Thiếu máu tan máu miễn dịch

2015-08-06 07:48 PM

Hiệu giá kháng thể miễn dịch rất thay đổi tăng lên rõ rệt ở môi trường albumin, còn hiệu giá kháng thể tự nhiên tăng lên rõ rệt ở môi trường muối.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Thiếu máu tan máu miễn dịch là hậu quả của sự hình thành các kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên có trên hồng cầu, kháng thể bất thường đó là tự kháng thể.

Bản chất của thiếu máu tan máu miễn dịch

Hậu quả của sự hình thành các kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên có trên hồng cầu của bệnh nhân mà thường gặp là kháng thế IgG, IgM gắn bổ thể, do đó gây nên hiện tượng vỡ hồng cầu.

Hiện tượng vỡ hồng cầu nội mạch (trong lòng mạch) là phản ứng kháng nguyên - kháng thế - bổ thể trên bề mặt hồng cầu bởi IgG hoặc IgM.

Hiện tượng vỡ hồng cầu ngoại mạch (trong tố’ chức liên võng: gan, lách, ngoài lòng mạch...) bởi hiện tượng thực bào, chúng ăn các hồng cầu gắn kháng thể.

Khái niệm sơ lược về kháng thể miễn dịch

Miễn dịch đồng loại

Thiếu máu tan máu miễn dịch do kháng thể miễn dịch đồng loại, thường gặp trong một số các trường hợp sau:

Thiếu máu tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu hệ Rh giữa mẹ và con (mẹ Rh " mà con Rh+ ), hoặc hệ ABO mà thường là mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A.

Do truyền nhóm máu “O nguy hiểm”, do anti A hoặc anti B hiệu giá cao bất thường.

Do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO không phù hợp.

Do sự thành lập kháng thể miễn dịch bất thường trong trường hợp truyền máu không đồng nhóm máu phụ, không đồng hệ thống kháng nguyên bạch cầu, không đồng nhóm máu hệ tiểu cầu và không đồng nhóm máu hệ Rh.

Miễn dich khác loại

Hậu quả của sự kích thích do một kháng nguyên động vật hay thực vật mà cấu trúc hoá học rất giống kháng nguyên của nhóm hồng cầu, thể hiện trong các trường hợp sau:

Tình trạng tăng miễn dịch bằng cách tiêm một thứ thuổic có mang kháng nguyên như: các vaccin có kháng độc tố (chống bạch hầu, uốn ván...v.v...) vì trong các thành phần này có kháng nguyên A và B.

Hoặc dùng một số thuốc điều trị bào chế từ động vật (tinh chất dạ dày, gan, thành phần kháng hemophilie của lợn...)

Hoặc gây miễn dịch ở những người tình nguyện với chất Witebiky để điều chế huyết thanh mẫu.

Do mất chức năng ức chế bình thường của lympho T

Nhiều giả thuyết được nêu lên trong cơ chế tan máu tự miễn mà kháng thể tự sinh chỉ chống lại một cách đặc biệt các kháng nguyên nhóm hồng cầu, là một cơ chế thiếu máu tan máu tự miễn dịch rất phức tạp, nhưng có một điểm rất chung là: “Mất chức năng ức chế bình thường của lympho T”, bởi một nguyên nhân nào đó làm cho lympho T không dung nạp được nữa thì lympho B sẽ tự do sinh sản ra kháng thể bất thường, được thể hiện trên một số các trường hợp sau đây:

Cơ chế phản ứng chéo: khi bị nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus) sẽ gây nên kháng thể chống tim, chống thận vì Streptococcus có kháng nguyên chung với thận và tim. Lympho T đặc hiệu cho kháng nguyên Streptococcus thay chỗ của kháng nguyên tim, thận và do đó lympho B không bị cản trở nữa sẽ sản xuất ra kháng thể tự sinh.

Cơ chế kháng nguyên bị che lấp: trong quá trình phát triển bào thai có một số tổ chức không có huyết quản nên không tiếp xúc với các clon lympho tương ứng, do đó chúng “không bị cấm”, nếu vì một sự chấn thương mà tổ chức không có huyêt quản đó đi vào tuần hoàn sẽ có phản ứng đặc hiệu chổng lại, thí dụ tinh thể mắt, tinh hoàn v.v...

Vai trò của virus: cơ chế kháng nguyên riêng của virus có thể hiện trên màng tế bào bị nhiễm và gây tổn thương lympho bằng cách virus sát nhập vào genom tế bào làm mất chức năng bình thường của lympho T và chuyển thành ác tính .Vì vậy thiếu máu tan máu miễn dịch cũng có gặp trong một số bệnh ác tính.

Phân biệt kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch

Sự phân biệt này rất cơ bản về nhận thức của thiếu máu tan máu miễn dịch. Kháng thể tự nhiên bản chất là kháng thể hoạt động tốt nhất ở 37°c (còn gọi là kháng thể nóng). Hai loại kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch được phân tích trên một khoảng chi tiết sau đây:

Kháng thể tự nhiên

Kháng thể miễn dịch

Xuất hiện sớm vào tháng đầu tiên của đời sống. Không phải do kích thích miễn dịch cụ thể.

Chỉ xuất hiện khi tiếp xúc với một kháng nguyên tương ứng một cách không bình thường.

Hoạt động tốt nhất ở 4°c nên gọi là kháng thể lạnh: có thể hoạt động ở nhiệt độ 22°c - 37°c.

Hoạt động tốt nhất ở 37°c nên gọi là kháng thể nóng.

Là kháng thể loại đủ, có khả năng ngưng kết hồng cầu tương ứng trong môi trường muối.

Là kháng thể thiếu, không có khả năng ngưng kết hổng cầu tương ứng trong moi trường muối.

Hoạt động ở môi trường albumin không mạnh hơn ở môi trường muối.

Chỉ ngưng kết hồng cầu tương ứng ở môi trường albumin.

Gây cảm nhiễm và gây ngưng kết trực tiếp với hổng cầu tương ứng.

Không gây ngưng kết ở môi trường muối. Sự cảm nhiễm hổng cầu chỉ có thể phát hiện được bằng nghiệm pháp Coombs gián tiếp.

Hoạt năng không tăng khi hổng cầu xử lý bằng enzym (men).

Làm ngưng kết hồng cầu được xử lý bằng men (pepsin, trypsin) ở môi trường muối.

Bị trung hoà hoàn toàn bởi chất A và B (kháng nguyên A: kháng nguyên B).

Không bị trung hoà bởi chất A và B (kháng nguyên Á ; kháng nguyên B).

Bi huỷ hoàn toàn khi đun nóng ỏ nhiêt đô 70°c/10 phút.

Không bi huỷ khi đun nóng ở nhiêt đô 70°c/10 phút.

Bảng: Kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch

Kháng thể nóng và kháng thể lạnh

Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch có liên quan chặt chẽ đến kháng thể nóng và kháng thể lạnh.

Kháng thể nóng

Bản chất của nó là loại kháng thể thiếu.

Không hoạt động ở môi trường muối.

Tiên hành phát hiện bằng các kỹ thuật sau:

+ Phản ứng trong môi trường albumin.

+ Nghiệm pháp Coombs gián tiếp.

+ Xử lý hồng cầu bằng men.

Ở nhiệt độ 70°c/10 phút kháng thể không bị huỷ nên goi là kháng thể chịu nhiệt.

Không bị trung hòa bởi chất Witebsky.

Nếu có bổ thể có thể gây tan máu.

Hiệu giá kháng thể miễn dịch rất thay đổi tăng lên rõ rệt ở môi trường albumin, còn hiệu giá kháng thể tự nhiên tăng lên rõ rệt ở môi trường muối.

Kháng thể nóng thường là loại IgG và chỉ phản ứng với hồng cầu ở nhiêt độ 37°c và còn hơn nữa.

Kháng thể lạnh

Kháng thể lạnh thuộc typ IgM gây ngưng kết hồng cầu ở nhiệt độ lạnh (< 37°C).

Kháng thể lạnh của bệnh nhân tan máu đều phản ứng với một kháng nguyên mang tên kháng nguyên I (kháng nguyên I này có mặt hầu hết ở những người bình thường, nhưng ở trẻ sơ sinh chưa có kháng nguyên I).

Kháng thể lạnh IgM gặp trong các trường hợp thiếu máu tan máu miễn dịch thứ phát.

Kháng thể lạnh hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 4°c có thể hoạt động được ở

nhiệt độ 22°c - 37°c.

Tóm lại:

Thiếu máu tan máu miễn dịch có liên quan đến nhiều lĩnh vực tế bào, miễn dịch, sinh hoá...v...v...

Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch rất phức tạp vì gặp nhiều nguyên nhân bệnh gây nên nó.

Trong điều trị thiếu máu tan máu miễn dịch kháng thể nóngdùng corticoid liệu pháp và cắt bỏ lách có hiệu quả hơn trong thiếu máu tan máu miễn dịch kháng thể lạnh.

Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch do kháng thể đồng loại và điều trị

Do yếu tố Rh

Gặp trong thiếu máu trẻ sơ sinh do bất thường hệ Rh giữa mẹ và con (mẹ Rh~ và con Rh+).

Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh vẫn là một bệnh tan máu do mắc phải. Bệnh xảy ra do hồng cầu của thai nhi bị vỡ bởi kháng thể đồng loại của mẹ tràn qua rau thai mà vào thai nhi.

Làm sàng

Sự bất đồng nhóm máu mẹ và con, thường biểu hiện:

Mẹ tiền sử sẩy thai liên tiếp (thường sẩy thai vào tháng thứ tư)

Trẻ đẻ non, hoặc đẻ ra chết ngay vì có triệu chứng phù, thiếu máu nặng, gan to, lách to.

Nếu trẻ ra đòi mà còn sống thì cũng có triệu chứng thiếu máu, vàng da, vàng niêm mạc, gan to, lách to, có thể có hội chứng xuất huyết và nếu có hội chứng vàng da nặng sẽ gây nên tốn thương hệ thần kinh không hồi phục.

Xét nghiệm

Số lượng hồng cầu giảm nặng.

Hồng cầu lưới tăng.

Hồng cầu non ra máu ngoại vi.

Bilirubin toàn phần tăng, bilirubin gián tiếp tăng cao (bilirubin bình thường toàn phần 17µmol/lít, gián tiếp 12,7µmol/l, trực tiếp 4,3µmol/l).

Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (+) ở máu, chứng tỏ hồng cầu còn đã bị cảm nhiễm bơi kháng thể của mẹ.

Nghiệm pháp Coombs gián tiếp với huyết thanh mẹ dương tính (+) chứng tỏ có hiện tượng kháng thể không bình thưòng ở mẹ.

Xác định nhóm máu hệ ABO và hệ Rh ở cả mẹ và con thì có sự bất đồng (có thể xét nghiệm ở người cha về nhóm máu).

Tìm đặc hiệu của kháng thể với Panel hồng cầu.

Nếu một người mẹ đã có tiền sử sẩy thai liên tiếp vào tháng thứ tư, khi mang thai lại thì phải làm hiệu giá kháng thể bất thường ở mẹ vào các tháng thứ 3, 6, 7 và tháng thứ 9.

Điều trị cho con

Cần thay máu khi trẻ mới ra đời:

Thay vào 3 giờ đầu thường có kết quả tốt. Thay máu vào 6 giờ đầu vẫn còn tốt. Nếu thay máu muộn khi đã có triệu chứng nhiễm độc thần kinh thì điều trị không có kết quả.

Lượng máu dùng để thay máu khoảng 300ml - 500ml (200ml/kg).

Sử dụng máu để thay:

Máu cùng nhóm hệ ABO và hệ Rh(+) (truyền vào sẽ hút bớt kháng thể tự do). Thực tế thay máu lần đầu vẫn dùng hệ Rh(-) sẽ tốt hơn Rh(+) (vì kháng thể miễn dịch của mẹ tràn vào máu con làm vỡ hồng cầu RS + mà có ở con). Không nên cho trẻ bú sữa mẹ.

Do truyền máu nhóm O nguy hiểm

Nhóm máu O có kháng thể kháng A tự nhiên và kháng thể kháng B tự nhiên.

Ví dụ: nếu đem truyền nhóm máu O cho người bệnh nhân có nhóm máu A (trên hồng cầu người có nhóm máu A thì có kháng nguyên A). Vì thế, nếu muôn truyên máu nhóm O cho người có nhóm máu khác cần tách phần plasma mà chỉ nên truyền khối huyết cầu hoặc hồng cầu khối.

Lâm sàng

Có hội chứng thiếu máu, hội chứng vàng da mắt.

Xét nghiệm

Làm hiệu giá kháng thể.

Xác định lại hệ nhóm máu ABO.

Điếu trị

Truyền hồng cầu rửa.

Corticoid liệu pháp.

Dự phòng

Nên truyền máu cùng nhóm.

Nêu truyền máu nhóm o thì chỉ truyền khối huyết cầu hoặc hồng cầu và chỉ truyền khi thấy cần thiết.

Do tai biến miễn dịch vì truyền máu không đồng nhóm máu phụ

Thường là tan máu nội mạc, do sự thành lập kháng thể miễn dịch sau từ 4 đến 14 ngày sau truyền máu trong trường hợp truyền máu không đồng nhóm máu phụ (các hệ Kell, MNSs, Lewis, β, Lutheran, Duffy, Kidd...), có thể truyền máu không đồng nhóm hệ thống kháng nguyên bạch cầu người HLA (có mặt trên tất cả các mô trừ trên hồng cầu, nhưng nó cũng có can thiệp vào trong một số vấn để truyền máu vì nó vẫn có mặt trên bạch cầu và tiểu cầu), nhóm máu hệ tiểu cầu và hệ Rh.

Hoặc do trong máu người nhận (người dược truyền máu nhiều lần đã xuất hiện kháng thể chống lại bạch cầu, tiểu cầu...).

Lâm sàng

Hội chứng thiếu máu tan máu miễn dịch thường xảy ra rõ nhất sau 4-14 ngày truyền máu: vàng da, vàng niêm mạc.

Xét nghiệm

Số lượng hồng cầu giảm.

Xác định là nhóm máu hệ ABO, và hệ nhóm máu phụ bằng Panel hồng cầu.

Hiệu giá kháng thể.

Bilirubin (toàn phần, gián tiếp).

Điều trị

Corticoid liệu pháp: liều dùng từ 1 - 3 mg/kg/ngày, điều trị 2 tuần liên tục, tuần thứ 3 giảm liều dần và hết tuần thứ 4.

Các biệt dược: Prednison 5 mg/ viên.

Depersolon 30 mg/ ống.

Solumedrol 40 mg/ ống.

Kết hợp truyền hồng cầu rửa khi có thiếu máu nặng.

Biện pháp phòng ngừa

Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.

Bệnh lý thiếu máu tan máu do kháng thể tự miễn dịch và điều trị

 (Thiếu máu tan máu miễn dịch do kháng thể khác loại)

Lâm sàng

Các triệu chứng chung

Dù bất cứ nguyên nhân nào của thiếu máu tan máu tự miễn dịch thì cũng biểu hiện các triệu chung là: thiếu máu, vàng da, nước tiểu đỏ, sốt, gan lách có thể to hoặc không.

Bệnh cảnh lâm sàng trên, đồng thời có kèm theo triệu chứng của bệnh nguyên nhân gây nên tan máu tự miên

Tiến triển lâm sàng và biến chứng của thiếu máu tan máu tự miễn sẽ dẫn dến là:

Hội chứng vàng da kép “biểu hiện thểm của tình trạng sỏi mật và tắc mật”.

Hồng cầu vỡ nặng có thể dẫn đến suy ống thận cấp - vô niệu.

Tăng sắt huyết thanh sẽ dẫn đến xơ gan và bệnh cơ tim.

Có thể có triệu chứng tắc mạch thường gặp ở lách và các chi.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm chung dể xác định hội chúng thiếu máu tan máu

Các xét nghiệm về sinh hoá:

- Bilirubin máu:

+ Toàn phần tăng (bình thường 17µmol/lít).

+ Trực tiếp không tăng (bình thường 12,3µmol/lít).

+ Gián tiếp (bình thường 12,3µmol/lít).

- Stercobilinogen ở phân tăng (bình thường 200 - 300mg/24giờ).

+ Urobilinogen niệu tăng (bình thường 200 - 300mg/24giờ).

+ Huyết sắc tố niệu tăng (bình thường 40mg/lít).

+ Sắt huyết thanh tăng (Nam 15 - 27 micro mol lít, Nữ 11 - 22 micro mol lít).

Tuy nhiên cũng có trường hợp sắt huyết thanh không tăng vì hồng cầu vd ít hoặc tủy xương vẫn còn hoạt động tốt.

Haptoglobin: là một (X mucoprotein, haptoglobin giảm nặng khi vỡ hồng cầu trong huyết quản hoặc vỡ ngoài huyết quản. Haptoglobin là một protein làm nhiệm vụ vận chuyển huyết sắc tố tự do trong huyết tương - huyết thanh về gan, theo tỉ lệ 2 phần tử hemoglobin (Hb) cho một phần tử haptoglobin (bình thường haptoglobin trong máu là 128 mg/lít).

Có hemosiderin niệu (phát hiện được bằng nhuộm Derls và những chất lắng đọng của nước tiểu mà bình thường không có trong nước tiểu).

Tìm chất methé - albumin trong máu. Chất này còn tồn tại trong máu nhiều giờ sau cơn tan máu, trong khi Hb (hemoglobin) trong máu đã trở lại bình thường.

Méthé - albumin trong máu là chất do hemoglobin phối hợp với albumin huyết tương tạo thành.

Tuy nhiên xét nghiệm để tìm chất methé - albumin trong máu rất khó xác định, nhưng đây là một xét nghiệm có giá trị chẩn đoán.

Các xét nghiệm về huyết đồ và tủy đồ

Số lượng hồng cầu giảm.

Hồng cầu non tăng trong tủy xương và ra máu ngoại vi (loại hồng cầu non đa sắc và hồng cầu non ưa acid)

Hồng cầu lưới tăng trong tủy và máu.

Bạch cầu và tiểu cầu ít thay đổi (cơ thể tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ).

Đời sổng hồng cầu và nơi phân huỷ hồng cầu bằng phóng xạ Cr51

Lách là nơi phân huỷ hồng cầu mạnh.

In vitro: bình thường T/2 = 30 ±3 ngày.

In vi vo: bình thường 120 ngày.

Đời sống hồng cầu giảm.

Các xét nghiệm để chẩn đoán xác định thiếu máu tan máu tự miễn dịch

Các xét nghiệm để phát hiện kháng thể miễn dịch nóng và lạnh.

Kháng thể nóng (1 pha): IgG.

Kháng thể lạnh (2 pha): IgM và một số kỹ thuật mới về miễn dịch.

Nghiệm pháp Coombs (trực tiếp và gián tiếp).

Xác định các hệ nhóm máu:

Hệ ABO.

Hệ Rh.

Hệ dưới nhóm (nhóm máu phụ theo Panel hồng cầu)

Hệ tiểu cầu.

Hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA).

Các xét nghiệm vể bệnh nguyên gây nên thiếu máu tan máu tự miễn và các biến chứng bằng:

Siêu âm (các tạng cần thiết).

Điện tâm đồ.

X quang (X.quang để chẩn đoán hình thái).

Vi khuẩn.

Virus.

Chức năng gan.

Chức năng thận và xét nghiệm đặc trưng để chẩn đoán bệnh nguyên nhân gây nên thiếu máu tan máu tự miễn.

Chẩn đoán nguyên nhân và phân loại thiếu máu tan máu tự miễn dịch

Dựa vào môi liên quan ‘tự kháng thế lạnh”lgM, thường gặp thiếu máu tan máu tự miễn thứ phát trong các trường họp sau:

Viêm phổi tiên phát không điển hình (do Myoplasma pneumonie).

Bệnh huyết cầu tố niệu lạnh kích phát (kháng thể này phản ứng trong điều kiện lạnh với các hồng cầu của chính bệnh nhân hoặc với hồng cầu của người bình thường có kháng nguyên.

Nhóm máu hiếm thuộc hệ p, có kháng thể như Anti - pp, PK; gặp 2/3 số phụ nữ miền đông Australia bị doạ sẩy thai), hồng cầu võ trong huyêt quản do đó có huyết cầu tố niệu tăng cao, vàng da, vàng niêm mạc, lách to và hội chứng Reynaud.

Bệnh giang mai.

Bệnh thương hàn.

Sau nhiễm virus: cúm, thuỷ đậu, quai bị, tăng bạch cầu đơn nhân.

Gặp sau chấn thương (kháng nguyên được giải phóng từ tổ chức tổn thương mà kháng nguyên này có cả ở hồng cầu, tiểu cầu và các tổ chức khác), làm xuất hiện kháng thể lạnh chõng kháng nguyên do tổ chức bị biến đổi.

Dựa vào mối liên quan tự kháng thể nóng IgG, thường gặp thiếu máu tan máu tự miễn trong các trường hợp sau

Lơxêmi cấp dòng lympho, lơxêmi kinh dòng lympho, u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, bệnh Reticulose sarcom (sarcom lưới) hoặc Reticulose (Bệnh tăng võng). Bệnh này chỉ phản ứng với hồng cầu của một số ít người trưởng thành mà không có kháng nguyên I, bệnh u nang buồng trứng, bệnh hệ thông “lupus ban đỏ rải rác”, ung thư biểu mô, viêm khớp dạng thấp, thấp tim, xơ gan, viêm gan, do kháng thể dị ứng thuốc.

Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn

Các phương pháp điều trị chung

Corticoid liệu pháp:

Phương pháp này có hiệu quả cho loại tự kháng thể nóng (IgG ),ít có hiệu quả cho loại tự kháng thể lạnh (IgM ).

Các biệt dược nên dùng:

Prednison 5 mg (viên).

Depersolon 30 mg (ống).

Solu-medrol 40 mg, 80 mg, 120 mg/ ống.

Liều lượng có thể dùng: từ 1-3 mg/kg/ngày ,dùng từ 1 đến 2 tuần và tùy thuộc vào cơn tan máu có thể tăng liều từ 4 - 5 mg/kg/ngày, hoặc giảm liều dần khi hết triệu chứng tan máu, không được dùng corticoid trong các trường hợp cao huyết áp, đái tháo đường ,bệnh dạ dày -tá tràng và các trường hợp có chống chỉ định khác.

Các thuốc ức chế miễn dịch:

Chỉ nên dùng khi liệu pháp corticoid không có hiệu quả.

Cyclophosphamid 50 mg x 2 - 4 viên / ngày.

Dùng trong 2 tuần, rồi theo dõi tiến triển của bệnh, nếu bệnh chưa đỡ có thể dùng tiếp 2 tuần và tiếp tục theo dõi tiến triển của bệnh nhân .

Hoặc dùng 6 MP 50 mg x 2- 4 viên /ngày.

Hoặc dùng azathioprin (Imuran, Imurel, Imurek).

Viên 50 mg ; ống 100 mg (tiêm tĩnh mạch 1-1,5 mg/kg/ngày).

(Theo dõi như dùng cyclophosphamid)

Truyền máu khối hồng cầu rửa:

Từ 1-2 đơn vị /ngày . Đối với loại thiếu máu tan máu tự miễn kháng thể lạnh cần sưởi ấm chai máu truyền cho bệnh nhân.

Không được dùng máu tươi toàn phần vì sẽ đưa thểm bổ thể vào sẽ tạo thuận lợi cho cơn tan máu nặng.

Phương pháp điều trị phẫu thuật cắt bỏ lách:

Chỉ định cắt bỏ lách khi đã điều trị nội khoa sau một năm mà không có kết quả và bệnh nhân dưới 40 tuổi thì kết quả tốt hơn (nhưng cũng phải phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh, nếu nguyên nhân bệnh là ác tính không cần chỉ cắt lách).

Kháng thể nóng IgG không cố định bổ thể sẽ tốt hơn kháng thể nóng IgG cố định bổ thể T.

Kháng thể IgM “lạnh” thì cắt lách không có kết quả tốt.

Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn theo nguyên nhân bệnh

Trong trường hợp do dị ứng thuốc phải ngừng ngay thuốc gây nên tan máu.

Điều trị các biến chứng

Chống vô niệu - suy ống thận cấp:

Lasix 20 mg x 2- 4 ống / tiêm tĩnh mạch/llần. Và cứ 6 giờ tiêm 1 lần trong ngày đầu, các ngày sau giảm liều dần nếu bệnh nhân có đáp ứng tốt (nếu sau 2 ngày diễn biến xấu có chỉ định chạy thận nhân tạo).

Mannitol 20% - 200ml/nhỏ giọt tĩnh mạch/20 phút. Nếu bệnh nhân có đáp ứng tốt thì dùng thểm 200ml (nếu sau hai ngày diễn biến xấu có chỉ định lọc ngoài thận - thận nhân tạo).

Chống sốc - chống trụy tim mạch:

Thở oxy.

Isoproterenol (Isoprel) X 1- 2 mg/ngày/TM (có tác dụng hơn khi phối hợp dùng corticoid)

Depersolon 30 mg X 4- 6 ống/ngày/TM

Truyền khối hồng cầu rửa: 1- 2 đơn vị/ngày (trong khi truyền máu cần theo dõi phù phổi cấp vì tăng thể tích dịch và máu trong tuần hoàn)

Điều trị thải sắt huyết thanh

Desíeral x 25- 45 mg/kg/ngày (thuốc được pha vào dung dịch clorua natri 0,9%) truyền dưới da chậm, 1 lần truyền kéo dài từ 8-12 giờ. Một tuần có thể truyền từ 3-5 lần (tùy theo lượng sắt huyết thanh).

Điều trị các biến chứng khác (nếu có).

Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch rất phức tạp, chẩn đoán khó khăn, tiên lượng và điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm huyết học truyền máu

Công tác truyền máu được đảm bảo chất lượng có nghĩa là máu và thành phẩm truyền cho bệnh nhân đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị và hạn chế đến mức thấp nhất các kết quả không mong muốn.

Bệnh lý suy giảm miễn dịch

Xuất hiện các kháng thể tự miễn dịch như kháng thể chống tiểu cầu, chống bạch cầu trung tính, kháng thể chống lympho, nhưng lại không phát hiện thấy kháng thể chống nhân và yếu tố dạng thấp.

Truyền máu tự thân và ứng dụng

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Tai biến do truyền máu và cách xử trí

Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.

Nguyên tắc và các bước thực hiện truyền máu lâm sàng

Nguyên tắc chỉ định truyền chế phẩm máu hiện nay trên thế giới, và ở Việt Nam, là chỉ định truyền máu hợp lý, trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng, và xét nghiệm.

Các chế phẩm máu và sử dụng lâm sàng

Truyền máu ở trẻ sơ sinh mất máu cấp nên sử dụng máu toàn phần bảo quản dưới 5 ngày để tránh những nguy cơ rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa do máu bảo quản dài ngày và đảm bảo tốt chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu truyền vào.

Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

Năm 1991 nhiều tác giả đã mô tả bệnh ghép chống chủ do truyền máu. GVHD trong truyền máu cũng như trong ghép tủy, có thể gặp cả GVHD cấp tính và GVHD mạn tính, cũng gặp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạnh.

Bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong máu bảo quản

Trước hêt, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm, pH giảm gây nhiều bất lợi trong đó có một bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại.

Các bệnh truyền nhiễm qua đường truyền máu và an toàn truyền máu

HIV có tỷ lệ biến dị khá lớn, trong quá trình sao chép nếu có sự thay đổi một ví trí nào đó của các nucleotid là có thể tạo ra một virus mới khác với virus nguyên bản. Các virus mới sẽ ẩn náu trong các tế bào của cơ thể và trở thành kháng thuốc.

Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu

Các kháng nguyên nhóm máu, là các sản phẩm protein trên màng hồng cầu, mà quá trình tổng hợp, những protein này được mã hóa.

Bệnh Hemophilia

Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh đó là các yếu tố VIII, IX hay XI .

Tăng đông và huyết khối

Một số tác giả gọi tăng đông là tình trạng tiền huyết khối. Tuy nhiên cần lưu ý răng huyêt khối thường ít khi do một nguyên nhân đơn độc gây nên mà thường là hậu quả của sự kết hợp của một số những rối loạn và yếu tố nguy cơ.

Hội chứng mất sợi huyết (Đông máu rải rác trong lòng mạch)

Phần lớn các tác giả cho rằng đông máu rải rác có thể sinh ra tiêu sợi huyết phản ứng, thứ phát và nhấn mạnh rằng hai cơ chế này có thể song song tồn tại với tỷ lệ khác nhau.

Cơ chế đông máu cầm máu và các xét nghiệm thăm dò

Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát, sẽ phát động quá trình đông máu, chất có trách nhiệm là một lipoprotein gọi là yếu tố tổ chức.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ sơ sinh là do bất đồng kháng nguyên HPA giữa mẹ và con, gây miễn dịch ở mẹ và giảm tiểu cầu ở con. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán sau đẻ.

Nguồn gốc phát triển, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu

Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do một chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu - chất đó có thể là prostaglandin. Tuy nhiên khi có đứt mạch máu thì lập tức tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.

Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu

Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều tạng trong cơ thể bệnh nhân, nhưng thường gặp nhiều hơn là sốt, triệu chứng ở da, triệu chứng cơ - khớp, triệu chứng về huyết học, thận và tim mạch.

Chuyển hóa sắt và thiếu máu thiếu sắt

Ngoại trừ một số ít trường hợp quá tải sắt nặng, sắt tự do không có trong huyết tương do sắt được gắn với transferrin ở máu tĩnh mạch cửa.

Huyết sắc tố bất thường (tổng hợp chuỗi globin bất thường)

Tùy theo sự thay đổi mà có các biểu hiện khác nhau, rất nhiều loại thay đổi được phát hiện, Tên các huyết sắc tố bất thường được đặt theo địa dư phát hiện nhưng có tên thông nhất.

Thalassemia (thiếu hụt chuỗi globin)

Bình thường gen α nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16, mỗi nhiễm sắc thể có hai gen α như vậy một cơ thể bình thường có bốn gen α.

Phân loại thiếu máu tan máu và điều trị

Tổn thương bơm natri vào màng hồng cầu, có gặp ở châu Âu nhưng ít. Men PK giảm độ 50% ở trường hợp dị hợp tử, không biểu hiện lâm sàng. Men PK giảm dưới 50% ở trưòng hợp đồng hợp tử nặng.

Lâm sàng và xét nghiệm thiếu máu tan máu

Thay đổi cấu trúc xương do tủy xương tăng cường hoạt động, thường chỉ gặp ở trẻ em, đang lúc tuổi phát triển. Hố tủy xương giãn rộng, xương sọ có hình bàn chải.

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu nhược sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển được sắt đến nơi tạo hồng cầu.

Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

U lympho ác tính (Malignant lymphomas)

Hạch to là triệu chứng đặc trưng nhất là khi bệnh ở giai đoạn điển hình của u lympho ác tính nói chung, không phân biệt là Hodgkin hay không Hodgkin.

Lơ xê mi kinh dòng lympho - Bệnh tăng sinh Lympho mạn ác tính

Người ta nhận thấy lơ xê mi kinh dòng lympho có nhiều ở châu Au và Mỹ, ít gặp hơn ở châu Á, Ở Mỹ có thể gặp với tỷ lệ cao 2 đến 3 người trên 100.000 dân

Lơ xê mi kinh dòng hạt

Lơ xê mi kinh dòng hạt là một bệnh ác tính hệ tạo máu, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hóa, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt.

Xơ tủy nguyên phát (myelofibrosis)

Nhìn chung ban đầu bệnh có biểu hiện là tăng sinh ở tủy xương với tăng số lượng tế bào, sau đó là giảm sinh tủy với giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi.

Tăng tiểu cầu nguyên phát (primary thrombocytopenia)

Hoàn cảnh phát hiện: bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi được phát hiện tình cờ khi làm xét nghiêm hệ thống hoặc khi vào viện vì các biến chứng tắc mạch hoặc chảy máu.

Đa hồng cầu nguyên phát (polycythaemia vera)

Sinh thiết tủy xương. tủy giàu tế bào, tăng sinh ba dòng tế bào đặc biệt là tăng sinh và loạn sản dòng mẫu tiểu cầu, đôi khi kèm theo xơ hoá tủy.

Lơ xê mi cấp - Ung thư máu cấp tính

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lơ xê mi cấp vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Yếu tố di truyền, thuốc, yếu tố môi trường, virus được đề cập đến như là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome)

Có một số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tham gia vào qúa trình sinh bệnh như tia xạ, hóa chất nhóm benzen, thuôc nhóm alkylan, virus.

Giảm sinh tủy - Suy tủy xương (Aplastic anemia)

Phần lớn bệnh nhân Fanconi không đáp ứng với ATG hay cyclosporin A, nhưng có đáp ứng tốt vối androgen, Bệnh nhân tủ vong ở tuổi 10 đến 20 tuổi khi suy tủy ngày càng nặng.

Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy

Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh Lympho mạn ác tính

Xét nghiệm miễn dịch: CD3, CD4, CD34, CD19, CD20, Xét nghiệm tế bào di truyền: biến đổi nhiễm sắc thể, Xét nghiệm kháng nguyên gây ung thư.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính

Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.

Phân loại và chẩn đoán Lơxêmi cấp

Tuỷ đồ, tế bào tăng sinh bất thường, tế bào blast trên 30 phần trăm trong số tế bào có nhân, Sinh thiết, tuỷ tràn ngập tế bào blast, các dòng khác bị chèn ép tổ chức tuỷ bị lấn át.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy

Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu câu, huyết sắc tố. Hình thái các loại tế bào. Tuỷ Tuỷ đồ: tế bào học. Sinh thiết tuỷ: tổ chức tuỷ.

Phân loại và chẩn đoán suy tủy

Dịch hút tuỷ xương: tuỷ đồ, tương tự như máu ngoại vi, số lượng tế bào tuỷ giảm, Sinh thiết tuỷ nghèo tế bào, tổ chức mỡ lấn át (mỡ hoá tuỷ), xơ hoá, thâm nhiễm lympho.

Phân loại bệnh lý tế bào nguồn sinh máu và bệnh máu

Tuy phân làm hai nhóm, nhưng cả hai liên quan và gắn bó với nhau rất chặt chẽ như bệnh lý của tuỷ xương lại được phản ánh ở máu ngoại vi và số lượng và hình ảnh máu ngoại vi cũng phản ánh bệnh lý của tuỷ xương.

Các xét nghiệm và ý nghĩa thực tiễn đánh giá sinh lý sinh hóa máu

Chuỗi phản ứng men tác động lên chuyển hóa acid arachidonic tạo ra nhiều chất gây tăng thấm mạch, đồng thời tác động lên hệ thống đông máu gây rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu.

Chuyển hóa trong các tế bào máu

Khi thiếu ATP bơm natri không hoạt động do đó Na+ và nước chỉ có vào mà không có ra, làm cho hồng cầu trương to và vỡ.

Các thành phần của máu

Màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu, các kháng nguyên này nằm trên bề mặt hồng cầu, chúng là các liên kết của carbohydrat lipid protein.

Kỹ thuật tế bào và sinh hóa phân tử trong nghiên cứu bệnh máu

Sử dụng các men hạn chế cắt ADN tại các vị trí đặc hiệu, sau đó điện di và so sánh độ dài của đoạn ADN giữa hai vị trí cắt, Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện các thểm đoạn, mất đoạn gen hay phát hiện đột biến điểm tại vị trí men bình thường chọn cắt.

Bất thường vật chất di truyền và bệnh máu

Có thể phân chia bất thường vật chất di truyền theo nguyên nhân bẩm sinh hay măc phải, hoặc phân chia theo mức độ tổn thương: bất thường mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen.

Tổng hợp huyết sắc tố (Hb)

Mỗi loại globin là sản phẩm của một gen, nên cũng có 2 họ gen globin (hình) đó là họ gen a và họ gen không α. Trong các nguyên hồng cầu, tổng hợp globin cũng qua các giai đoạn mã hoá, chín ARN, thông tin và phiên mã.

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Ghép tủy tế bào nguồn

Ghép tuỷ tế bào nguồn, nghĩa là truyền tế bào nguồn vào máu như truyền máu, nhưng không dùng màng lọc máu, truyền chậm và dùng kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm.

Tế bào nguồn sinh máu (hemopoietic stem cetls)

Vai trò của tế bào stroma tại tuỷ, các tế bào máu có mặt các tổ chức và cơ quan khác nhau. Từ đó phản ảnh lại tuỷ xương để kích thích hoặc ức chế sản xuất (Feed-Back).

Kỹ thuật phát hiện HLA và ứng dụng lâm sàng

Sử dụng xác định các antigen thuộc HLA-A, B, c, DR, DQ. Tuy nhiên HLA-DR kém nhậy đối với phản ứng độc tế bào, do vậy nhiều nước đã dùng kỹ thuật PCR để xác định kháng nguyên thuộc hệ HLA-DR.

Phân bố gen và chức năng của HLA trong cơ thể

HLA lớp I và II hợp tác trong quá trình miễn dịch bao gồm cả trả lời miễn dịch và phản ứng kháng nguyên- kháng thể của cả miễn dịch tế bào.

Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)

Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.

Miễn dịch trung gian tế bào (cellular mediated immunity)

Các tế bào của các tổ chức và cơ quan bình thường có trên bề mặt kháng nguyên hệ HLA. Đó là những kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch tế bào.

Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể

Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu. Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:

Bổ thể trong huyết học truyền máu

C8, C9 hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và chết.

Kháng nguyên kháng thể trong huyết học truyền máu

Kháng nguyên không hoàn toàn là kháng nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch.

Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.

Cytokin và điều hòa sinh máu, tế bào gốc

Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gần 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu.

Đặc điểm và chức năng của các cytokin

IL6 được sản xuất từ nhiều tế bào khác nhau: Tế bào T và B đã hoạt hoá, monocyt, tế bào nội mạc, tế bào gan, tế bào B bị nhiễm EBV, tế bào xơ non.

Các cytokin và điều hòa tạo máu

Các cytokin có tác dụng điều hoà hoạt động và phát triển tế bào đích, do đó chúng đang được sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh nhất là bệnh suy giảm miễn dịch.

Điều hòa quá trình sinh máu

Ngược lại với các yếu tố phát triển, các yếu tố ức chế sinh máu có thể can thiệp vào một hoặc nhiều khâu khác nhau, một hay nhiều dòng tế bào, hạn chế quá trình tăng sinh, biệt hoá và hoặc chức năng của tế bào.

Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu

Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophil) và thành bôn nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II.

Quá trình sinh máu bình thường

Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.

Các tiến bộ về huyết học truyền máu

Gây nhiều phản ứng khi truyền máu do có các chất trung gian và hậu quả sau truyền máu do kháng nguyên HLA và HPA.

Lịch sử phát triển truyền máu thế giới

Công trình khoa học có giá trị nhất, lợi ích nhất trong truyền máu là sự phát minh ra các kháng nguyên hệ hồng cầu và nhóm máu của Karl Landsteiner.

Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.