Tử tuyết đan

2013-04-21 09:46 PM

Chủ trị Ngoại cảm nhiệt bệnh, tráng nhiệt, phiền táo, môi se, hôn mê nói nhàm, kinh quyết co giật, dái đỏ, đại tiện bí, cho chí trẻ em sốt cao co giật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1. Hoạt thạch                        640 gam.

2. Thạch cao                         640 gam.

3. Hàn băng thạch               640 gam.

4. Từ thạch                            1280 gam.

Các vị đảo đều, chưng lên, bỏ bã, rồi cho tiếp các vị thuốc sau vào:

5. Linh dương giác              200 gam.

6. Thanh mộc hương          200 gam.

7. Tê giác                               200 gam.

8. Trầm hương                     200 gam.

9. Đinh hương                     40 gam.

10. Thăng ma                       840 gam.

11. Huyền sâm                     640 gam.

12. Chích thảo                      320 gam.

Tám vị này cho khuấy đều, rồi cho vào nước sắc của các vị thuốc đợt trước, rồi lại chưng kỹ, sau lại bỏ bã, rồi lại cho tiếp các vị thuốc sau đây vào:

13. Phác tiêu                        1280 gam.

14. Tiêu thạch                      1280 gam.

Gạn sạch tạp chất, rồi lại cho vào chỗ nước sắc của các vị thuốc 2 đợt kể trên, chưng nhỏ lửa lăn tăn, đừng cho tay vào quấy e rằng thuốc ngưng vón, sau đó lại cho hai vị cuối cùng này vào:

15. Chu sa                            120 gam (nghiền mịn).

16. Xạ hương                       48 gam (nghiền kỹ).

Rồi cho vào nước thuốc đã sắc ở trên, trộn đều, rồi để cho ngưng đọng thành dạng hoa tuyết (thể kết tinh) cho nên có tên là TỬ TUYẾT (tuyết màu tím). Hiện nay ở Thượng Hải cải biến thành dạng thuốc bột. (nguyên phương còn có vị Hoàng kim tức là vàng ròng (Au) nay lược bớt đi).

Cách dùng

Mỗi lần 1-4 gam uống với nước chín để nguội. Ngày 2-4 lần. Công dụng: Trấn kinh khai khiếu, thanh nhiệt giải độc.

Chủ trị

Ngoại cảm nhiệt bệnh, tráng nhiệt, phiền táo, môi se, hôn mê nói nhàm, kinh quyết co giật, dái đỏ, đại tiện bí, cho chí trẻ em sốt cao co giật.

Giải bài thuốc

Phương này dùng Hoạt thạch, Thạch cao, Hàn thủy thạch, Cam hàn, Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo thanh nhiệt giải độc; Xạ hương khai khiếu; Linh dương giác Từ thạch, Chu sa, tức phong trấn kinh; Tê giác thanh tâm giải độc; Mộc hương, Đinh hương, Trầm hương hành khí; Mang tiêu, Tiêu thạch tả hỏa thông tiện. Nếu so sánh với 2 phương nói trên thì:

Phương này kém hương (mát) hơn An cung ngưu hoàng hoàn, nhưng mát hơn phương Chí bảo đan. An cung ngưu hoàng hoàn lấy giải độc khai khiếu làm chủ, còn bản phương thanh nhiệt trấn kinh công hiệu hơn. Chí bảo đan mạnh về khai khiếu trấn kinh, nhưng kém công hiệu thanh nhiệt giải độc, không bằng an cung Ngưu hoàng và bản phương.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị