- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Đặc điểm da cơ xương trẻ em
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc điểm da trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Sau đẻ, trên da trẻ em có một lớp chất gây màu trắng xám. Lớp chất gây này có tác dụng bảo vê da, nuôi dưỡng da, giữ nhiệt cho cơ thể và có chức năng miễn dịch. Do đó, chỉ nên lau sạch chất gây sau 48 giờ để tránh hăm đỏ tại các nếp gấp.
Da trẻ em mỏng, mềm mại, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn như nhung; các sợi cơ và sợi đàn hổi phát triển kém; tuyến mổ hôi trong 3 - 4 tháng đầu tuy đã phát triển nhưng chưa hoạt động.
Lớp mỡ dưới da được hình thành từ thấng thứ 7 - 8 trong thời kỳ bào thai, vì vậy, trẻ đẻ non sẽ cố lớp mỡ dưới da mỏng. Bề dày lớp mỡ dưới da bụng của trẻ từ 3 - 6 thấng là 6 - 7 mm; trẻ 1 tuổi là 10 - 12 mm; trẻ 7 - 10 tuổi là 7 mm; trẻ 11 - 15 tuổi là 8mm.
Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ em cố tương đối nhiều acid béo no (acid panmatic, acid stearic) và ít acid béo không no (acid oleic) so với người lớn. Do vậy, khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì.
Diên tích da của trẻ càng nhỏ thì càng tương đối rộng hơn so với người lớn.
Tóc trẻ em mềm mại vì chưa có lõi tóc; có thể râm, thưa và màu có thể đen hoặc hơi vàng.
Đặc điểm sinh lý
Chức năng bảo vệ: Da của trẻ càng nhỏ thì càng mỏng, do đố càng dễ bị tổn thương, bị xây xất và bị nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm trùng, tổn thương thường lan toả và lan toả nhanh.
Chức năng bài tiết: Trẻ nhỏ tuy không tiết mổ hôi, nhưng dễ bị mất nước qua da do da có nhiều nước và diên tích da rộng.
Chức năng điều nhiệt: Trẻ nhỏ tuyến mổ hôi chưa hoạt động, da mỏn g, diên tích da rộng do vây ít tham gia vào cơ chế điều hoà nhiêt. Trẻ dễ bị mất nhiêt khi gặp lạnh và dễ bị nóng lên khi ở trong môi trường quá nóng.
Chức năng chuyển hoá: Da tham gia vào chức năng chuyển hoá nước và tạo vitamin D. Dưới tác dụng của ti a cực tím có trong ánh nắng mặt trời, chất tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Đây là nguổn cung cấp chính cho trẻ em về vitamin D.
Đặc điểm cơ trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Trẻ mới đẻ, hệ cơ chỉ chiếm 23% trọng lượng cơ thể. Hệ cơ của trẻ phát triển dần và đạt 42% trọng lượng cơ thể vào tuổi trưởng thành.
Sợi cơ của trẻ mảnh, ngắn, có nhiều nhân, nhiều nước; có ít chất đạm và mỡ. Do vây, khi mắc bệnh tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh.
Đặc điểm sinh lý
Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.
Cơ của trẻ phát triển không đổng đều: Các cơ lớn như cơ mông, cơ đùi, cơ cánh tay, cơ vai phát triển trước; các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay phát triển muộn hơn. Do vây, không nên bắt trẻ tự xúc cơm ăn và tâp viết quá sớm (vì các cơ nhỏ phát triển muộn) và không nên bắt trẻ lao động quá sức. Mặt khác, cần hướng dẫn cho trẻ luyện tâp thể dục thể thao để cơ phát triển tốt.
Đặc điểm xương trẻ em
Đặc điểm cấu tạo
Xương của trẻ mới đẻ phát triển kém, hầu hết là sụn. Xương trẻ em không ngừng phát triển trong suốt thời kỳ tuổi trẻ và chỉ kết thúc vào tu ổi 25.
Điểm cốt hoá là nơi bắt đầu hình thành tổ chức xương. Điểm cốt hoá thường bắt đầu xuất hiện ở giữa các xương ngắn hoặc ở đầu các xương dài và không đổng thời cùng lúc ở các xương khác nhau. Do vây, dựa vào sự xuất hiện điểm cốt hoá của các xương bàn tay, cổ tay... có thể xác định được tuổi của trẻ (bảng 4).
Đặc điểm một số xương
Xương sọ:
Xương sọ của trẻ em tương đối to hơn so với người lớn. Xương sọ phát triển nhanh trong những năm đầu, nhất là khi còn thóp.
Trên xương sọ của trẻ có 2 thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp sau nhỏ, hình tam giác, thường đã kín khi trẻ ra đời; chỉ có khoảng 25% số trẻ đẻ ra là còn thóp sau và nó sẽ kín trong quí đầu sau đẻ. Thóp trước rộng, hình thoi, thường kín khi trẻ được 12-18 tháng tuổi. Nếu thóp trước kín trước 6 - 8 tháng tuổi là dấu hiệu không tốt nên đưa trẻ đi khám kiểm tra; kín trước 3 -4 tháng tuổi là dấu hiệu xấu, báo hiệu nguy cơ bị nhỏ đầu (microcephalia). Trong trường hợp này không nên cho trẻ dùng vitamin D, đôi khi phải cưa khớp chẩm để tạo điều kiện cho não phát triển. Như vây, thóp trước kín quá sớm là một dấu hiệu không phải là tốt — trái với quan niệm của nhiều bâc cha mẹ cho rằng “thóp liền sớm là trẻ khỏe”. Ngược lại, trong trường hợp còi xương, thóp trước thường kín muộn.
Xương sống:
Trẻ mới đẻ, cột sống thẳng; 5 - 6 tháng tuổi, khi trẻ biết ngẩng đầu, cột sống cong về phía trước (đoạn cổ); khi biết ngồi, cột sống cong về phía sau (đoạn ngực); khi trẻ biết đi lại thì cột sống lại thêm một đoạn cong về phía trước ở vùng thắt lưng.
Để trẻ ngồi sớm, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi, ngồi lâu không đúng tư thế dễ dẫn đến gù vẹo cột sống.
Xương chi:
Trẻ sơ sinh có xương tay và chân ngắn, chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Trong thời kỳ tuổi trẻ, xương chân và tay phát triển rất nhanh, đến tuổi trưởng thành xương chân dài bằng 50%, xương tay bằng 40% chiều dài cơ thể.
Trẻ sơ sinh có chân hơi cong và sẽ hết khi trẻ được 1 - 2 tháng tuổi.
Xương châu:
Xương châu gồm hai xương cánh châu, xương cùng và xương cụt.
Dưới 6 tuổi, khung châu của trẻ trai và gái như nhau.
Sau 7 - 8 tuổi, khung châu của trẻ gái phát triển mạnh hơn của trẻ trai.
Bảng: Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá xương bàn tay trẻ em
Stt |
Tên xương |
Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá |
1 |
Xương thuyền |
5 tuổi |
2 |
Xương nguyệt |
4 tuỏi |
3 |
Xương tháp |
3 tuổi |
4 |
Xương đâu |
10 tuổi |
5 |
Xương thang |
6 tuổi |
6 |
Xương thê |
7 tuổi |
7 |
Xướng cả |
3-6 tháng |
8 |
Xương móc |
3-6 tháng |
9 |
Xương cổ tay |
1 tuổi |
10 |
Xương bàn - ngón tay |
1 - 2 tuổi |
Bài viết cùng chuyên mục
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.
Viêm tủy cắt ngang ở trẻ em
Viêm tuỷ cắt ngang là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi thương tổn cấp tính một đoạn tuỷ sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.
Sốt cao gây co giật ở trẻ em
Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.
Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em
Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.
Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em
Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.
Nhiễm trùng huyết não mô cầu ở trẻ em
Nhiễm trùng huyết não mô cầu là bệnh nhiễm trùng huyết do vi trùng Nesseria Meningitidis gây ra, có hoặc không kèm viêm màng não. Bệnh có thể biểu hiện dưới bệnh cảnh tối cấp gây sốc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao, cần điều trị tích cực.
Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO ở trẻ em
Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở trẻ có nhóm máu A hay B với bà mẹ có nhóm máu O. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)
Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng thuốc trong nhi khoa
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.
Bệnh học sốt rét ở trẻ em
Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu, hồng cầu giảm khả năng chuyên chở oxy, lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm.
Bệnh học lao trẻ em
Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.
U tủy thượng thận gây nam hóa
U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.
Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em
Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.
Chăm sóc trẻ em thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng c ầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.
Viêm mủ màng phổi ở trẻ em
Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.
Bệnh học bạch hầu
Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.
Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại
Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.
Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương
Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.
Tổng quan nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió.
Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em
Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.