Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

2012-11-14 10:33 PM

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến ở một số vùng và thường xuất hiện vào những mùa nhất định trong năm. Sở dĩ như vậy là vì bệnh gắn liền với sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng trong môi trường, chẳng hạn như phấn hoa, bụi... Bệnh rất thường gặp ở những người sẵn có một bệnh dị ứng khác như hen (suyễn), chàm... Bệnh có khuynh hướng xuất hiện trong cùng một gia đình nên có thể là có yếu tố di truyền. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới, và thường xuất hiện trước độ tuổi 30.

Nguyên nhân

Đúng như tên gọi, nguyên nhân của bệnh này là do hiện tượng dị ứng, nghĩa là sự phản ứng quá mức của cơ thể đối với một số tác nhân nào đó, được gọi là tác nhân gây dị ứng. Trong khi các tác nhân này là vô hại đối với những người bình thường, thì chúng lại có khả năng gây ra phản ứng mạnh mẽ ở cơ thể của một số người. Phản ứng mạnh của cơ thể trong trường hợp này tạo ra một lượng lớn histamin và các hóa chất gây viêm và tiết dịch nhiều ở niêm mạc mũi cũng như các xoang mũi, làm cho người bệnh có những triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết mũi...

Các tác nhân gây dị ứng thông thường là phấn hoa, các loại cây cỏ, bụi, lông thú vật... Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Chẩn đoán

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, người bệnh thường thấy ngứa trong mũi, trong họng và cả trong mắt. Kèm theo đó là hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt. Đôi khi mắt cũng bị viêm kết mạc, gây đỏ và đau. Cần chẩn đoán loại trừ viêm kết mạc nhiễm khuẩn, có thể dùng tăm bông lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm nếu có nghi ngờ.

Điều trị

Điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng histamin, đáp ứng tốt có thể làm giảm sung huyết mũi, giảm ngứa, giảm chảy nước mũi, nhưng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

Nếu viêm mũi nhẹ có thể dùng thuốc giảm sung huyết dạng xịt hay nhỏ vào mũi. Không dùng liên tục quá 3 ngày vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng corticosteroid với dạng dùng tại chỗ.

Thuốc hít sodium cromoglycat có thể chỉ định dùng thường xuyên trong mùa có phấn hoa, nếu phấn hoa là tác nhân gây dị ứng, sẽ ngăn ngừa được cơn dị ứng do thuốc này ức chế phản ứng của cơ thể.

Với một số loại phấn hoa đặc biệt, việc tiêm dưới da một lượng nhỏ phấn hoa và tiêm nhắc lại nhiều lần có thể giúp cơ thể làm quen với phấn hoa và xóa bỏ được hiện tượng dị ứng.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu xác định chính xác tác nhân gây dị ứng thì việc tránh xa tác nhân ấy là biện pháp tốt nhất.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị