Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

2012-11-13 04:15 PM

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng đau và khó chịu trong suốt thời gian hành kinh hoặc chỉ ngay trước thời gian hành kinh.

Đau kinh nguyên phát là triệu chứng phổ biến ở hầu hết các thiếu nữ khi có kinh lần đầu và có thể kéo dài đến 2 – 3 năm. Đau thường giảm sau tuổi 25 và hiếm khi kéo dài đến lúc sinh con.

Đau kinh thứ phát là trường hợp đau xảy ra ở tuổi trưởng thành, do một số nguyên nhân bệnh lý cụ thể, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu...

Đau bụng kinh đôi khi có thể kèm theo với hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng cũng có thể không có.

Đau kinh nguyên phát

Thường gặp ở hầu hết các thiếu nữ có kinh lần đầu tiên, xảy ra trong vòng 12 tháng sau khi bắt đầu có kinh nguyệt.

Đau kinh nguyên phát là triệu chứng tự nhiên, không kèm theo bệnh lý vùng chậu.

Đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, đau thành từng cơn hoặc âm ỉ ở vùng lưng dưới. Có thể có buồn nôn hoặc nôn.

Các cơn đau thường bắt đầu trước khi hành kinh và kéo dài không quá 12 giờ. Khoảng 10% trường hợp đau có thể nghiêm trọng đến mức phải nghỉ việc. Trong hầu hết các trường hợp, đau thường có khuynh hướng giới hạn trong 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh.

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Dùng viên uống tránh thai hỗn hợp có thể có hiệu quả, dĩ nhiên là trong trường hợp có nhu cầu tránh thai. Tác động của thuốc có thể là do làm giảm sản xuất prostaglandin trong nội mạc tử cung.

Đau kinh thứ phát

Đau kinh xuất hiện vào độ tuổi trưởng thành, thường là khoảng một vài năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, kèm theo một bệnh lý vùng chậu như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung...

Thường có sự thay đổi khác nhau về mức độ và thời gian đau.

Đau có thể bắt đầu trước khi có kinh và tiếp tục kéo dài suốt thời gian hành kinh.

Khi thăm khám có thể dùng mỏ vịt và thăm khám bằng hai tay để phát hiện bệnh lý vùng chậu.

Nếu đang dùng dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung, có thể xem xét việc lấy ra và chuyển sang dùng một biện pháp tránh thai khác.

Nếu có các triệu chứng viêm vùng chậu, làm nút gạc sâu trong âm đạo và màng trong cổ tử cung, kể cả nút gạc bệnh chlamydia trong môi trường vận chuyển đặc biệt. Cho dùng kháng sinh thích hợp.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị