Bài tiết H + chủ động: trong các tế bào kẽ của ống lượn xa và ống góp

2020-10-02 10:37 AM

Mặc dù sự bài tiết H+ ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp chỉ chiếm khoảng 5% của tổng H+ bài tiết. Nhưng cơ chế này rất quan trọng trong việc acid hóa tối đa nước tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bắt đầu từ đoạn cuối ống lượn xa và tiếp tục cho đến hết đoạn còn lại của hệ thống ống thận, các tb biểu mô ống bài tiết H+ nhờ kênh hoạt hóa thứ nhất. Tính chất của quá trình vận chuyển này khác với cơ chế đã nói ở trên của ống lượn gần một phần quai Henle và đoạn đầu ống lượn xa đã trình bày ở trên.

Bài tiết tích cực H + qua màng tế bào biểu mô xen kẽ

Hình. Bài tiết tích cực H + qua màng tế bào biểu mô xen kẽ loại A của ống lượn xa và ống góp. Tế bào loại A chứa hydro-adenosine triphosphatase (ATPase) và hydro-kali-ATPase trong màng tế bào và tiết ra các ion hydro trong khi tái hấp thu các ion bicarbonat và kali trong tình trạng nhiễm toan. Lưu ý rằng một HCO3− được hấp thụ cho mỗi H + được tiết ra, và một ion clorua được tiết thụ động cùng với H +.

Cơ chế của sự hoạt hóa thứ nhất của H+. Nó xảy ra ở màng tế bào ống thận, khi H+ được vận chuyển trực tiếp bởi một protein đặc hiệu, một bơm H+ATPase và một bơm H+-K+ATPase. Năng lượng cần thiết cho các protein này được lấy từ sự phân giải ATP thành ADP.

Hoạt hóa thứ nhất của H+ xảy ra trong một tế bào đặc biệt gọi là tế bào typ A của đoạn cuối ống lượn xa và ống góp. Ion H+ trong các tế bào này được bài tiết qua 2 bước: (1) CO2 trong tế bào phản ứng với nước tạo ra H2CO3, và (2) H2CO3 phân ly thành HCO3-, rồi được tái hấp thu vào máu, ion H+ thì được bơm ra bởi một trong hai loại protein trên. Với mỗi H+ được bài tiết, một HCO3- được tái hấp thu, tương tự như là quá trình ở ống lượn gần. Khác biệt chính là H+ di chuyển qua màng bởi một bơm H+ chủ động thay vì một kênh protein hai chiều như ở phần trước của nephron.

Mặc dù sự bài tiết H+ ở đoạn cuối ống lượn xa và ống góp chỉ chiếm khoảng 5% của tổng H+ bài tiết. Nhưng cơ chế này rất quan trọng trong việc acid hóa tối đa nước tiểu. Ở ống lượn gần, nồng độ H+ có thể được làm tăng lên 3-4 lần và PH của dịch lọc có thể giảm còn 6.7, mặc dù một lượng lớn H+ được bài tiết bởi đoạn này của Nephron nhưng nồng độ H+ còn có thể được làm tăng lên tới 900 lần ở ống góp. Cơ chế này làm giảm PH của dịch lọc xuống tới 4.5, độ PH thấp hơn cả giới hạn dưới của PH nhu mô thận có thể đạt được.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị