Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng

2022-07-25 10:23 AM

Nguyên nhân thông thường của loét đường tiêu hóa là sự mất cân bằng giữa tốc độ bài tiết dịch vị và các yếu tố bảo vệ bao gồm lớp hàng rào niêm mạc dạ dày - tá tràng và là sự trung hòa của acid dịch vị và dịch tá tràng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Loét đường tiêu hóa là một vùng chợt của dạ dày hoặc niêm mạc ruột có nguyên nhân cơ bản là do sự tiêu hóa của dịch dạ dày hoặc dịch của đoạn trên ruột non. Những điểm trên ống tiếu hóa hay bị loét. Vị trí thường gặp nhất là trong vùng bán kính vài cm tính từ môn vị. Thêm vào đó, loét đường tiêu hóa rất hay xảy ra dọc theo phần gần hang vị của bờ cong nhỏ dạ dày, hoặc hiếm hơn là phần thấp của thực quản, nơi dịch vị thường trào ngược lên trên. Có một loại loét đường tiêu hóa gọi là cũng thường xảy ra ngay tại những vết mổ chẳng hạn nối dạ dày hỗng tràng.

Loét dạ dày tá tràng

Hình. Loét dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân cơ bản của loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân thông thường của loét đường tiêu hóa là sự mất cân bằng giữa tốc độ bài tiết dịch vị và các yếu tố bảo vệ bao gồm (1) lớp hàng rào niêm mạc dạ dày - tá tràng và (2) là sự trung hòa của acid dịch vị và dịch tá tràng. Tất cả những vùng thường tiếp xúc với dịch vị đều có rất nhiều tuyến chế nhầy, mở đầu từ trên xuống đưới là phức hợp các tuyến nhầy ở phần thấp của thực quản cùng, rồi đến các tế bào chế nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, tế bào cổ tuyến tiết nhầy của tuyến dạ dày, các tuyến môn vị sâu tiết nhầy là chủ yếu, và cuối cùng là các tuyến Brunner của đoạn đầu tá tràng, nơi tiết ra chất nhầy có tính kiềm rất cao.

Bên cạnh lớp chất nhầy của niêm mạc, tá tràng còn được bảo vệ bởi tính kiềm của dịch ruột non. Đặc biệt là dịch tụy, bao gồm một lượng lớn natri bicarbonate có tác dụng trung hòa acid dịch vị, do đó cũng bất hoạt pepsin và ngăn cản sự tiêu hóa niêm mạc. Thêm vào đó, một lượng lớn ion bicarbonate được tiết ra bởi (1) dịch tiết của các tuyến Brunner ở vài cm đầu tiên của thành tá tràng và (2) dịch mật từ gan.

Cuối cùng, hai cơ chế feedback đảm bảo cho việc trung hòa dịch vị đã hoàn thành, như sau:

1. Khi acid dư thừa đi vào tá tràng, nó ức chế tiết dịch và giảm nhu động dạ dày bằng cả cơ chế thần kinh và thể dịch từ tá tràng, do đó làm giảm tốc độ làm rỗng dạ dày.

2. Sự có mặt của acid ở ruột non giải phóng secretin từ niêm mạc ruột. Sau đó qua đường máu tới tụy để đẩy nhanh quá trình tiết dịch tụy. Dịch này cũng gồm một nồng độ cao natri bicarbonate, còn nhiều hơn mức cần thiết để trung hòa acid dịch vị.

Bởi vậy, một vết loét có thể được tạo ra bằng 2 cách: (1) niêm mạc dạ dày tiết quá nhiều acid và pepsin hoặc (2) mất khả năng bảo vệ của hàng rào niêm mạc dạ dày tá tràng chống lại sự tiêu hóa của dịch acid-pepsin của dạ dày.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị