Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

2012-11-14 09:51 PM

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Viêm kết mạc là bệnh rất phổ biến, thường gặp nhất là trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc sốt dị ứng. Ở trẻ em, viêm kết mạc thường là do nhiễm trùng, trong khi ở người lớn thì bệnh này thường là do dị ứng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng đặc trưng:

Mắt đỏ, khó chịu, ngứa và chảy ghèn, nhưng đặc biệt không đau. Nếu có đau mắt, phải nghĩ đến một bệnh mắt khác.

Trong hầu hết các trường hợp viêm kết mạc đơn thuần, các dấu hiệu rõ rệt là tròng mắt đỏ ngầu, dử mắt (ghèn) xanh hay vàng chảy ra nhiều, làm cho hai mí mắt dính lại với nhau khi bệnh nhân mới ngủ dậy. Nếu là viêm kết mạc do nhiễm trùng, trong dử mắt có lẫn mủ trắng. Nếu là viêm kết mạc do dị ứng, dử mắt trong hơn nhưng mí mắt sưng phù.

Tìm các dấu hiệu của sự giãn mạch ở kết mạc.

Kết mạc phù cứng bên dưới mí mắt.

Đối với trẻ sơ sinh, cần phải yêu cầu làm xét nghiệm phân tích chất tiết ở mắt nhằm xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Trong trường hợp chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, cho dùng thuốc mỡ bôi mắt có kháng sinh như chloramphenicol mỗi ngày 3 lần, hoặc dùng dạng thuốc nhỏ mắt mỗi ngày 4 lần, liên tục trong khoảng 2 – 4 ngày.

Rửa sạch mắt bằng nước ấm, dùng gạc mềm thấm nước lau thường xuyên để dử mắt không đóng lại ở mí mắt.

Nếu chẩn đoán xác định chắc chắn không có nhiễm trùng, nghĩa là viêm kết mạc do dị ứng, có thể chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin. Cũng có thể dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid. Phải hết sức thận trọng, vì các thuốc này rất hiệu quả trong viêm kết mạc do dị ứng, nhưng nếu có nhiễm trùng thì chúng sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn.

Điều trị các bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc, như sốt dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Viêm kết mạc là bệnh lây nhiễm, do đó cần hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp phòng ngừa như không dùng chung khăn tay, khăn mặt... và vệ sinh mắt thường xuyên. Tuy nhiên, đối với trẻ em khi đã bắt đầu liệu trình điều trị thì khả năng lây nhiễm không còn, nên không cần thiết phải buộc trẻ nghỉ học.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị