- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan). Trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ em có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và bệnh lý mang tính đặc trưng cho từng lứa tuổi. Dựa vào đặc điểm này, có thể chia ra thành 6 thờ i kỳ tuổi trẻ. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng thời kỳ.
Thời kỳ phát triển trong tử cung
Giới hạn
Thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trẻ ra đời (cắt rốn), trung bình là 270 - 280 ngày. Thời kỳ này được chia ra 2 giai đoạn:
Giai đoạn phôi thai: 3 tháng đầu.
Giai đoạn rau thai: 6 tháng cuối.
Đặc điểm sinh lý
3 tháng đầu là thời kỳ hình thành các phủ tạng và tạo dáng thai nhi.
6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi. Đây là thời kỳ t hai nhi lớn rất nhanh về khối lượng và hoàn thiên dần về chức năng các cơ quan.
Sự hình thành và phát triển thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ (thể chất, tinh thần, xã hội và bệnh tật) của người mẹ.
Đặc điểm bệnh lý
Trứng được thụ tinh phát triển liên tục trong suốt 38 tuần cho đến khi được đẻ ra. bệnh lý của thời kỳ này liên quan đến tình trạng sức khoẻ của người mẹ, cấu tạo gen của phôi, sự tác động (công kích) của một số tác nhân và thời điểm bị tác động:
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus như cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus hoặc sử dụng một số thuốc chống ung thư, hay một số thuốc khác như Tetracyclin, Gacdenal... có thể sẽ gây rối loạn quá trình hình thành thai nhi, dẫn đến quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, tịt hậu môn vv...
6 tháng cuối của thời kỳ mang thai là giai đoạn phát triển thai nhi bằng cách tăng sinh về số lượng và kích thước tế bào. Sự tác động quá mức đến thai nhi thông qua người mẹ như mẹ ăn uống kém, lao động nặng, bị ngã hoặc bị các bệnh mạn tính có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ yếu vv...
Chăm sóc và quản lý thai nghén
Để tạo điều kiên cho thai nhi phát triển tốt, cần hướng dẫn cho bà mẹ thực hiên tốt những điểm sau:
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến chất đạm.
Tạo mọi điều kiện để người mẹ được thoải mái về tinh thần, tránh lao động nặng, tránh té ngã, không đi lại nhiều trên đường gổ ghề, nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
Tránh tiếp xúc với các chất độc như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuỷ ngân; tránh dùng các loại thuốc như Tetracyclin, thuốc phiện, thuốc lá, thuốc chống ung thư hoặc thuốc an thần như Gacdenal vv...
Phòng tránh các bệnh lây do virus như cúm, cân cúm, rubeole, adenovirus, sốt phát ban và các bệnh do ký sinh trùng như giun móc, toxoplasmosis hay các bệnh hoa liễu như lâu, giang mai...nhất là trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
Không nên có thai khi người mẹ bị bệnh mãn tính như bệnh van tim, suy tim, suy gan, suy thân, suy tuỷ, xơ phổi, tâm thần...
Đi khám thai định kỳ, đều đặn để có những lời khuyên kịp thời, xác đáng và hữu ích.
Hướng dẫn bà mẹ có thai đi tiêm phòng u ốn ván.
Chăm sóc bà mẹ khi có thai và đỡ đẻ an toàn.
Thời kỳ sơ sinh
Giới hạn
Tính từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ.
Đặc điểm sinh lý
Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn rau thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thân bắt đầu đảm nhiệm việc điều hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước đây đều do rau thai đảm nhiệm.
Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên trẻ ngủ suốt ngày.
Một số hiện tượng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trương lực cơ sinh lý, rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định.
Đặc điểm bệnh lý
Do cơ thể của trẻ rất non yếu cho nên trẻ dễ bị bệnh và bệnh thường diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vong. Qua thống kê cho thấy lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Đứng đầu về bệnh tât trong lứa tuổi sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng như viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác.
Đứng thứ hai là các bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi: quái thai, đẻ non, các dị tât bẩm sinh như sứt môi, hở vòm miệng, tịt hâu môn, lộ bàng quang, tim bẩm sinh vv...
Sau cùng là các bệnh liên quan đến quá trình sinh đẻ: ngạt, bướu huyết thanh, gãy xương, chảy máu não - màng não vv...
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Nếu có thể, cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt (xem bài “Nuôi con bằng sữa mẹ”).
Giữ vê sinh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ.
Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng.
Hướng dẫn cho bà mẹ về cách cho con bú.
Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vicasol (Vitamin K) liều dự phòng xuất huyết não - màng não.
Hướng dẫn để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng kỳ hạn.
Hướng dẫn cho bà mẹ biết theo dõi các hiên tượng sinh lý của trẻ và biết khi nào phải đưa trẻ đi khám.
Thời kỳ bú mẹ
Giới hạn
Tính từ khi trẻ được 4 tuần lễ cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Đặc điểm sinh lý
Ở thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh: Chỉ sau 12 tháng, trọng lượng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rưỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời.
Để đảm bảo cho trẻ lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong lứa tuổi này rất cao: 120 - 130 kcal/kg/ngày.
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiên, do vây để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cao thì thức ăn tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là sữa mẹ. Sau 5 tháng tuổi nên bắt đầu cho trẻ ăn sam.
Hoạt động của hê thần kinh cao cấp được hình thành, trẻ phát triển nhanh về tâm thần và vân động: Lúc ra đời trẻ chỉ biết khóc và có một số phản xạ bẩm sinh; khi 1 tuổi, trẻ đã biết đứng, biết cầm đổ vât, tâp nói và hiểu được nhiều điều.
Đặc điểm bệnh lý
Do nhu cầu dinh dưỡng cao, trẻ lớn rất nhanh nhưng chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiên, cho nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, suy dinh dưỡng và còi xương.
Trẻ dưới 6 tháng ít bị bệnh lây như sởi do có k háng thể từ mẹ truyền sang. Đây là miễn dịch thụ động.
Trẻ trên 6 tháng hay bị các bệnh lây như sởi, ho gà, thuỷ đâu, do hê thống đáp ứng miễn dịch còn yếu, miễn dịch thụ động lại giảm dần.
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Cần giáo dục để bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu.
Sau 5 tháng tuổi cho trẻ ăn sam. Cần hướng dẫn cho bà mẹ biết cách cho trẻ ăn sam:
Ăn từ ít đến nhiều, thay thế dần dần những bữa bú mẹ bằng các bữa ăn sam.
Ăn từ loãng đến đặc dần.
Tâp cho trẻ quen dần với từng món ăn một.
Thức ăn sam phải dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi và phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, muối khoáng và vitamin (xem phần ô vuông thức ăn).
Phải đảm bảo vê sinh trong ăn uống.
Giáo dục bà mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng 7 bệnh truyền nhiễm theo đúng lịch.
Thời kỳ răng sữa
Giới hạn
Thời kỳ này được tính từ khi trẻ 1 tuổi cho đến 6 tuổi và chia ra 2 giai đoạn:
Tuổi vườn trẻ: trẻ từ 1 - 3 tuổi.
Tuổi mẫu giáo: trẻ từ 4 - 6 tuổi.
Đặc điểm sinh lý
Ở thời kỳ này, trẻ lớn châm hơn so với thời kỳ bú mẹ. Chức năng các bộ phân được hoàn thiên dần.
Chức năng vân động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc 1 tuổi trẻ mới tâp đi, 2 tuổi trẻ đi lại rất lẹ, 3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để tự phục vụ mình (ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tâp vẽ, tâp viết.
Hê thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1-2 tuổi trẻ mới tâp nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.
Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vây những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ.
Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Khi trẻ được 24 - 30 tháng thì trẻ đã có đủ 20 răng sữa.
Đặc điểm bệnh lý
Do tiếp xúc rộng rãi với môi trường xung quanh, cho nên trẻ dễ mắc các bệnh lây như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bại liêt, lao, bệnh giun.
Trẻ 1 - 3 tuổi hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy.
Trẻ 3 - 6 tuổi, do hê thống đáp ứng miễn dịch đã phát triển, cho nên dễ bị các bệnh dị ứng hay nhiễm trùng - dị ứng như: mẩn ngứa, hen, viêm cầu thân cấp, thân nhiễm mỡ.
Chăm sóc và giáo dục
Chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ sau này:
Giáo dục cho trẻ có ý thức vê sinh như rửa tay trước khi ăn, không ăn những gì đã rơi xuống đất, rửa tay sau khi đại tiểu tiên, không chơi ở nơi bẩn bụi, thường xuyên phải tắm rửa, giữ gìn áo quần sạch sẽ...
Tạo điều kiên để trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời.
Hướng dẫn cách ăn mặc, đi giày dép đúng theo mùa.
Sớm cách ly các cháu bị bệnh.
Hướng dẫn bà mẹ, người trông giữ trẻ về cách phòng tránh tai nạn tại nhà: rơi ngã, bỏng nước sôi, điên giât, chết đuối...
Thời kỳ thiếu niên
Giới hạn
Tính từ khi trẻ được 6 tuổi cho đến 15 tuổi và được chia ra 2 giai đoạn:
Tuổi học sinh nhỏ: 6 - 12 tuổi.
Tuổi học sinh lớn hay tuổi tiền dây thì :12 - 15 tuổi.
Đặc điểm sinh lý
Cấu tạo và chức năng các bộ phân đã hoàn chỉnh.
Trí tuê của trẻ phát triển rất nhanh: Trẻ có khả năng tiếp thu học đường, tư duy, sáng tạo và ứng xử khéo léo.
Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rêt.
Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.
Hê thống cơ phát triển mạnh.
Trẻ 6 - 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao.
Trẻ 8 - 12 tuổi phát triển rất châm về chiều cao.
Trẻ 13 - 18 tuổi chiều cao lại bắt đầu lớn rất nhanh.
Đặc điểm bệnh lý
Bênh lý ở lứa tuổi này gần giống người lớn.
Trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng - dị ứng như thấp tim, hen, viêm họng, viêm amydal.
Trẻ có thể bị các bệnh do sai lầm về tư thế khi ngồi học như gù, vẹo cột sống, cân thị.
Giáo dục phòng bệnh
Giáo dục cho trẻ làm tốt vê sinh răng miệng, tránh nhiễm lạn h.
Phát hiện sớm bệnh viêm họng, thấp tim để điều trị kịp thời.
Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, bàn ghế trong nhà trường phải có kích cỡ phù hợp với từng lứa tuổi.
Phát hiện những trẻ bị cân thị, điếc để đeo kính hoặc đeo máy nghe giúp cho trẻ học tâp tốt.
Thời kỳ dậy thì
Giới hạn
Giới hạn của thời kỳ dây thì không cố định mà phụ thuộc vào giới và môi trường xã hội:
Trẻ gái, tuổi dây thì đến sớm hơn, thường bắt đầu từ 13 - 14 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi.
Trẻ trai, tuổi dây thì đến muộn hơn, thường bắt đầu từ 15 - 16 tuổi, kết thúc lúc 19 - 20 tuổi.
Đặc điểm sinh lý
Trẻ lớn rất nhanh.
Biến đổi nhiều về tâm sinh lý.
Hoạt động của các tuyến nội tiết, nhất là tuyến sinh dục chiếm ưu thế.
Chức năng của cơ quan sinh dục đã trưởn g thành.
Đặc điểm bệnh lý
Trẻ em ở lứa tuổi này rất ít bị các bệnh nhiễm khuẩn.
Lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong thấp nhất.
Trẻ dễ bị các rối loạn về tâm thần và tim mạch.
Thường phát hiện thấy những dị tât ở cơ quan sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng của các bệnh ở lứa tuổi này cũng giống như ở người lớn.
Giáo dục sức khoẻ
Cần giáo dục để trẻ biết yêu thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần cho cơ thể phát triển tốt, cân đối.
Giáo dục giới tính, quan hệ nam nữ lành mạnh.
Đề phòng các bệnh do quan hệ tình dục, do nghiện hút gây nên.
Bài viết cùng chuyên mục
Co giật ở trẻ em
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.
Cứng duỗi khớp gối sau tiêm kháng sinh cơ tứ đầu đùi
Cứng duỗi khớp gối là tình trạng bệnh lý với hình thái khớp gối hạn chế gấp với khớp gối ở vị trí trung gian do xơ hoá cơ tứ đâu đùi sau tiêm kháng sinh trong cơ ở trẻ em.
Rối loạn lo âu ở trẻ em
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
Bệnh học HIV AIDS ở trẻ em
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh do HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi ở nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em
Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.
Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.
Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)
Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.
Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em
Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ
Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.
Bệnh học dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở trẻ
Không điều trị trực tiếp vào thoát vị mà điều trị lên hồi lưu thực quản dạ dày. Để trẻ ở tư thế nữa nằm nữa ngồi, ăn thức ăn đặc, có thể có kết quả/
Viêm khớp mủ ở trẻ em
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.
Rối loạn phân ly ở trẻ em
Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.
Viêm ruột hoại tử sơ sinh
Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.
Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em
Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như U lympho Hodgkin, Lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch.
Sự phát triển về thể chất của trẻ em
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể.
Cách dùng thuốc cho trẻ em
Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.
Sốt cao gây co giật ở trẻ em
Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Bệnh học nôn trớ ở trẻ em
Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Bệnh học táo bón ở trẻ em
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.