- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Co giật sơ sinh
Co giật sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót, gồm:
Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi, co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não, hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.
Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai,...
Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus,...
Hệ thần kinh thực vật: Cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
Lâm sàng
Sinh ngạt.
Sinh hút, sinh forceps.
Bú kém, bỏ bú.
Sốt.
Mẹ có dùng Pyridoxine trong thai kỳ.
Co giật toàn thân hay khu trú.
Đồng tử, phản xạ ánh sáng.
Cơn ngưng thở.
Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu huyết xương sọ.
Sờ thóp tìm dấu thóp phồng.
Tìm dấu hiệu thiếu máu: Màu sắc da, niêm mạc.
Ổ nhiểm trùng.
Dị tật bẩm sinh não.
Xét nghiệm
Dextrostix → Hạ đường huyết.
Ion đồ: Na, Ca, Mg → Rối loạn điện giải: Hạ Na, hạ Ca, hạ Mg máu.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân nhiểm trùng: Phết máu, CRP, cấy máu.
Siêu âm não xuyên thóp → Xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do thiếu Oxy do sanh ngạt.
Dịch não tủy → Viêm màng não.
Điện não đồ giúp chẩn đoán co giật do lệ thuộc Pyri oxin (sóng điện não bất thường biến mất khi tiêm Pyridoxin) không có chỉ định thường qui, chỉ thực hiện khi các nguyên nhân co giật khác đã được loại trừ và tiền sử mẹ có dùng Pyridoxin.
Chẩn đoán
Với các xét nghiệm trên thường đủ chẩn đoán nguyên nhân co giật ở trẻ sơ sinh.
Co giật ở trẻ sơ sinh cũng có thể do phối hợp nhiều nguyên nhân: giữa
rối loạn chuyển hoá-điện giải + các bệnh lý thần kinh trung ương. Ví dụ: hạ đường huyết + sanh ngạt; hạ Natri/Canxi/Magne + xuất huyết não/sanh ngạt/viêm màng não
Nguyên tắc điều trị
Chống co giật, hỗ trợ hô hấp.
Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.
Chống co giật
Thông đường thở: Hút đàm nhớt.
Thở oxy, hoặc đặt nội khí quản giúp thở tùy thuộc mức độ thiếu Oxy
máu.
Thuốc chống co giật
Phenobarbital: 15 - 20mg/kg TM 15 phút. Sau 30 phút, nếu còn co giật: lặp lại liều thứ hai 10mg/kg TM 15 phút, tổng liều tối đa không quá 30 - 40mg/kg. Tùy nguyên nhân, sau đó có thể duy trì Phenobarbital: 3 - 5 mg/kg/ngày (tiêm bắp/uống)
Nếu không đáp ứng sau khi dùng liều cao Phenobarbital: Phenytoin 15 - 25mg/kg TTM 20 phút, sau đó duy trì: 4-8mg/kg/ngày. Nếu không có Phenytoin: Diazepam: 0,1 - 0,3mg/kg TM 5 phút, duy trì: 0,1 - 0,5 mg/kg/giờ, cần theo dõi sát hô hấp trong khi tiêm Diazepam (gây ngưng thở)
Điều trị đặc hiệu
Ngay sau khi phát hiện nguyên nhân, cần xử trí ngay theo nguyên nhân của co
giật:
Hạ đường huyết (Glucose/máu < 40 mg%):
Dextrose 10%: 2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 2 - 3 phút.
Duy trì: 6-8 mg/kg/phút (Dextrose 10% 3-5ml/kg/giờ).
Theo dõi Dextrostix mỗi 2 - 4 giờ đến khi đường huyết ổn định.
Hạ Canxi máu (Ca ion < 4 mg% (1 mmol/l) hoặc Ca toàn phần < 7 mg%):
Calcium gluconate 10% 1 - 2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 5 phút.
Theo õi sát nhịp tim và vị trí tiêm tĩnh mạch trong khi tiêm.
• Nếu không đáp ứng: lặp lại liều trên sau 10 phút.
Duy trì: 5 ml Calcium gluconate 10% /kg/ngày truyền tĩnh mạch hoặc dạng uống với liều tương ứng.
Hạ Mg máu (Mg/máu < 1,2 mg%):
Magnesium sulfate 50%: 0,1 - 0,2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 5 phút,theo dõi sát nhịp tim trong khi tiêm. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6 - 12 giờ, nếu Mg/máu vẫn thấp.
Duy trì: Magnesium sulfate 50%, uống 0,2 mg/kg/ngày.
Lệ thuộc Pyridoxine:
Pyridoxine: 50 mg tiêm mạch. Nếu có điều kiện, theo dõi điện não trong lúc tiêm thuốc: sóng bất thường biến mất ngay sau khi tiêm Pyridoxine.
Duy trì: 10 - 100 mg, uống chia 4 lần/ngày.
Các nguyên nhân khác:
Hạ Natri máu, viêm màng não, xuất huyết não- màng não (xem các phác đồ tương ứng).
Vấn đề Mức độ chứng cớ: Chưa đủ dữ kiện chứng minh tính an toàn khi sử dụng Midazolam cho trẻ sơ sinh. Phenobarbital liều cao 40mg/kg có thể khống chế cơn co giật nặng ở trẻ sơ sinh 1 cách an toàn.
Bài viết cùng chuyên mục
U tuỷ thượng thận ở trẻ em
U tuỷ thượng thận là u tiết ra Catecholamine quá thừa từ u vùng tuỷ thượng thận sinh ra. Nhưng cũng có thể phát sinh từ nhiều nơi khác thuộc hệ thống giao cảm của chuỗi hạch giao cảm.
Lõm lồng ngực bẩm sinh
Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ
Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não
Viêm khớp mủ ở trẻ em
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đưa mủ vào trong khớp.
Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.
Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiên về chức năng các cơ quan).
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.
Viêm mủ màng tim ở trẻ em
Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.
Bệnh học lao trẻ em
Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.
Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO ở trẻ em
Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở trẻ có nhóm máu A hay B với bà mẹ có nhóm máu O. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Phì đại tuyến hung ở trẻ em
Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.
Thoát vị màng não tủy ở trẻ em
Thoát vị màng não tuỷ là do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tuỷ dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị.
Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại
Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám.
Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)
Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường do virut Para - influenza, hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, vào mùa đông. Cho ăn chất dễ tiêu (sữa, cháo, ăn nhiều bữa). Nếu bệnh nhân không ăn phải cho ăn bằng sonde. Luôn có người ở cạnh bệnh nhân. Khi có nôn phải nhanh chóng hút và làm thông đường thở.
Cách dùng thuốc cho trẻ em
Không được dùng hoặc phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể, vì trẻ em là những cơ thể đang phát triển.
Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em
Cho Dexamethazone 0,6mg/kg x 1 lần/ngày x 4 ngày nếu trẻ đến sớm và chưa dùng kháng sinh. Liều đầu tiên dùng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh
Gãy xương ở trẻ em
Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.
Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)
Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.
Trầm cảm ở trẻ em
Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại.
Hội chứng thận hư tiên phát kháng steroid ở trẻ em
Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng như cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận. Thận hư kháng Corticoid chiếm khoảng 12 - 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.