Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

2012-10-25 11:26 PM

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là bệnh viêm tổ chức kẽ của thận do nguyên nhân nhiễm khuẩn còn gọi là viêm thận bể thận. Bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Nhiễm trùng tiết niệu cấp tính

Chẩn đoán xác định

Hội chứng nhiễm trùng:

Bệnh xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run; có khi sốt cao giao động. Môi khô lưỡi bẩn, cơ thể suy sụp nhanh. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao chủ yếu tăng bạch cầu đa nhân trung tính, có khi nhiễm trùng huyết.

Đau hố sườn lưng:

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Hội chứng bàng quang:

Đái buốt ,đái dắt, đái đục, có khi đái ra máu.

Hội chứng nước tiểu:

Protein niệu ít thường dưới 1gam/24giờ.

Có khi đái đục ,đái mủ, đái máu đại thể hoặc vi thể.

Bạch cầu nhiều có khi có bạch cầu thoái hoá, tế bào mủ.

Nuôi cấy vi khuẩn dương tính thường là loại vi khuẩn Gram âm; 60% là do E. Coly.

Thể dịch:

Chủ yếu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Nếu có suy thận thì thể dịch có biến loạn sinh hoá rất nặng.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn: Thường là Gram âm gây nhiễm khuẩn ngược dòng. Nếu do E. Coli phải nhiễm >1000000vk/ml mới có giá trị chẩn đoán. Xác định nguyên nhân phải lấy nước tiểu để soi, nuôi cấy. Phải lấy nước tiểu đúng qui cách, vô khuẩn.

Điều kiện thuận lợi

Tất cả các nguyên nhân gây cản trở lưu thông nước tiểu dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu : Như sỏi tiết niệu, U xơ tuyến tiền liệt, dị dạng sinh dục tiết niệu, các khối u chèn ép bàng quang, niệu quản....Các thủ thuật như can thiệp sản khoa, thông đái, vệ sinh sinh dục kém ,môi trường lao động không hợp vệ sinh.

Điều trị

Dùng kháng sinh tác dụng với vi khuẩn Gram âm trong 10-15 ngày theo kháng sinh đồ. Nên cho 2 đợt cách nhau một tuần. Chú ý loại kháng sinh gây độc với thận khi có suy thận.

Giải quyết triệt để các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Uống nhiều nước, có thể dùng lợi tiểu nhẹ như cây cỏ, Actiso.

Phòng bệnh :Vệ sinh sinh dục tiết niệu tốt. Nếu phải làm thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn.

Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính

Chiếm 30%bệnh thận tiết niệu.

Chẩn đoán xác định

Có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều lần.

Lâm sàng:

Hội chứng bàng quang mạn tính.

Có yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Đau ngang lưng.

Thiếu máu nhẹ ,có khi thiếu máu nặng, suy thận.

Huyết áp cao.

Xét nghiệm:

Protein niệu dưới 1gam/24giờ.

Bạch cầu niệucao: 5000/phút hoặc 5BC/1ml, có khi có tế bào mủ.

Nuôi cấy vi khuẩn niệu dương tính thường là loại vi khuẩn Gram âm.

Khả năng cô đặc nước tiểu giảm làm cho tỉ trọng nước tiểu thấp ; mức lọc cầu thận có thể bình thường, đó là tình trạng phân ly chức năng cầu thận và ống thận ; đây là dấu hiệu để chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính, dần dần dẫn đến suy thận .

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi:

Giống như nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm thận kẽ do uống quá nhiều thuốc giảm đau nhất là Phenaxetin gây thiếu máu tan mái.

Viêm thận kẽ do tăng Axit Uric máu.

Viêm thận kẽ do tăng Canxi máu.

Teo một thận bẩm sinh do thiểu sản.

Điều trị

Điều trị triệt để các đợt cấp bằng kháng sinh thích hợp.

Loại bỏ yếu tố thuận lợi .

Khi có suy thận phải điều trị tích cực suy thận.

Nếu có tăng huyết áp, thiếu máu phải điều trị triệt để vì đó là yếu tố tăng nặng dẫn đến suy thận nhanh.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Hướng dẫn tiếp nhận và sơ cứu khi cấp cứu

Một bệnh nhân được coi là ở trong tình trạng cấp cứu khi người đó bị rối loạn nghiêm trọng một hay nhiều chức năng sống, đe doạ gây tử vong. Do đó nhiệm vụ của người thầy thuốc cấp cứu tại tuyến cơ sở theo thứ tự ưu tiên.

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Bù nước cho trẻ em tiêu chảy và tiếp tục cho ăn

Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm.

Viêm khớp mủ ở trẻ em

Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.

Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút.

Đặc điểm da cơ xương trẻ em

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.

Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.

Đánh giá và xử trí hen phế quản theo IMCI ở trẻ em

Nếu trẻ có tím trung tâm hoặc không uống được: Cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Bệnh học đau bụng ở trẻ em

Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Co giật sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

Thoát vị màng não tủy ở trẻ em

Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.

Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO ở trẻ em

Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở trẻ có nhóm máu A hay B với bà mẹ có nhóm máu O. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Các thời kỳ phát triển của trẻ em

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).