Viêm ruột hoại tử sơ sinh

2011-12-18 12:54 PM

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Viêm ruột hoại tử sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa nặng, thường gặp ở trẻ non tháng. Nguyên nhân chưa rõ, nhiều yếu tố có liên quan đến sinh bệnh học, nhiễm trùng, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, tổn thương mạch máu tại chỗ.

Tỉ lệ mắc càng tăng nếu trẻ càng non tháng, bệnh thường khởi phát trong  vòng 3-10 ngày sau sanh.

Chẩn đoán

Công việc chẩn đoán

Khai thác tiền sử tìm các yếu tố nguy cơ.

Tiêu ra máu, bú kém, ọc sữa.

Sanh ngạt.

Suy hô hấp sau sanh (bệnh màng trong).

Có đặt catheter động-tĩnh mạch rốn, thay máu.

Sốc.

Hạ thân nhiệt.

Thiếu máu, đa hồng cầu.

Ăn sữa công thức.

Lượng sữa quá nhiều và tốc độ quá nhanh.

Khám

Triệu chứng toàn thân rất giống nhiễm trùng huyết.

Triệu chứng tiêu hóa.

Tìm triệu chứng toàn thân:

Li bì.

Cơn ngưng thở.

Thân nhiệt không ổn định.

Tưới máu da kém.

Tìm triệu chứng đường tiêu hóa:

Chướng bụng.

Không dung nạp sữa.

Ọc sữa hoặc dịch xanh.

Tiêu máu đại thể hoặc vi thể.

Sờ thấy khối ở bụng.

Thành bụng nề đỏ.

Khởi phát đột ngột:

Trẻ đủ tháng hoặc non tháng.

Tổng trạng diễn tiến xấu rất nhanh.

Suy hô hấp.

Sốc, toan chuyển hóa.

Chướng bụng rõ rệt.

Khởi phát từ từ:

Thường ở trẻ non tháng.

Tổng trạng xấu từ từ trong vòng 1-2 ngày.

Không dung nạp sữa.

Tính chất phân thay đổi.

Bụng chướng từng đợt.

Máu ẩn trong phân.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm đánh giá nhiễm trùng: phết máu, CRP, cấy máu.

Khí máu, điện giải đồ, chức năng đông máu.

Tìm máu ẩn trong phân.

X quang bụng:

Hình ảnh hơi trong thành ruột: là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán.

Hơi tự do trong ổ bụng: Cho biết biến chứng thủng ruột.

Quai ruột bất động dãn to trên nhiều phim: cho biết quai ruột hoại tử.

Không có hơi ruột: viêm phúc mạc.

Chẩn đoán

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn I (chẩn đoán có thể):

Triệu chứng toàn thân: Thân nhiệt không ổn định, cơn ngưng thở, li bì

Triệu chứng tiêu hóa: Sữa cũ tồn đọng tăng dần, chướng bụng, tiêu máu vi thể/đại thể.

X quang bụng: bình thường hoặc liệt ruột nhẹ.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn II A (chẩn đoán chắc chắn - nhẹ):

Triệu chứng toàn thân: giống giai đoạn I.

Triệu chứng tiêu hóa: giống  giai đoạn I + mất nhu động ruột.

X quang bụng: quai ruột   ãn, hơi trong thành ruột.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn II B (chẩn đoán chắc chắn - trung bình):

Triệu chứng toàn thân: Giống giai đoạn I + toan chuyển hóa và giảm tiểu cầu nhẹ.

Triệu chứng tiêu hóa: giống  giai đoạn IIA + đề kháng thành bụng + viêm mô tế bào thành bụng hoặc sờ bụng thấy khối 1/4 dưới phải.

X quang bụng: Giống IIA+ hơi tĩnh mạch cửa + dịch ổ bụng.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn IIIA (chẩn đoán chắc chắn -nặng):

Triệu chứng toàn thân: giống IIB + sốc, DIC.

Triệu chứng tiêu hóa: giống IIB + Viêm phúc mạc toàn thể.

X quang bụng: giống IIB+ nhiều dịch ổ bụng.

Viêm ruột hoại tử sơ sinh giai đoạn IIIB (chẩn đoán chắc chắn - biến chứng thủng ruột):

Triệu chứng toàn thân: giống IIIA.

Triệu chứng tiêu hóa: giống IIIA.

X quang bụng: giống IIB+ hơi tự do trong ổ bụng.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị nội khoa: kháng sinh, dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi biến chứng ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa: Can thiệp phẫu thuật kịp thời.

Điều trị nội khoa

Các biện pháp điều trị nội khoa nên được áp dụng ngay khi nghĩ đến bệnh viêm ruột hoại tử (giai đoạn I) không chờ đến chẩn đoán chắc chắn vì đã muộn.

Nhịn ăn đường miệng, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu dịch dạ dày, chỉ cho ăn đường miệng trở lại khi diễn tiến lâm sàng tốt (hết tiêu máu, bụng không chướng) và / hoặc ít nhất 5 ngày sau khi X quang bụng trở về bình thường (không còn hơi thành ruột).

Nếu đang đặt catheter tĩnh mạch rốn: rút bỏ catheter tĩnh mạch rốn.

Bồi hoàn dịch điện giải, chống sốc, điều trị DIC, khi huyết động học ổn định chuyển sang dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (1-2 tuần).

Kháng sinh

Kháng sinh ban đầu: Ampicilline + Cefotaxime/Gentamycine + Metronidazol.

Nếu không đáp ứng, thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ: Pefloxacine phối hợp Metronidazole. Thời gian cho kháng sinh: 10 -14 ngày

Theo dõi sát: Dấu hiệu lâm sàng của tắc ruột, vòng bụng,  X quang bụng mỗi 8-12 giờ trong giai đoạn bệnh chưa ổn định để kịp thời phát hiện biến chứng ngoại khoa.

Điều trị ngọai khoa

Chỉ định can thiệp phẫu thuật:

Thủng ruột: Có hơi tự do trong ổ bụng / X quang bụng.

Viêm phúc mạc: Thành bụng nề đỏ, chọc dò dịch ổ bụng ra máu hoặc mủ hoặc soi tươi có vi trùng Gr(-).

Quai ruột dãn bất động trên nhiều phim.

Lâm sàng: tắc ruột, sờ thấy khối trong ổ bụng.

Phòng ngừa

Giảm tối đa các nguy cơ liên quan sản khoa: sanh non, sanh ngạt, suy hô hấp sau sanh.

Sữa mẹ có nhiều yếu tố bảo vệ (IgA,IgG,IgM, lysozyme, lactoperoxi ase, lactoferrin,…), sữa mẹ là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử nhất là trẻ non tháng.

Ngưng ăn đường miệng không phải là biện pháp phòng ngừa, đôi khi tác dụng ngược lại vì niêm mạc ruột không phát triển. Biện pháp tốt nhất đối với trẻ non tháng là cho ăn từ từ từng lượng nhỏ, tăng dần không quá 20 ml/kg/ngày và theo dõi sát, đánh giá tình trạng dung nạp.

Bài viết cùng chuyên mục

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuầ n hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

U tủy thượng thận gây nam hóa

U vỏ thượng thận tại vùng lưới sẽ sản xuất quá thừa một lượng hocmon nam là Androgene, gây cơ thể bị nam hoá chuyển giới với trẻ gái. Bệnh tương đối hiếm gặp.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Sự phát triển về thể chất của trẻ em

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể​.

Viêm não nhật bản ở trẻ em

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.

Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em

Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.

Phì đại tuyến hung ở trẻ em

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Bệnh học sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu.

Bệnh học hen ở trẻ em

Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Bệnh học táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.

Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Cho Dexamethazone 0,6mg/kg x 1 lần/ngày x 4 ngày nếu trẻ đến sớm và chưa dùng kháng sinh. Liều đầu tiên dùng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh

Suy tim ở trẻ em

Dù bất cứ thay đổi sinh lý hay bệnh lý nào, cơ thể cũng tìm cách thích nghi để duy trì cung lượng tim và cung cấp O2 cho các tổ chức ở giới hạn ổn định hẹp, thông qua hàng loạt cơ chế bù trừ.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên ở trẻ em

Liệt có tính chất đối xứng, liệt ngọn chi nhiều hơn gốc chi, có nhiều trường hợp liệt đồng đều gốc chi như ngọn chi. Liệt có thể lan lên 2 chi trên, liệt các dây thần kinh sọ não IX, X, XI.