Phân loại thiếu máu tan máu và điều trị

2015-08-05 03:29 PM

Tổn thương bơm natri vào màng hồng cầu, có gặp ở châu Âu nhưng ít. Men PK giảm độ 50% ở trường hợp dị hợp tử, không biểu hiện lâm sàng. Men PK giảm dưới 50% ở trưòng hợp đồng hợp tử nặng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Do nguyên nhân tại hồng cầu

Bất thường về men hống cầu

Thiếu men G6PD (glucose 6 phosphat dehydrogenase)

Bệnh di truyền theo giới tính và nhiễm sắc thể X.

Nam giới mang nhiễm sắc thể X’Y.

Nữ giới mang nhiễm sắc thể X’X

Bệnh dễ mẫn cảm với thuốc như là điều trị sốt rét, thuốc hạ nhiệt giảm đau...

Bình thường men G6PD là: 130 - 180 đơn vị, bệnh nhân không có đơn vị nào, người lành mang bệnh có từ 20-30% trong số 130-180 đơn vị.

Điều trị: trong cơn tan máu, không có điều trị đặc hiệu, không cắt lách, không nên truyền máu nhiều lần và không nên dùng loại thuốc dễ mẫn cảm.

Thiếu men PK (pyruvate kinase) bệnh di truyền lặn (lép)

Tổn thương bơm natri vào màng hồng cầu, có gặp ở châu Âu nhưng ít. Men PK giảm độ 50% ở trường hợp dị hợp tử, không biểu hiện lâm sàng. Men PK giảm dưới 50% ở trưòng hợp đồng hợp tử nặng.

Không có điều trị đặc hiệu.

Bất thường vể huyết sắc tố

Nhắc lại cấu trúc huyết sắc tố ở người

Huyết sắc tố là một protein có màu, được cấu tạo do sự phối hợp của hem và globin. Hem được cấu tạo bởi một khung porphyryl gắn với một nguyên tử sắt hai (Fe++).

Globin do 4 chuỗi polypeptid hợp thành hai đôi giống hệt nhau tạo nên dây alpha, bêta, gamma và delta. Sự tổng hợp các dây này do nhiều gen khác nhau chỉ đạo, có hai loại gen chính:

Gen cấu trúc: chịu trách nhiệm về tính chất và thứ tự các acid amin của dây polypeptid. Khi gen này bị hư hại sẽ có các dây polypeptid bất thường.

Gen kiểm soát: chịu trách nhiệm điều hòa sự tổng hợp các dây polypeptid. Nó có sự điều hòa sản xuâ"t giữa dây alpha và các dây khác. Nếu gen kiểm soát bị hư hại thì tỷ lệ sản xuất giữa các chuỗi sẽ bị thay đổi.

Huyết sắc tố bình thường

Huyết sắc tố A (alpha 2 beta 2): 95-99% trên một tuổi và người lớn.

Huyết sắc tốA2 (alpha 2 delta 2): 1,5 - 3% trên một tuổi và người lớn.

Huyết sắc tố F (alpha 2 gamma 2): 80 - 90% lúc mới sinh, 1-2% sau một tuổi. Huyết sắc tố Bart’s chỉ có ở giai đoạn đầu thai nhi (gamma 4): nếu vẫn tồn tại thì thai nhi sẽ chết.

Khi có bất thường về huyết sắc tố sẽ gặp các bệnh sau đây:

Bệnh rối loạn huyết sắc tố về số lượng do hư hại gen kiểm soát

Gen kiểm soát chịu trách nhiệm điều hòa sự tổng hợp các dây polypeptid. Nếu gen kiểm soát bị hư hại thì tỷ lệ sản xuất giữa các chuỗi sẽ bị thay đổi và dẫn tới các bệnh sau đây:

Bệnh bêta thalassemia: sự tạo thành dây bêta bị hư hại nên sự thành lập dây bêta bị ngăn trở, dây bêta không được tạo ra rất ít, do đó huyết sắc tố F (alpha 2 gama 2) có nhiều, huyết sắc tố A2 (alpha 2, delta2) cũng tăng lên.

+ Bêta thalassemia thể nặng còn gọi là bệnh Cooley.

+ Bêta thalassemia thể nhẹ thì huyết sắc tố F dưới 30%.

Alpha thalassemia: sự tạo dây alpha bị hư hại nên sự thành lập dây alpha bị ngăn trở.

Đồng hợp tử gặp trong giai đoạn bào thai, huyêt sắc tố Bart’s (gamma 4), bệnh nặng, bệnh nhân chết trong bào thai. Dị hợp tử thì dây gamma được tạo ra với khối lượng bằng một phần nửa số lượng bình thường, ở giai đoạn đầu của bào thai, dây bêta chưa được thành lập, dây gamma tăng do đó huyêt sắc tố F và huyêt sắc tố Bart’s. Sau đó thai tiến triển dần, dây bêta được tạo ra, dây gamma giảm và kết quả sẽ có sự thành lập huyết sắc tố H (bêta 4) tức là có hiện tượng tăng chuỗi bêta. Vì bệnh gamma thalassemia thể dị hợp tử có huyêt sắc tố H ở người lớn và huyết sắc tố Bart’s ở trẻ sơ sinh.

Bệnh gamma thalassemia không có huyết sắc tố F, rất nặng, có liên quan tới thai nhi.

Bệnh delta thalassemia không có huyết sắc tố A 2, nhẹ vì huyết sắc tố A2 ít.

Bệnh bêta - delta thalassemia còn gọi là thalassemia F, tăng huyết sắc tố F, bệnh này thường nhẹ.

Điều trị: không có điều trị đặc hiệu, điều trị cơn tan máu, đang nghiên cứu phương pháp phẫu thuật cắt lách.

Bệnh rối loạn huyết sắc tố về chất lượng

Do hư hại gen cấu trúc, gen cấu trúc chịu trách nhiệm về tính chất và thứ tự các acid của dây polypeptid. Khi gen này bị hư hại thì một acid amin bị thay thể bằng một acid amin khác trong dây polypeptid và vì thể cho dây polypeptid bất thường và dẫn đến các bệnh sau đây:

Bệnh huyết sắc tố S: hồng cầu hình liềm:

Đồng hợp tử: thể này cả hai dây bêta đều bất thường.

Dị hợp tử: thể này chỉ có một bêta bất thường do arginin thay thể' histedin ở vị trí 63, còn gọi là bệnh huyết sắc tố Zurich, bệnh này có huyết sắc tố c từ 20-49% và huyết sắc tố A bình thường. Trong thể dị hợp tử kép có huyết sắc tố s tăng cao, huyết sắc tố F tăng ít, huyết sắc tố A còn rất ít.

Điều trị không đặc hiệu:

Vitamin B12 Acid folic Tinh chất gan Truyền máu.

Thuốc chống đông khi có tắc mạch.

Cắt lách khi lách quá to.

Bệnh huyết sắc tố M: Do dây alpha bất thường: tyrosin sẽ thay thế histedin ở vị trí 58 của dây alpha. Bệnh chỉ gặp ở người da trắng. Triệu chứng tím ngay sau khi mối sinh ra.

Bệnh huyết sắc tố M: do dây bêta bất thường còn gọi là bệnh Hydepark Saskloon, Milvvankee chỉ có triệu chứng tím đơn thuần.

Bệnh không có điều trị đặc hiệu.

Bệnh huyết sắc tố E (alpha A/2 bêta E/2): Bệnh gặp ở vùng Đông Nam Á, Thái Lan gặp một tỷ lệ 13%. Thể đồng hợp tử ít gặp.

Bệnh huyết sắc tố Lepore: hai dây alpha của huyết sắc tố Lepore bình thường, còn hai dây còn lại, đầu dây có tính chất dây delta nhưng cuối dây có tính chất dây bêta.

Bất thường do cấu trúc của màng hồng cầu

Bệnh Minkovvski Chauffard

Bệnh có tính chất gia đình.

Di truyền theo tính trội, một nửa số con của bệnh nhân (dù trai hoặc gái) thuộc loại nhiễm sắc thể thường.

Gặp ở trẻ em 5-12 tuổi.

Bản chất chưa rõ, có lẽ cũng do thiếu men nào đó của hồng cầu Xét nghiệm.

Chú ý: Sức bền hồng cầu giảm.

(Bình thường: Bắt đầu tan từ 0,52% và tan hoàn toàn 0,32%).

Hiện tượng này có thể xảy ra cho một quần thể ít tế bào, có thể nhạy cảm hơn sau khi ủ 37°c trong 24 giờ.

Điều trị:

Vitamin B12.

Acid folic.

Corticoid không có tác dụng.

Truyền máu.

Ngoại khoa: cắt lách là tốt.

Bệnh hồng cầu hình gai (cựa)

Do bất thường về bêta lipoprotein.

Bệnh hồng cầu hình thoi

Bệnh di truyền theo tính trội.

Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát về ban đêm

Là một bệnh trong màng hồng cầu, do mắc phải, không rõ cơ chế vì sao mà hồng cầu của bệnh nhân rất dễ vỡ trong môi trường acid. Vì ban đêm pH trong máu thường bị hạ có cơn huyết tán và đái ra huyêt sắc tố.

Điều trị:

Truyền hồng cầu rửa.

Kháng sinh.

Điều trị tắc mạch.

Do nguyên nhân ngoài hồng cầu

Tan máu miễn dịch

Thiếu máu huyết tán sơ sinh

Mặc dù bệnh xảy ra ở thai nhi và sơ sinh nhưng vẫn là một bệnh huyết tán mắc phải. Bệnh này do hồng cầu của thai nhi bị vỡ bởi kháng thể đồng loại của mẹ tràn qua rau mà vào thai nhi (mẹ Rh - con Rh+).

Điều trị:

Thay máu sau khi trẻ mới ra đời 3 giờ đầu thường có kết quả tốt 6 giờ đầu nghi ngờ.

Nếu khi đã biểu hiện triệu chứng nhiễm độc thần kinh thường không có kết quả. Không nên cho bú sữa mẹ.

Thiếu máu tan máu do tự kháng thể

Bệnh nhân tự tạo ra kháng thể để phá huỷ hồng cầu của bản thân mình do:

Có một kháng nguyên lạ và một kháng nguyên là một thành phần quen thuộc của cơ thể (chất hexosamin có trong liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A).

+ Kháng nguyên có trong tổn thương mất tính chất đặc hiệu và thành kháng nguyên lạ.

+ Kháng nguyên có thể do tế bào hoặc tổ chức không tiếp xúc được cơ thể (tế bào miễn dịch) trong thời kỳ phát triển phôi.

Có sự tổn thương suy yếu khả năng kiểm soát các tế bào có năng lực miễn địch: gặp trong một số'bệnh ác tính (Hodgkin, lơxêmi...).

Loại này có thể:

Không tìm được nguyên nhân.

Hoặc thứ phát sau:

Ưng thư hạch Bệnh Hodgkin

Do dùng một số thuốc (sốt rét, động kinh...).

Thiếu máu tan máu do tự kháng thể lạnh

Thường xảy ra sau cúm, nhiễm khuẩn bạch cầu đơn nhân, viêm phổi không điển hình do virus. Hiệu giá kháng thể ngưng kết tố lạnh thường tăng cao (bình thường: 1/32 - 1/60).

Tan máu miễn dịch do thuốc

Tan máu ngoài hồng cầu không do cơ chế miễn dịch

Đái huyết sắc tố kịch phát do lạnh

Chỉ gặp ở người lớn, do giang mai, thường xảy ra ban đêm có thể do pH giảm. Do tế bào sinh máu có một nhóm bất thường, nhóm này rất nhạy với bổ thể. Khi bổ thể bị hoạt hóa, hồng cầu rất dễ vỡ.

Thiếu máu huyết tán mắc phải không do kháng thể tự sinh

Vỡ hồng cầu trong huyết quản:

+ Nhiễm độc thạch tín, rắn cắn, nấm.

+ Nhiễm khuẩn (có thể sau sẩy thai).

+ Ký sinh vật (sốt rét).

+ Bỏng.

Vỡ hồng cầu kèm ban xuất huyết do giảm tiểu cầu:

+ Ung thư biểu mô di căn tủy.

+ Hội chứng Moschcowitz.

Có thể gặp sau một số bệnh:

+ Xơ gan (sau hội chứng Banti)

+ Lách to

Điều trị cơn tan máu:

Trong nhóm máu tan máu do bẩm sinh hoặc do mắc phải đều dùng depersolon hoặc prednison.

Liều lượng dùng từ 1-3mg/kg/ngày.

Điều trị: trong hai tuần. Sau đó kiểm tra lại công thức máu đế điều chỉnh liều lượng thuốic.

Khi có triệu chứng thiếu máu nặng cần truyền hồng cầu rửa một lần 250mg. Một tuần từ 2-3 lần.

Cách phân loại thiếu máu tan máu khác

Theo vị trí tan máu

Tan máu trong lòng mạch.

Chấn thương.

Thiếu men hồng cầu: G6PD.

Tan máu miễn dịch: do kháng thể.

Nhiễm trùng, sốt rét.

Tan máu ngoài lòng mạch

Tự miễn dịch: tăng thực bào.

Bệnh gan.

Không có p lipoprotein.

Rối loạn chuyển hoá hồng cầu:

+ Thiếu pururat kinase

+ Giảm phosphat máu

+ Thiếu pyrimidin.

Tan máu bẩm sinh và mắc phải

Bẩm sinh: có tính chất gia đình thiếu máu không hồi phục.

Mắc phải: thường xuất hiện đột xuất, có qúa trình bệnh lý, có khả năng hồi phục.

Tan máu cấp và mạn

Tan máu cấp xảy ra nhanh chóng thiếu máu nặng mà không có mất máu, chảy máu, thường có cơn tan máu.

Tan máu mạn: tan ít một diễn biến lâu dài.

Thiếu máu tan máu là một bệnh lý rất rộng có liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Huyết học, miễn dịch và di truyền được thể hiện trên lâm sàng rất đa dạng và phong phú. Cần chẩn đoán và tìm nguyên nhân đúng để điều trị tốt cho người bệnh. Phương pháp cắt lách để điều trị cho bệnh nhân bị tan máu tự miễn là một chỉ định cần thiết.

Bài viết cùng chuyên mục

Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu

Một tiền nguyên hồng cầu sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I (erythroblast basophil) và thành bôn nguyên hồng cầu ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học, không thể phân biệt được nguyên hồng cầu ưa base I và nguyên hồng cầu ưa base II.

Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome)

Có một số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tham gia vào qúa trình sinh bệnh như tia xạ, hóa chất nhóm benzen, thuôc nhóm alkylan, virus.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều tạng trong cơ thể bệnh nhân, nhưng thường gặp nhiều hơn là sốt, triệu chứng ở da, triệu chứng cơ - khớp, triệu chứng về huyết học, thận và tim mạch.

Nguồn gốc phát triển, cấu trúc và chức năng của tiểu cầu

Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, có lẽ do một chất có tác dụng ức chế dính của tiểu cầu - chất đó có thể là prostaglandin. Tuy nhiên khi có đứt mạch máu thì lập tức tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương.

Hội chứng mất sợi huyết (Đông máu rải rác trong lòng mạch)

Phần lớn các tác giả cho rằng đông máu rải rác có thể sinh ra tiêu sợi huyết phản ứng, thứ phát và nhấn mạnh rằng hai cơ chế này có thể song song tồn tại với tỷ lệ khác nhau.

Miễn dịch cơ bản trong huyết học truyền máu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch không do phản ứng kháng nguyên- kháng thể như hiện tượng thực bào của bạch cầu, các dịch tiết của mắt, đường tiêu hoá.

Cấu trúc kháng nguyên bạch cầu (hệ HLA)

Các loci lại có nhiều Allel (gen). Cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen, các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng 500 gen thuộc hệ HLA. Số gen đã phát hiện ở các locus.

Cơ chế đông máu cầm máu và các xét nghiệm thăm dò

Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát, sẽ phát động quá trình đông máu, chất có trách nhiệm là một lipoprotein gọi là yếu tố tổ chức.

Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương, và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Đa hồng cầu nguyên phát (polycythaemia vera)

Sinh thiết tủy xương. tủy giàu tế bào, tăng sinh ba dòng tế bào đặc biệt là tăng sinh và loạn sản dòng mẫu tiểu cầu, đôi khi kèm theo xơ hoá tủy.

Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

Tổng hợp huyết sắc tố (Hb)

Mỗi loại globin là sản phẩm của một gen, nên cũng có 2 họ gen globin (hình) đó là họ gen a và họ gen không α. Trong các nguyên hồng cầu, tổng hợp globin cũng qua các giai đoạn mã hoá, chín ARN, thông tin và phiên mã.

Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu

Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu nhược sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển được sắt đến nơi tạo hồng cầu.

Các bệnh truyền nhiễm qua đường truyền máu và an toàn truyền máu

HIV có tỷ lệ biến dị khá lớn, trong quá trình sao chép nếu có sự thay đổi một ví trí nào đó của các nucleotid là có thể tạo ra một virus mới khác với virus nguyên bản. Các virus mới sẽ ẩn náu trong các tế bào của cơ thể và trở thành kháng thuốc.

Phân bố gen và chức năng của HLA trong cơ thể

HLA lớp I và II hợp tác trong quá trình miễn dịch bao gồm cả trả lời miễn dịch và phản ứng kháng nguyên- kháng thể của cả miễn dịch tế bào.

Thiếu máu tan máu miễn dịch

Hiệu giá kháng thể miễn dịch rất thay đổi tăng lên rõ rệt ở môi trường albumin, còn hiệu giá kháng thể tự nhiên tăng lên rõ rệt ở môi trường muối.

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm huyết học truyền máu

Công tác truyền máu được đảm bảo chất lượng có nghĩa là máu và thành phẩm truyền cho bệnh nhân đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị và hạn chế đến mức thấp nhất các kết quả không mong muốn.

Phân loại chẩn đoán bệnh lý tế bào nguồn ngoài tủy

Nội tiết tố, chất kích thích phát triển, muối khoáng, do đó bệnh lý máu ngoại vi có thể chia 2 nhóm như sau, Nhóm bệnh lý tế bào, nhóm bệnh lý huyết tương.

Tăng đông và huyết khối

Một số tác giả gọi tăng đông là tình trạng tiền huyết khối. Tuy nhiên cần lưu ý răng huyêt khối thường ít khi do một nguyên nhân đơn độc gây nên mà thường là hậu quả của sự kết hợp của một số những rối loạn và yếu tố nguy cơ.

Kháng nguyên kháng thể trong huyết học truyền máu

Kháng nguyên không hoàn toàn là kháng nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch.

Phân loại và chẩn đoán Lơxêmi cấp

Tuỷ đồ, tế bào tăng sinh bất thường, tế bào blast trên 30 phần trăm trong số tế bào có nhân, Sinh thiết, tuỷ tràn ngập tế bào blast, các dòng khác bị chèn ép tổ chức tuỷ bị lấn át.

Truyền máu tự thân và ứng dụng

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu

Các kháng nguyên nhóm máu, là các sản phẩm protein trên màng hồng cầu, mà quá trình tổng hợp, những protein này được mã hóa.