Viêm tai giữa cấp ở trẻ em

2011-12-06 09:29 PM

Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm tai giữa cấp (VTGC) làm bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho bé do các tai biến và các biến chứng của bệnh lý này.

VTGC là một tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa, có đợt bùng phát nhanh, ngắn với các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm dấu hiệu có dịch trong tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em, tiến triển trong vòng 2-3 tuần với các triệu chứng tiêu biểu của 1 quá trình viêm cấp.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tùy theo sức đề kháng của cơ thể, tai giữa có thể bị viêm ở nhiều mức độ khác nhau:

Viêm tai giữa xuất tiết.

Viêm tai giữa sung huyết.

Viêm tai giữa mũ.

Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.

Việc điều trị viêm tai giữa tiết dịch bao gồm các phương pháp điều trị khác nhau như:

Điều tri nội khoa.

Điều trị phẩu thuật: trong đó vai trò của ống thông nhĩ trong điều trị viêm tai giữa vẫn còn rất cần thiết.

Viêm tai giữa cấp thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thường gặp ở trẻ từ 1 -> 6 tuổi.

Các yếu tố liên quan đến viêm tai giữa cấp gồm:  giới (Nam, Nữ), ít bú sữa mẹ lúc nhũ nhi, đi học nhà trẻ đông đúc, mùa thu và đông,   ùng núm vú giả, tiếp xúc các chất ô nhiễm ( khói thuốc lá…). VTGC thường xảy ra ở những tháng mùa đông  và mùa thu hơn mùa hè. Tiếp xúc trước đó với vi khuẩn hay do chủng ngừa có thể ức chế vi khuẩn -> gây bệnh ở vòm mũi họng.

Nguyên nhân gây bệnh

Yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên / hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ.

Nhiễm siêu vi vòm mũi họng dẫn đến viêm, phù nề vòi nhĩ, nhiễm siêu vi như là một tác nhân gây bệnh ở tai giữa.

Vi khuẩn thường gặp: Steptococcus, Pneumomiae, Heamophilus influenza…

Ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là vi khuẩn gram âm: Escheria coli, enterrococci….

Triệu chứng

Thay đổi tùy theo lứa tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, có khi bỏ bú.

Trẻ lớn hơn thì bị sốt có kèm theo hoặc không kèm theo với viêm hô hấp trên, đau tai nên b   thường hay kéo tai hay dụi tai, thường than phiền có cảm giác đầy tai, thường xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác ít gặp hơn: Ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Nghe kém: là triệu trứng quan trong đối với VTG thanh dịch, phát hiện nghe kém ở trẻ em không phải dễ, tùy thuộc tuổi và hoàn cảnh gia đình.

Trong giai đoạn đầu màng nhĩ viêm đỏ, sung huyết, mất độ trong suốt. Điều trị không kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn tới chảy mũ (thủng nhĩ).

Điều trị

Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).

Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa b   đến các cơ sở y tế có chuyên khoa TMH để BS hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.

Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở Tai.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học nhi khoa bệnh sởi

Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ nhở hơn 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng.

Bệnh học ho gà

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20 phần trăm, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Những loại virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh.

Xuất huyết não màng não sớm ở trẻ em

Xuất huyết não màng não sớm xảy ra ở trẻ dưới 15 ngày tuổi, Nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu càng non tháng

Sốt cao gây co giật ở trẻ em

Co giật do sốt xảy ra khoảng 3% trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Bệnh học bạch hầu

Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp.

Sử dụng thuốc trong nhi khoa

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, cần nắm rõ đặc điêm sinh lý, giải phẩu và tình trạng bệnh lý của trẻ. Chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện => Khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém-> dễ ngộ độc thuốc.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị viêm mũi họng cấp là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị viêm mũi họng cấp.

Loạn sản phổi ở trẻ em

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi.

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

Viêm não nhật bản ở trẻ em

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và Ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.

Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

Lõm lồng ngực bẩm sinh

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Trạng thái động kinh ở trẻ em

Là trạng thái trong đó các cơn co giật liên tiếp trên 15 phút, giữa 2 cơn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch.

Bệnh học nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em

Đau một bên hoặc cả hai bên lan xuống dưới; sờ, vỗ vào vùng hố thắt lưng bệnh nhân đau; có khi bệnh nhân đau như cơn đau quặn thận. Có khi sờ thấy thận to.

Gãy xương ở trẻ em

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm.

Viêm màng não do lao ở trẻ em

Từ ngày thứ 5 xuất viện, các dấu hiệu và triệu chứng của màng não như đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) thậm chí co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kerning và thóp phồng.

Bệnh học viêm ruột hoại tử ở trẻ em

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Bù nước cho trẻ em tiêu chảy và tiếp tục cho ăn

Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm.

Viêm cầu thận cấp tiên phát ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp tiên phát là bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn, phần lớn sau nhiễm liên cầu tán huyết kiểu b nhóm A. Bệnh diễn biến lành tính.

Rối loạn phân ly ở trẻ em

Rối loạn phân ly ở trẻ em! Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi.

Bệnh học lao trẻ em

Trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn, đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự do ổ bụng.