- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ở trẻ em (có thể cả ở nhũ nhi) có thể viêm bàng quang cấp chảy máu, viêm bàng quang dị ứng.
Nguyên nhân chủ yếu là do virut (Adenovirus typ III), biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch (Cyclophosphami e,…), ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, E.coli, Klebshiella,Enterobarter, Pseudomonas, Proteus, các loại vi khuẩn trực tiếp gây bệnh tại bàng quang.
Lâm sàng
Có sốt nhẹ < 380C , đái rắt, đái đau, đái rặn, nhiều khi đứa trẻ la khóc khi đái, tỏ ra sợ hãi hốt hoảng lo sợ, bàn tay khai do trẻ nắm hoặc kéo dương vật, bệnh nhi kêu đau vùng hạ vị.
Xét nghiệm
Nước tiểu đỏ như máu, đa phần có lẫn cục máu đông (bằng hạt đậu xanh, hạt ngô hoặc như hạt vừng), hoặc dây máu đông như sợi tóc, que tăm.
Một số trường hợp trẻ đái máu màu hồng hoặc đỏ nhạt , nhưng cuối bãi rỉ ra vài giọt máu đỏ tươi.
Xét nghiệm: Nước tiểu dầy đặc hồng cầu.
Protein niệu: 100% (+) mức độ nhẹ.
Bạch cầu niệu: Thường > +++ ® rất nhiều.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm: Thành BQ dày, có hình ảnh đậm âm, to nhỏ không đều gần cổ BQ.
Chụp BQ có thuốc cản quang: Thấy niêm mạc BQ dày, sần sùi, hoặc đám to nhỏ không đều khác nhau kém ngấm thuốc, thậm chí thấy khuyết ở trên thành BQ.
Chú ý hình ảnh siêu âm và chụp BQ ngược dòng: Dễ nhầm với sỏi và u BQ.
Nuôi cấy nước tiểu, chụp bụng không chuẩn bị,… không có ý nghĩa gì.
Điều trị
Kháng sinh để chống bội nhiễm do chảy máu và viêm chợt niêm mạc bàng quang: Tuỳ mức độ nặng nhẹ, có thể đổi thuốc sau 3 ngày điều trị nếu không thấy có hiệu quả rõ.
Nhẹ: Bactrim 40 mg/kg/24h hoặc clorocid 75-100 mg/kg/24h trong 7-10 ngày.
Nặng: Gentamicine 4-5 mg/kg/24h + Ampicilline 100 mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch chậm chia 2 lần trong 7-10 ngày. (Có thể dùng các chế phẩm khác của β lactam và aminosid).
Vitamin C 0,1 x 4-6 viên/ ngày.
Thuốc kháng histamin:
Claritine 10 mg x 1/2 - 1 viên/ng.
Siro phenergan 1‰ x 10-15 ml (sáng-chiều, tuz tuổi) + Uống nhiều nước đun sôi để nguội.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt.
Trường hợp cần thiết: Dùng giảm đau = Nospa hoặc gardenan 1-2 mg/kg, sáng-chiều.
Chú ý không dùng thuốc lợi tiểu.
Hướng dẫn khi xuất viện:
Vệ sinh thân thể, tiêm chủng đầy đủ theo lịch, không để mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt các bệnh lý do siêu vi trùng.
Hẹn kiểm tra khám lại sau 1 tháng x 1-2 lần phòng và phát hiện biến chứng: Viêm BQ xơ.
Phòng bệnh tái phát và khi tái phát và khi tái phát được điều trị sớm.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm màng não mủ ở trẻ em
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu.
Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn
Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.
Tham vấn cho bà mẹ về các vấn đề bú mẹ
Nếu trẻ không được bú mẹ, tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hổi sự tiết sữa. Nếu bà mẹ muốn, nhân viên tham vấn sữa mẹ có thể giúp bà tháo gỡ khó khăn và bắt đầu cho bú mẹ trở lại.
U tủy thượng thận gây nam hóa
U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.
Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu
Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.
Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.
Sốt cao gây co giật ở trẻ em
Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em là một tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mà nguyên nhân phần lớn là vô căn 90% dù khái niệm thận hư đã được Müller Frie rich Von nói đến.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.
Viêm màng não do lao ở trẻ em
Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.
Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em
Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.
Viêm khớp mủ ở trẻ em
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.
Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ
Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Loạn sản phổi ở trẻ em
Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em
Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.
Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em
Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 - 30 lần/ngày.
Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em
Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.
Suy dinh dưỡng trẻ em
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
Bệnh học bạch hầu
Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.