Hậu quả của truyền nhầm nhóm máu không hòa hợp

2020-12-12 10:15 AM

Tất cả các phản ứng truyền máu cuối cùng sẽ gây tan máu trực tiếp hoặc tán huyết. Các hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu bị phá huỷ sẽ được chuyển đổi bởi các đại thực bào thành bilirubin và sau đó sẽ được bài tiết qua gan mật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Khi không có sự hoà hợp giữa nhóm máu người cho với nhóm máu người nhận, sẽ xảy ra hiện tượng kết dính. Cũng có một vài trường hợp sự kết dính ít khi xảy ra: Khi máu cuả người cho truyền cho người nhận, có thể coi máu đó đã được pha loãng, và tỉ lệ kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng là thấp nên không có sự kết dính xảy ra.

Như đã giải thích ở trên, tất cả các phản ứng truyền máu cuối cùng sẽ gây tan máu trực tiếp hoặc tán huyết. Các hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu bị phá huỷ sẽ được chuyển đổi bởi các đại thực bào thành bilirubin và sau đó sẽ được bài tiết qua gan mật. Nồng độ bilirubin trong dịch cơ thể thường tăng cao gây chứng vàng da – đó là các sắc tố mật được tích tụ ở da và hệ thống nội mô. Tuy nhiên, nếu chức năng gan bình thường, sắc tố mật sẽ được bài tiết vào ruột. Vậy nên vàng da thường ít xuất hiện ở người lớn trừ khi hơn 400 ml máu bị tan máu trong một ngày.

Suy thận cấp sau truyền máu.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc truyền máu không hoà hợp là suy thận cấp, có thể xảy ra sau truyền máu vài phút đến vài giờ, và người nhận có thể chết do suy thận cấp.

Thận không hoạt động có thể là kết quả của ba nguyên nhân: Đầu tiên, các phản ứng kháng nguyên kháng thể giải phóng chất độc gây co mạch thận. Thứ hai, mất tuần hoàn tế bào hồng cầu người nhận, cùng với sự giải phóng chất độc từ quá trình tan máu và từ phản ứng miễn dịch, thường gây ra sốc tuần hoàn. Huyết áp động mạch thấp, giảm lưu lượng máu đến thận và giảm lượng nước tiểu. Thứ ba, nếu lượng hemoglobin tự do vào trong máu, phần lớn sẽ đi qua màng lọc cầu thận vào ống thận. Nếu số lượng này ít, nó sẽ được tái hấp thu thông qua biểu mô ống thận vào trong máu và không gây nguy hiểm; còn nếu số lượng nhiều thì chỉ có một phần nhỏ được tái hấp thu. Phần lớn vẫn sẽ nằm trong ống thận, trong khi đó nước cũng được tái hấp thu lại, dẫn đến nồng độ hemoglobin trong ống thận tăng cao vượt mức, tạo ra hemoglobin kết  tủa gây tắc nghẽn ống thận. Như vậy, sự  co mạch thận, sốc tuần hoàn, tắc nghẽn ống thận cùng nhau làm suy thận cấp. Nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, bệnh nhân có thể chết trong vòng 7 đến 12 ngày, trừ khi họ điều trị bằng chạy thận nhân tạo.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị