Các yếu tố ngăn ngừa tình trạng phù

2020-09-01 03:47 PM

Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Yếu tố an toàn gây ra bởi sự tuân thủ thấp của vách ngăn trong phạm vi áp suất âm.

Như ta đã biết, trong hầu hết các mô liên kết, áp lực thủy tĩnh nhỏ hơn không, thường ở mức -3mmHg, điều này giúp cho mô liên kết dính với nhau. Người ta thấy rằng khi áp lực thủy tĩnh ở gian bào âm thì sự thay đổi áp lực chỉ gây sự một sự thay đổi không đáng kể về thể tích. Do đó -3mm Hg đến 0 mmHg là khoảng giới hạn để cơ chế chống lại tình trạng phù này phát huy tác dụng. Khi áp lực gian bào lớn hơn 0 thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ áp lực cũng sẽ gây nên sự thay đổi thể tích lớn.

Đó là do ở áp lực âm, dịch trong khoang gian bào sẽ ở trạng thái gel do nó kêt hợp với proteoglycan, chúng tạo thành một mạng lưới và ngăn cản không do dịch tự do có chỗ trong trong khoang gian bào, gọi là tình trạng phù cứng. Trái lại khi áp lực gian bào trở nên dương thì trạng thái gel này không còn, khi đó dịch tự do có thể tích tụ trong khoảng gian bào gây tăng thể tích gian bào đáng kể, gọi là phù mềm.

Mối liên quan giữa áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ và thể tích dịch kẽ

Hình. Mối liên quan giữa áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ và thể tích dịch kẽ, bao gồm tổng thể tích, thể tích dịch tự do và thể tích dịch gel, đối với các mô lỏng lẻo như da. Lưu ý rằng lượng dịch tự do đáng kể chỉ xảy ra khi áp suất dịch kẽ trở nên dương.

Proteoglycan còn có tác dụng ngăn cản sự di chuyển vị trí của dịch ngay trong khoảng gian bào. Khi phù gian bào, sự ngăn cản này mất, nước có thể di chuyển từ cao xuống thấp trong khoảng gian bào. Vì thế kê cao chân ở những bệnh nhân phù chân có thể giảm phù.

Tăng sự dẫn lưu của hệ bạch huyết: cũng là một cơ chế để chống lại tình trạng phù. Hệ bạch huyết co thể tăng sự lưu thông lên đến 10-50 lần, giúp mang lượng lớn nước và protein trở về lại huyết tương.\

Tăng sự dẫn lưu protein: một cơ chế nữa là khi phù ngoại bào thì do hệ bạch huyết có tính thấm đáng kể với protein hơn thành mao mạch nên khi có sự tăng dẫn lưu bạch huyết thì một lượng đáng kể protein cũng được dẫn lưu về trở lại mạch máu.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị