Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm

2012-11-13 08:32 AM

Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng trẻ không tự chủ trong việc tiểu tiện, dẫn đến tiểu trong quần hoặc ngay trên giường ngủ vào ban đêm.

Đái dầm là một hiện tượng bình thường và phổ biến ở trẻ em, do sự phát triển hệ thần kinh kiểm soát bàng quang chưa hoàn chỉnh. Thông thường thì hầu hết trẻ em dưới 3 tuổi đều đái dầm, khoảng 10% trẻ em tiếp tục đái dầm cho đến 5 tuổi, và khoảng dưới 5% trẻ em vẫn còn đái dầm cho đến 10 tuổi. Tỷ lệ đái dầm ở các em trai nhiều hơn các em gái, và thường có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình. Khoảng 1% trẻ em bị đái dầm do những nguyên nhân bệnh thực thể, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, đa niệu hay bệnh thần kinh bàng quang. Nếu đã chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thực thể, không cần phải quá lo lắng về những trường hợp trẻ đái dầm trước khi được 10 tuổi, vì thường vấn đề sẽ tự mất đi. Tuy nhiên, một số biện pháp tích cực có thể giúp trẻ sớm tự chủ hơn trong việc tiểu tiện và do đó không còn đái dầm nữa.

Theo dõi và ghi nhận các lần đái dầm của trẻ trong một thời gian liên tục để xác định có thời gian nào trẻ ngừng đái dầm hay không. Nếu có, có thể loại trừ các nguyên nhân thực thể, trừ ra trường hợp nhiễm trùng ở đường tiết niệu cấp tính.

Trẻ thường đái dầm vào ban đêm, khi ngủ say. Nếu trẻ lớn hơn 4 tuổi vẫn còn đái dầm vào ban ngày có thể là dấu hiệu bệnh thần kinh bàng quang và cần chuyển chuyên khoa để chẩn đoán kỹ hơn.

Tìm hiểu về tiền sử gia đình. Đái dầm thường có khuynh hướng xuất hiện ở những gia đình mà các thế hệ trước đây cũng đã từng đái dầm.

Dùng que thử nước tiểu để kiểm tra glucose và protein niệu. Lấy mẫu nước tiểu và nuôi cấy nếu có nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Không cần điều trị bằng thuốc nếu như trẻ không có bất cứ dấu hiệu bệnh lý thực thể nào. Một số biện pháp sau đây có thể giúp cải thiện vấn đề:

Không cho trẻ uống nước nhiều vào buổi tối, trước giờ đi ngủ.

Nhắc nhở hoặc đưa trẻ đi tiểu tiện trước giờ ngủ.

Sau khi ngủ khoảng 2 – 3 giờ nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu tiện. Lặp lại nhiều lần để tập thành thói quen cho trẻ.

Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Với những trẻ đã lớn, khoảng 7 – 10 tuổi, có thể hướng dẫn trẻ tự đánh dấu vào một bảng theo dõi những đêm có đái dầm trong tháng. Điều này giúp trẻ có sự cố gắng tự cải thiện và tự thấy được mức độ tiến triển của mình, do đó có ý nghĩa khuyến khích rất lớn.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị