Sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ em

2014-11-04 04:39 PM

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, về tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh tât. Do vây, việc đánh giá sức khoẻ trẻ em không chỉ dựa vào sự phất triển về thể chất mà còn phải xem xét đến sự phất triển về tấm thần và vận động của trẻ. Quá trình phát triển tâm thần - vân động của trẻ em diễn biến song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh, đặc biệt là sự hoàn thiện và phát triển của vỏ não, của các giác quan và của hệ cơ- xương - khớp. Ngoài ra, các yếu tố như môi trường sống, sự phát triển xã hội, đặc biệt là sự giáo dục toàn diện về văn, thể, mỹ cũng là những yếu tố không kém phần quan trọng giúp cho trẻ phát triển tốt về tâm thần và vân động.

Để đánh giá sự phát triển tâm thần và vân động của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi các khía cạnh sau:

Sự hiểu biết của trẻ (Trẻ biết những gì?)

Sự phát triển về vân động: Các động tác vân động và sự kết hợp khéo léo các động tác đó (Trẻ biết làm gì? Và làm như thế nào).

Sự phát triển về các giác quan, trong đó trọng tâm là nghe và nhìn.

Sự phát triển về lời nói (Khả năng nói của trẻ đến đâu?).

Sự ứng xử và giao tiếp với môi trường xung quanh.

Phát triển về tâm thần và vân động của trẻ em

Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều (ngủ tới 22 - 23 giờ/ngày) và đôi khi trẻ cười trong khi ngủ.

Năm giác quan của trẻ sơ sinh đã hoạt động:

Trẻ nghe được tiếng động to, tiếng nói to của mọi người.

Trẻ không thích uống chất đắng, trẻ thích uống chất ngọt.

Trẻ nhân biết được mùi sữa mẹ, qua đó trẻ biết tìm vú mẹ để bú mỗi khi được bế.

Trẻ biết nhìn đèn sáng không di động.

Trẻ biết đau khi tiêm, véo.

Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động tác vu vơ.

Ví dụ: Một trẻ sơ sinh nằm ngửa thường co 2 tay, bàn tay nắm chặt, hai chân cùng co hoặc một chân co một chân duỗi; nhiều khi chân, tay có những động tác vu vơ.

Trẻ sơ sinh có những phản xạ tự nhiên:

Phản xạ bú, phản xạ nuốt.

Phản xạ Robinson (khi đưa một vât chạm vào lòng bàn tay thì trẻ nắm rất chắc).

Phản xạ vòi: khi chạm vào má gần miệng ở bên nào thì môi của trẻ đưa ra hướng về bên đó như để ngâm bú.

Phản xạ bắt chộp Moro: khi vỗ vào thành giường nơi trẻ nằm, trẻ giât mình, hai tay giang ra rồi ôm choàng vào thân (hình 4).

Trẻ 2 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ giảm dần.

Lúc thức trẻ biết chơi, nhìn được các vật sáng di động trước mắt.

Trẻ biết hóng chuyên.

Trẻ mỉm cười và dẫy dụa là thể hiên sự vui thích.

Đặt nằm sấp, trẻ có thể ngẩng đầu lên trong chốc lát.

Trẻ 3 tháng tuổi

Thời gian thức và chơi tăng dần.

Trẻ có thể nhìn theo một vật di động.

Có thể chăm chú nhìn một vật nắm trong tay.

Trẻ có thể nắm lấy những vật người lớn đưa và cho vào mồm, mặc dù chưa tự điều khiển được một cách mau lẹ.

Trẻ lẫy được từ tư thế ngửa sang nghiêng.

Ở tư thế nằm sấp trẻ có thể nhấc cằm khỏi mặt giường khá lâu.

Trẻ 4 tháng tuổi

Ham thích môi trường xung quanh.

Trẻ thích cười đùa với mọi người.

Có thể vận động tự ý như cầm và kéo đồ chơi.

Thích đạp, thích vùng vẫy chân tay.

Lẫy được từ ngửa sang sấp.

Nằm sấp trẻ nâng đầu được lâu hơn.

Giữ cho trẻ ngồi, đầu của trẻ không bị rủ x uống, không lắc lư.

Trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ có thể quay mặt về phía có tiếng động.

Biết đưa tay ra nhận đồ chơi.

Ngồi được khi có người đỡ.

Có thể lẫy được từ sấp sang ngửa.

Có thể phát âm được vài phụ âm.

Trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ biết phân biệt mẹ và người lạ.

Trẻ ngồi vững và trườn người ra xung quanh để lấy đổ chơi.

Biết chộp lấy đồ chơi, cầm lâu và chuyển từ tay này sang tay khác.

Biết nhặt đồ chơi có kích thước nhỏ bằng cả 5 ngón tay.

Trẻ bước đi khi được xóc nách.

Bập bẹ được hai âm kép: bà bà, măm măm...

Trẻ 7- 9 tháng tuổi

Có cảm xúc vui mừng hay sợ hãi.

Biết vẫy tay chào, hoan hô.

Biết bò, tự vịn vào thành giường để đứng lên.

Nhặt được vật nhỏ bằng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ).

Biết đập các vật vào nhau để tạo ra tiếng động, do vậy trẻ rất thích các đồ vật phát ra tiếng kêu như chuông, quả lắc vv...

Biết bỏ vật này lấy vật khác.

Biết phát âm rõ từng từ, trong số vài từ: bà, mẹ, đi, cơm...

Trẻ 10 - 12 tháng

Hiểu được lời nói đơn giản.

Trẻ nhắc lại được những âm người lớn dạy.

Biết chỉ tay vào những vật mình ưa thích.

Thích đập đồ chơi vào bàn, quẳng xuống đất, ném ra xa mình.

Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn.

Trẻ tự ngồi xuống, đứng lên và đi được vài bước (khi được 12 tháng).

Trẻ phát âm được 2 âm rõ rệt (bà ơi, mẹ đâu, đi chơi...),

Trẻ 18 tháng tuổi

Biết đòi đi tiểu, đi ỉa.

Chỉ được các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, mồm, tai, đầu, tay, chân, ngực, bụng, rốn vv...

Biết xếp đồ chơi, biết lật ngửa cái chén để lấy hòn bi ở bên trong, nếu được nhìn thấy người lớn lấy chén úp lên hòn bi.

Trẻ đi nhanh, đi lên được cầu thang nếu có người dắt tay.

Biết tự cầm bát cơm và xúc ăn bằng thìa.

Nói được các câu ngắn.

Trẻ 24 tháng tuổi

Thích xếp đồ chơi thành hàng dài.

Tự mặc được quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về.

Tự lên xuống cầu thang, nhảy được 1 chân.

Vẽ được vòng tròn, đường thẳng.

Nói được câu dài, hát được bài hát ngắn.

Trẻ 2 - 3 tuổi

Tự phục vụ được các việc đơn giản: cởi bỏ/mặc quần áo, xúc cơm ă n...

Học thuộc bài hát ngắn.

Hay đặt câu hỏi.

Thích sống tập thể.

Chân tay bớt vụng về, các động tác khéo léo hơn.

Thích leo trèo.

Trẻ thích múa hát.

Trẻ 4 - 6 tuổi

Tinh thần phát triển nhanh:

Trẻ thích tìm hiểu môi trường xung quanh , thích chơi một mình.

Tiếng nói phát triển mạnh: trẻ hát được bài hát dài, thuộc nhiều bài thơ ngắn.

Biết học chữ, học vẽ, viết được.

6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.

Vân động khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo: múa, đi thăng bằng, leo trèo, chạy, nhảy ...

Trẻ 7 - 15 tuổi

Tiếp thu giáo dục tốt.

Có khả năng tưởng tượng và sáng tạo.

Biết hoà mình trong cộng đổng xã hội.

Vân động khéo léo: múa, nhảy, khâu vá, thêu, đan len vv...

Phát triển nhân cách giới tính rõ rệt.

Đánh giá sự phát triển của trẻ em bằng test Denver

Test Denver (Denver Developmental Screening test) hay còn gọi là test sàng lọc được dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ trước tuổi đi học (trước 6 tuổi). Mục đích của test này là phát hiện sớm các trạng thái châm phát triển ở trẻ nhỏ bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn về sự phát triển bình thường của trẻ em theo tháng tuổi và được sắp xếp một cách hệ thống theo từng lĩnh vực để dễ thực hiện việc nhân định và đánh giá.

Nội dung của test Denver

Nội dung của test Denver bao gổm 105 mục thuộc 4 lĩnh vực cần đánh giá là:

Vân động thô sơ: Bao gổm 31 mục nhằm phát hiện xem trẻ có biết ngổi, biết đi, biết nhảy... theo đúng tuổi không?

Ví dụ: ngẩng đầu, lẫy, chập chững, đá bóng...

Vân động tinh tế: Bao gổm 30 mục giúp ta nhân địn h được khả năng nhìn, sử dụng bàn tay nhặt đổ vât và khả năng vẽ của trẻ.

Ví dụ: nắm quả lắc, nhặt quả nho, vẽ nguệch ngoạc, xếp các khối mầu...

Ngôn ngữ: Với 21 mục kiểm tra ngôn ngữ, chúng ta có thể đánh giá được khả năng nghe, nói và thực hành mệnh l ệnh của trẻ.

Ví dụ: phản ứng nghe chuông, cười, nói bâp bẹ, gọi mẹ, chỉ các bộ phân trên cơ thể trẻ, nhân biết màu sắc.

Thích ứng cá nhân - xã hội: 23 mục được sử dụng để nhân biết khả năng tiếp cân của trẻ với mọi người xung quanh và cách thức tự chăm s óc bản thân.

Ví dụ: biết chơi trò ú tim, biết vẫy tay chào, biết xúc cơm ăn, mặc quần áo, rửa tay, chơi với trẻ khác...

Các dụng cụ cần thiết để tiến hành đánh giá

Một túm len màu đỏ.

Một ít nho khô.

1 quả lúc lắc có cán nhỏ.

8 khối vuông bằng gỗ/nhựa có cạnh 2,5cm với 4 màu khác nhau (đỏ, vàng, xanh lục, xanh lá cây), mỗi màu có 2 khối.

1 lọ nhỏ bằng thuỷ tinh có đường kính miệng lọ bằng 1,5cm.

1 chuông nhỏ.

1 quả bóng quần vợt.

1 bút chì.

1 phiếu kiểm tra đã in sẩn các tiêu chuẩn cần tiến hành đánh giá theo tháng tuổi.

Bảng đánh giá

Lứa tuổi

Vân động thô sơ

Vân động tinh tế

Ngôn ngữ

Thích ứng cá nhân - xã hội

1 tháng

- Giơ tay lên nhẹ nhàng khi nằm sấp

- Nhìn ngươi mẹ

- Nhìn đèn sáng không di động

- Cười khi ngủ

- Quan sát vât trước mặt

2-3 tháng

Giữ vững được cổ

Nằm sấp ngẩng đầu chốc lát

- Đưa mắt nhìn mẹ

- Mỉm cười

- Nhìn vât sáng di động

- Nhìn vât di động

- Cười khi thức

- Hóng chuyên

- Cười đáp lại

4-5 tháng

- Ngồi phải giữ

- Nắm chặt tự phát

- Cười khanh khách

- Biết đầu vú

- Lắc lư khi cho ăn

6-8 tháng

Ngồi vững một mình

Bò lân lê

- Chuyển vât từ tay này sang tay kia

- Bắt chước giọng

- Cho tay vào miệng

- Chơi trò chơi đơn giản

- Biết bố mẹ

Biết lạ quen

8-10 tháng

- Đứng vịn

- Vỗ tay

- Kết hợp từ và hành động (măm măm)

10-12 tháng

- Đi có người dắt

- Nhặt đồ vât bằng 2 ngón

- Nói từ đầu tiên

12-18 tháng

- Đi một mình

- Sử dụng các ngón tay dễ dàng

- Nói được 3-50 từ

- Sử dụng được chén

- Tâp dùng thìa

18-24 tháng

- Bắt đầu chạy

- Xếp được vât này lên vât kia

- Biết bbộ phân của cơ thể

- Lấy được đồ vât khi sai khiến

- Nói lóng

- Nói được câu 2 từ

- Biết giao tiếp với người mình muốn

- Bắt chước làm

25-30 tháng

Ném bóng

Chạy

- Bắt chước tô đường kẻ dọc

- Nói được câu 3 - 4 từ

- Có 50-300 từ

- Biết đòi đi đái, ỉa

- Chơi tự lâp

- Biết cởi áo

- Biết mặc áo

30-36 tháng

- Leo lên, xuống thang một mình

- Bắt chước tô đường kẻ ngang

- Xếp được 6 khối lên nhau

3-4 tuổi

- Đứng 1 chân

- Đi xe 3 bánh

- Ném

chuyền bóng trên tay

- Vẽ vòng tròn

- Vẽ hình vuông

- Sử dụng kéo

- Nói được giới từ

- Nói được đại từ

- Nói được số nhiều

- Tự đến nhà vệ sinh

- Biết rửa mặt, lau mặt

- Chơi tâp thể

- Chuyển tay cầm

4-5 tuổi

- Ném bóng chính xác

 

- Vẽ người với một vài bộ phân

- Vẽ tam giác

- Tô nét chữ

- Đếm được

- Biết được màu sắc

- Tự mặc quần áo

- Giúp việc vặt

- Hoạt động tâp thể

5-6 tuổi

- Chạy tốt.

- Leo, trèo tốt

- Vẽ vòng tròn

- Bắt đầu đi học

- Tiếp xúc với bạn bè, nhà trường

- Chia được động từ quá khứ

Bài viết cùng chuyên mục

Đặc điểm da cơ xương trẻ em

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra.

Xuất huyết não màng não ở trẻ lớn

Xuất huyết não ở trẻ lớn đa số do dị dạng thành mạch bẩm sinh, vỡ phình mạch gặp nhiều hơn vỡ các dị dạng thông động tĩnh mạch. Bệnh xảy ra đột ngột: Đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người.

Suy dinh dưỡng trẻ em

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)

Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt  là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

Sốt cao gây co giật ở trẻ em

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em

Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn, không xuống bìu là một dị tật rất thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc từ 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non.

Chăm sóc trẻ bị bệnh thận nhiễm mỡ

Đái nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, và như v ây áp lực keo trong máu sẽ giảm, dẫn đến hiên tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và đái ít.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.

Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em

Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.

Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em

Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.

Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.

Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)

Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.

Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.

Xuất huyết não màng não ở trẻ nhỏ

Xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi, đa số do thiếu Vitamin K, viêm gan. Siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp điện toán cho biết các vị trí chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu dưới màng nhện, ổ máu tụ trong não

Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.