Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận

2020-09-09 10:32 PM

Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Liệu một chất tan có trở nên cô đặc trong dịch ống hay không được xác định bởi mức độ tương đối của sự tái hấp thu chất tan đó so với sự tái hấp thu nước. Nếu một tỷ lệ phần trăm lớn hơn của nước được tái hấp thu, chất này sẽ trở nên cô đặc hơn. Nếu một tỷ lệ lớn hơn của chất tan được tái hấp thu, chất đó sẽ trở nên loãng hơn.

Hình cho thấy mức độ tập trung của một số chất trong các phân đoạn ống khác nhau.

Tất cả các giá trị trong hình này đại diện cho nồng độ chất lỏng trong ống chia cho nồng độ huyết tương của một chất. Nếu nồng độ trong huyết tương của chất được giả định là không đổi, thì bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ lệ nồng độ dịch ống / huyết tương phản ánh những thay đổi về nồng độ dịch ống.

Khi dịch lọc di chuyển dọc theo hệ thống ống, nồng độ tăng dần lên lớn hơn 1,0 nếu hơn, hoặc nếu chất đó được bài tiết vào lòng ống.

Nếu tỉ số nồng độ trở nên nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa chất đó được tái hấp thu nhiều hơn nước. Những chất đứng đầu bảng, như creatinin có nồng độ cao trong nước tiểu. Nói chung thì, đó là những chất không cần thiết cho cơ thể nên thận sẽ hấp thu rất ít hoặc hoàn toàn không hấp thu, hơn thế nữa, chúng còn được bài tiết vào lòng ống, làm tăng số lượng các chất đó trong nước tiểu.

Ngược lại, những chất đứng cuối bảng số liệu, như glucose, amino acid, sẽ được tái hấp thu mạnh mẽ; đó là những chất cần thiết cho cơ thể, gần như chúng không có mặt trong nước tiểu.

Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau

Hình. Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc. Giá trị 1.0 là nồng độ của chất đó ở trong dịch lọc đầu cũng như trong huyết tương. Giá trị dưới 1.0 chỉ ra chất đó được tái hấp thu nhiều hơn nước, ngược lại, lớn hơn 1.0 là chất đó được tái hấp thu ít hơn nước hoặc chất đo đươc bài tiết vào lòng ống

Tỉ số giữa nồng độ Inulin trong lòng ống/ huyết tương có thể dùng để tính sự tái hấp thu nước ở ống thận Inulin; một polysaccharide được dùng để đo GFR, hoàn toàn không được tái hấp thu hay bài tiết trong ống thận. Sự thay đổi của nồng độ inulin ở bất cứ đoạn nào của ống thận sẽ phản ánh lượng nước hiện diện ở doạn đó.

Ví dụ như, nồng độ inulin trong lòng ống/ huyết tương tăng lên đến 3.0 ở ống lươn gần, phản ánh nồng độ tại đây cao hơn gấp 3 lần nồng độ tại cầu thận hay chính là trong huyết tương. Vì inulin không được bài tiết hay tái hấp thu ở ống thận, cho thấy sự thay đổi của tỉ số nồng độ trong lòng ống/ huyết tương là do 2/3 lượng nước đươc tái hấp thu khi đi qua ống lượn gần, và chỉ có 1/3 lượng nước lọc qua cầu thận có mặt tại đoạn cuối ống lượn gần. Tại điểm cuối cùng của ống góp, tỉ số nồng độ của inulin trong lòng ống/ huyết tương lên đến 125, cho thấy chỉ có 1/125 lượng nước được lọc ở cầu thận có mặt tại đây, và điều đó có nghĩa hơn 99% lượng nước tiểu đầu được tái hấp thu.

Bài viết cùng chuyên mục

Sinh lý bệnh của suy giáp

Suy giáp thường có căn nguyên là tự miễn, có các kháng thể chống lại tuyến giáp, nhưng trong trường hợp này kháng thể kháng giáp phá hủy tuyến giáp hơn là kích thích tuyến giáp.

Shock nhiễm trùng: do vi khuẩn gram dương hoặc âm

Shock nhiễm trùng cực kỳ quan trọng đối với bác sĩ lâm sàng vì ngoài shock tim, shock nhiễm trùng là nguyên nhân thường xuyên nhất gây tử vong do shock.

Shock phản vệ và shock histamin

Shock phản vệ và shock histamin làm giảm đáng kể sự trở lại của tĩnh mạch và đôi khi shock nghiêm trọng đến mức bệnh nhân có thể chết trong vài phút.

Cân bằng cầu thận ống thận: tăng tái hấp thu để đáp ứng với sự gia tăng lưu lượng ống thận

Cân bằng giữa cầu thận và ống thận là hiện tượng tăng khả năng tái hấp thu tuyệt đối khi mức lọc cầu thận tăng, mặc dù phần trăm dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần vẫn giữ nguyên ở khoảng 65%.

Ảnh hưởng cấp tính của suy tim mức độ trung bình

Khi cung lượng tim giảm tạm thời, nhiều phản xạ tuần hoàn nhanh chóng được kích hoạt. Phản xạ được biết đến nhiều nhất là phản xạ thụ thể áp lực, được kích hoạt khi áp lực tâm nhĩ thay đổi.

Phản xạ tiểu tiện khi bàng quang đầy

Khi bàng quang chỉ được lấp đầy một phần, những cơn co thắt cơ này thường giãn ra một cách tự nhiên sau một phần của phút, các cơ ức chế ngừng co bóp và áp lực giảm trở lại mức ban đầu.

Màng mao mạch cầu thận: bước đầu hình thành nước tiểu

Khả năng lọc của chất tan tỉ lệ ngịch với kích thước của chúng. Màng mao mạch cầu thận dày hơn các mao mạch khác, nhưng có nhiều lỗ nhỏ hơn và do đó lọc dịch tốc độ cao.

Hiểu biết toàn diện cơ chế bệnh sinh của béo phì

Nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ, và bệnh thận xuất hiện liên quan nhiều tới béo tạng (béo bụng) hơn là tăng dự trữ mỡ dưới da, hoặc dự trữ chất béo phần thấp cơ thể như là hông.

Bệnh thận: tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn

Trong phạm vi 2 phân loại, có rất nhiều các bệnh thận cụ thể có thể ảnh hưởng đến các mạch máu thận, cầu thận, ống thận, kẽ thận, các bộ phận của đường tiết niệu bên ngoài thận bao gồm cả niệu quản và bàng quang.

Miễn dịch thu được (thích ứng): đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn

Miễn dịch thu được là do một hệ thống miễn dịch đặc biệt hình thành kháng thể và hoặc hoạt hóa tế bào lympho tấn công và tiêu diệt các vi sinh vật xâm lấn cụ thể hoặc độc tố.

Sự tái hấp thu ở ống thận: lớn về mặt định lượng và có tính chọn lọc cao

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu.

Nội tiết điều hòa tái hấp thu ở ống thận

Để giữ cho thể tích dịch cơ thể và nồng độ các chất tan ở mức ổn định, đòi hỏi thận phải bài tiết nước và các chất tan khác nhau ở các mức độ khác nhau, chất này độc lập với chất kia.

Thận: vai trò trong cân bằng acid base

Thận điều chỉnh nồng độ H+ của dịch ngoại bào qua 3 cơ chế chính. Bài tiết H+, Tái hấp thu và lọc HCO3-, sản xuất HCO3- mới. Tất cả các quá trình này, được hoàn thành bởi cơ chế bài tiết cơ bản.

Lưu lượng dịch mao mạch và dịch mô kẽ trong thận

Hai yếu tố quyết định sự tái hấp thu ở mao mạch ống thận chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thay đổi huyết động ở thận là áp suất thẩm thấu thủy tĩnh và chất keo của mao mạch ống thận.

Xác định vị trí đau của tạng: đường dẫn truyền đau tạng và đau thành

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí. Thứ nhất, não không nhận thức được về sự hiện diện của các cơ quan. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường:

Cơ chế đông máu: chất chống đông và chất đông máu

Khi mạch máu bị tổn thương, chất đông máu trong vùng mô tổn thương sẽ được hoạt hóa và ưu thế hơn các chất chống đông, từ đó hỉnh thành cục máu đông.

Chuyển hóa sắt: tổng hợp hemoglobin

Khi hồng cầu bị phá hủy, các hemoglobin từ các tế bào này được đưa vào các tế bào monocytemacrophage. Sắt giải phóng và được lưu trữ chủ yếu trong ferritin được sử dụng khi cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin mới.

Bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào chống lại nhiễm khuẩn

Cả bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào có thể di chuyển trong mô bằng chuyển động kiểu amip. Vài tế bào di chuyển với tốc độ nhanh khoảng 40 µm/ph, một khoảng cách lớn so với chiều dai cơ thể chúng mỗi phút.

Kích thích gây đau: phá hủy mô đạt mức đau

Trung bình một người bắt đầu cảm thấy đau khi da bị nóng trên 45 độ C. Đây cũng là nhiệt độ mà mô bắt đầu bị phá hủy bởi tác nhân nhiệt; thực tế là, mô thậm chí bị hủy hoại nếu nhiệt độ duy trì trên mức này.

Đa hồng cầu: ảnh hưởng đến chức năng hệ tuần hoàn

Trong đa hồng cầu, số lượng máu ở đám rối này được tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, do máu chảy chậm chạp qua các mao mạch da trước khi vào đám rối tĩnh mạch, mang đến một lượng hemoglobin khử lớn hơn bình thường.

Một số điểm cần chú ý để hiểu khái niệm bệnh

Khi cơ thể bị bệnh vẫn có một sự cân bằng, đó là cân bằng bệnh lý: Yếu tố gây bệnh ( hủy hoại bệnh lý = Phản ứng cơ thể ( phòng ngự sinh lý.

Điều trị shock phản vệ và shock thần kinh: tác dụng của thuốc cường giao cảm

Thuốc cường giao cảm có tác dụng co mạch đối lập với tác dụng giãn mạch của histamine. Do đó, epinephrine, norepinephrine, hoặc các loại thuốc cường giao cảm khác thường là cứu cánh.

Tế bào lympho T và B kích hoạt miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể

Mặc dù tất cả các tế bào bạch huyết trong cơ thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tế bào tiền lympho của phôi thai, các tế bào gốc có khả năng hình thành trực tiếp hoặc hoạt hóa tế bào lympho T hoặc các kháng thể.

Tái hấp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu chủ động và thụ động

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh.

Receptor đau: sự kích thích đầu tận cùng tự do của dây thần kinh

Các receptor đau trong da và trong các mô khác là các đầu tận cùng tự do của các dây thần kinh. Chúng có nhiều trên bề mặt da cũng như trong các nội tạng, như màng xương, thành động mạch, màng khớp, liềm đại não và lều tiểu não trong vòm sọ.