Thanh cốt tán

2013-06-04 11:20 AM

Bài này tuy gồm các vị hàn lương nhưng không phải là thuốc đại khổ, đại hàn là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh hư nhiệt, nhiệt đốt trong xương mà gây sốt theo cơn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Ngân sài hồ         8-16 gam.

2.  Tần quỳ                6-12 gam.

3.  Địa cốt bì              8-16 gam.

4.  Tri mẫu                 8-16 gam.

5.  Hồ hoàng liên     4-12 gam.

6.  Miết giáp               8-16 gam.

7.  Thạch cao            6-12 gam.

8.  Cam thảo             4-8 gam.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Thanh nhiệt, thoái cốt chưng, dưỡng âm thanh hỏa.

Chữa chứng bệnh

Âm hư thấp nhiệt cốt chưng (xương nóng như đốt); như bệnh kết hạch và một số bệnh mạn tính trong quá trình bị bệnh biểu hiện sốt nhẹ, sốt theo cơn, tay chân nóng trong, hỏa bốc lên mặt, toàn thân gầy mòn, lưỡi đỏ rêu lưỡi mỏng, mạch sác nhỏ, yếu hư.

Giải bài thuốc

Bài này tuy gồm các vị hàn lương nhưng không phải là thuốc đại khổ, đại hàn là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh hư nhiệt, nhiệt đốt trong xương mà gây sốt theo cơn. Bài này dùng Ngân sài hồ và Thạch cao, Tần quỳ (dùng Tần quỳ để khử nhiệt đốt trong xương không phải để trừ phong thấp) để thanh huyết nhiệt mà trừ nhiệt đốt trong xương, lại dùng Địa cốt bì để thanh phế hỏa, Hồ hoàng liên để thanh tâm hỏa, Tri mẫu thanh thận hỏa, nhưng tác dụng thanh hỏa của 3 vị thuốc là thanh hư hỏa mà không phải tả thực hỏa khiến hỏa trong tạng phủ được thanh thì sốt theo cơn sẽ lui; Miết giáp hàm hàn tư âm, bổ can thận để trị hư lao; Cam thảo cam bình hòa trung làm cho các vị thuốc khổ hàn không tổn thương đến khí vị.

Cách gia giảm

Bài này thoái nhiệt khá mạnh mà sức tư âm dưỡng huyết lại yếu, nếu mắc bệnh âm huyết hư suy hoặc khí và âm đều hư, cần gia giảm vị mà dùng. Nói chung thường giảm Ngân sài hồ, Hồ Hoàng liên mà gia thêm Đương quy, Sinh địa. Bài Tần quỳ miết giáp tán (trong “Vệ sinh ngọc giám”) là theo bài thuốc này bỏ Ngân sài hồ, Hồ Hoàng liên, Cam thảo và gia thêm Sài hồ, Đương quy, nếu sắc mặt hoảng hốt, tiếng nhỏ, ít khí, lời nói là khí và âm đều hư thì có thể thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ (tẩm mật sao). Bài Tần quỳ phù doanh thang (trực chỉ phương) gồm các vị Tần quỳ, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ, Đương quy, Nhân sâm, Tử uyển, Bán hạ, Cam thảo, gừng, táo; bài Hoàng kỳ miết giáp tán (trong “Vệ sinh bảo giám”) gồm các vị Hoàng kỳ, Nhân sâm, Miết giáp, Tần quỳ, Địa cốt bì, Sinh địa, Thược dược, Tri mẫu, Thiên môn đông, Phục linh, Sài hồ, Tang bạch bì, Tử uyển, Bán hạ, Kiết cánh, Cam thảo, Nhục quế; nếu thấy đường ruột không tốt, đại tiện lỏng loãng là tỳ vị hư nhược, có thể bỏ các vị khổ hàn như Tần quỳ, Hồ Hoàng liên mà thêm Đảng sâm, Bạch truật, Sơn dược, Biển đậu, Lục thần khúc để kiện tỳ hòa vị.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị