi các xương sườn nâng lên, tuy nhiên phần lớn chúng nhô ra hướng về phía trước, do đó xương ức cũng di chuyển về phía trước, ra xa cột sống, do đó làm tăng đường kính trước sau lớn nhất khoảng 20% trong khi hít vào tối đa với thở ra. Do đó, tất cả các cơ làm nâng khung ngực được phân loại là cơ hít vào, và các cơ làm khung ngực hạ xuống là cơ thở ra.
Cơ quan trọng nhất làm nâng khung sườn lên là cơ gian sườn ngoài, còn cơ khác là
(1) Cơ ức đòn chũm làm nâng xương ức lên trên.
(2) Cơ răng cưa trước làm nâng nhiều xương sườn.
(3) Cơ thang làm nâng 2 xương sườn đầu tiên.
Những cơ chính làm kéo xương sườn xuống dưới trong kì thở ra
(1) Cơ thành bụng, có khả năng kéo những xương sườn ở thấp xuống dưới, đồng thời ép các tạng bụng dồn cơ hoành lên trên.
(2) Cơ liên sườn trong.
Hình chỉ ra cơ chế hoạt động của cơ liên sườn ngoài và trong để tạo ra sự hít vào và thở ra. Hình bên trái, trong kì thở ra, xương sườn đi xuống, cơ liên sườn ngoài bị kéo dài ra trước và xuống dưới. Khi chúng co, chúng kéo xương sườn trên ra trước so với xương sườn dưới, làm khung sườn nâng lên, tạo ra sự hít vào. Còn chức năng cơ liên sườn trong, như là cơ thở ra, hoạt động và chức năng đối lập so với cơ liên sườn ngoài.