Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

2020-02-10 07:10 PM

Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sốc là một tình trạng đe dọa tính mạng của suy tuần hoàn, khiến việc cung cấp oxy không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào và yêu cầu tiêu thụ oxy, tạo ra tình trạng thiếu oxy tế bào và mô. Tác động của sốc ban đầu có thể đảo ngược, nhưng nhanh chóng trở nên không thể đảo ngược, dẫn đến suy đa cơ quan (MOF) và tử vong. Khi một bệnh nhân bị sốc không phân biệt, điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng ngay lập tức bắt đầu trị liệu trong khi nhanh chóng xác định nguyên nhân để có thể điều trị dứt điểm để sốc ngược và ngăn ngừa MOF và tử vong.

Sốc được định nghĩa là tình trạng thiếu oxy tế bào và mô do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ hoặc kết hợp các quá trình này. Điều này thường xảy ra khi có suy tuần hoàn biểu hiện dưới dạng hạ huyết áp (nghĩa là giảm tưới máu mô); tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng một bệnh nhân bị sốc có thể biểu hiện tăng huyết áp, bình thường hoặc hạ huyết áp. Sốc ban đầu có thể đảo ngược, nhưng phải được nhận ra và điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tiến triển thành rối loạn chức năng cơ quan không hồi phục. "Sốc không phân biệt" đề cập đến tình huống sốc được nhận ra nhưng nguyên nhân không rõ ràng.

Sốc giảm thể tích là tình trạng sốc do giảm đột ngột thể tích tuần hoàn gây ra:

+ Giảm tưới máu tổ chức (thiếu oxy tế bào).

+ Rối loạn chuyển hóa tế bào.

Tình trạng thiếu oxy tế bào kéo dài dẫn đến tổn thương tế bào các tạng, nếu muộn gây sốc trơ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân thường do chảy máu nghiệm trọng, dễ nhận biết. Đôi khi sốc giảm thể tích do mất huyết tương hoặc do mất nước lớn, có nguồn gốc từ tiêu hóa, thận hoặc da.

Bệnh nặng thêm nếu có bệnh lí kết hợp: đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận...

Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Chẩn đoán xác định sốc giảm thể tích tuần hoàn

Mạch nhỏ khó bắt, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu < 90mmHg)

Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức.

Da niêm mạc lạnh, nhợt nhạt.

Thở nhanh, tím môi và đầu chi.

Đái ít, vô niệu.

Các triệu chứng mất máu nếu sốc mất máu.

Xét nghiệm: thường chậm.

+ Máu cô (hematocrit tăng, protid máu tăng) nếu sốc giảm thể tích đơn thuần.

+ Giảm hồng cầu, hematocrit nếu sốc mất máu.

+ Rối loạn nước điện giải.

+ Rối loạn thăng bằng toan kiềm: toan chuyển hóa trong trường hợp tiêu chảy hoặc sốc kéo dài, kiềm chuyền hoá trong trường hợp nôn nhiều.

Chẩn đoán phân biệt sốc giảm thể tích tuần hoàn

Sốc do tim: áp lực tĩnh mạch trung tâm thường tăng, cung lượng tim giảm.

+ Sốc nhiễm khuẩn: có sốt, có ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng...

+ Sốc phản vệ cũng có phần giảm thể tích tuần hoàn. Chẩn đoán khó nếu sốc muộn.

Chẩn đoán mức độ trong sốc mất máu

Bảng. Mức độ sóc mất máu

Mức độ sóc mất máu

Chẩn đoán nguyên nhân

Sốc mất máu

Chấn thương (chảy máu ngoài, chảy máu trong): vỡ gan, lách, thận, vỡ xương chậu, chảy máu màng phổi, vết thương mạch máu...

Không do chấn thương: chảy máu đường tiêu hoá trên, chảy máu đường tiêu hoá dưới, có thai ngoài tử cung vỡ, vỡ động mạch chủ bụng, khối u gan vỡ...

Một số trường hợp đặc biệt, cần phải có các biện pháp chẩn đoán kết hợp như:

+ Chọc rửa ổ bụng: xác định lượng máu mất trong ổ phúc mạc.

+ Siêu âm bụng: để khám phá các ổ máu tụ sau phúc mạc.

+ Đặt ống thông dạ dày, ống thông hậu môn, theo dõi lượng phân đen, theo dõi chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng, trực tràng.

Sốc giảm thể tích đơn thuần, không kèm theo mất máu

Nguyên nhân tiêu hóa: nôn, tiêu chảy không được bù dịch, tắc ruột...

Nguyên nhân nội tiết: đái tháo nhạt, đa niệu thẩm thấu.

Nguyên nhân say nắng, say nóng, bỏng rộng, hội chứng Lyell -> sốc do mất một lượng huyết tương lớn.

Mất dịch vào khoang thứ ba: viêm tụy cấp, viêm phúc mạc, tắc ruột.

Điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn

Xử trí nhằm 2 mục đích: hồi sức và điều trị nguyên nhân

Bốn bước cơ bản trong xử trí bao gồm:

Đánh giá ngay các chức năng sống cơ bản.

Xác định nhanh chóng nguyên nhân.

Làm các xét nghiệm cơ bản, xác định ngay nhóm máu nếu sốc mất máu.

Truyền dịch thay thế ngay lập tức.

Hồi sức

Các động tác cấp cứu cơ bản

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, tuy nhiên chú ý phòng nguy cơ sặc vào phổi.

Thở O2 mũi 2 - 6l/phút.

Đặt nội khí quản nếu có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc có suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức.

Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) nếu có suy tim.

Giữ ấm cho bệnh nhân.

Đặt ống thông bàng quang theo dõi lượng nước tiểu.

Lấy máu làm xét nghiệm cơ bản, làm điện tim.

Hồi phục thể tích và chống sốc

Ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu là bù lại lượng dịch mất và tái hồi lại tình trạng huyết động.

Truyền dịch: natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat, truyền nhanh để đạt được 500ml trong 15 phút.

Khi huyết áp tâm thu lên đến 70 - 80mmHg giảm tốc độ truyền, ở đa số bệnh nhân truyền 1-2 lít dịch muối đẳng trương sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất.

Truyền dung dịch keo khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà bệnh nhân vẫn còn sốc.

Số lượng và tốc độ truyền phụ thuộc mức độ sốc, tình trạng tim mạch của bệnh nhân

Mục đích: bệnh nhân thoát sốc (da ấm, huyết áp tâm thu > 90, nước tiểu >50ml/giờ, hết kích thích).

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nghe phổi, CVP, điện tâm đồ (nếu có) đặc biệt bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Truyền máu: đối với sốc mất máu, truyền máu ngay. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhóm máu hiếm truyền ngay máu nhóm o trong khi chờ máu cùng nhóm.

Điều trị nguyên nhân

Giải quyết ổ chảy máu: là cơ bản, như cầm máu vết thương, tiêm xơ cầm máu trong giãn tĩnh mạch thực quản, cắt dạ dày, đặt ống thông Blakemore truyền terlipressine vasopressine, cắt lách, cắt bỏ tử cung...

Phòng bệnh sốc giảm thể tích tuần hoàn

Phòng không để sốc xảy ra dễ hơn điều trị sốc.

Giải quyết nhanh chóng các nguyên nhân dễ dẫn đến sốc mất máu: chảy máu do chấn thương...

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại muối phosphua kẽm và phosphua nhôm

Phosphua kẽm, phosphua nhôm là các muối có gắn gốc phosphua, gặp nước, và acid clohidric của dạ dày, sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra khí phosphin

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Bệnh thương hàn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh, đặc biệt một số chùng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.