Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

2012-11-14 09:13 PM

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tăng lipid máu là chỉ chung các bệnh chuyển hóa có tăng cao lượng lipid hay chất béo trong máu. Một trong các dạng chất béo tăng cao gây nguy hiểm thường gặp nhất là cholesterol. Ngoài ra còn phải kể đến các dạng như triglycerid và lipoprotein.

Lipoprotein là sự kết hợp của các phân tử lipid và protein theo những tỷ lệ khác nhau. Nói một cách nôm na thì với tỷ lệ protein càng thấp, lipoprotein càng có hại cho sức khỏe. Người ta phân ra các loại như sau: rất thấp (very low density lipoprotein) thường gọi tắt là VLDL, thấp (low density lipoprotein) thường gọi tắt là LDL, và cao (high density lipoprotein) thường gọi tắt là

HDL. Tuy nhiên, HDL có lợi cho sức khỏe, thường được gọi là cholesterol có lợi, và không xếp vào nhóm làm tăng lipid máu.

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Nguyên nhân

Do di truyền.

Suy tuyến giáp (nhược giáp).

Tiểu đường.

Suy thận.

Hội chứng Cushing.

Do dùng các thuốc corticosteroid hay estrogen.

Chẩn đoán

Cần chú ý thăm dò tiền sử bệnh của những người trong cùng một gia đình.

Quan sát các triệu chứng thường gặp ở bệnh này như: các nốt mỡ ở da, đau bụng, béo phì, viêm tụy...

Tiến hành xét nghiệm máu để xác định nồng độ cholesterol trong các trường hợp sau:

Tăng huyết áp.

Tiểu đường.

Có tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc bất cứ nguy cơ nào về các bệnh tim mạch, chẳng hạn như đã từng bị một cơn đau tim, phẫu thuật nghẽn mạch, tạo hình mạch, hoặc một xét nghiệm bất thường cho thấy có bệnh tim...

Có kết hợp các nguy cơ gây bệnh cao như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động cơ thể...

Kết quả chẩn đoán dựa vào nồng độ cholesterol trong máu qua xét nghiệm thường được gợi ý như sau:

Tổng lượng cholesterol đo được vào thời điểm bất kỳ trong ngày luôn thấp hơn 5,5 mmol/L (hoặc thấp hơn 200 mg/dl) được xem là bình thường.

Tổng lượng cholesterol hơi cao hơn mức trên kết hợp với các nguy cơ gây bệnh cao như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động cơ thể... được xem là gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Tổng lượng cholesterol rất cao, chẳng hạn như trên mức 10 mmol/L gợi ý cho thấy có thể là một trường hợp tăng lipid máu do yếu tố di truyền.

Cần chú ý là cholesterol tăng cao bất thường trong một số trường hợp sau:

Tiểu đường (diabetes mellitus).

Hội chứng thận hư.

Suy tuyến giáp.

Phụ nữ đang mang thai.

Điều trị

Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng cholesterol cao hơn mức 10 mmol/L, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng cholesterol ở mức từ 5,5 mmol/L đến 10 mmol/L, cần đánh giá toàn bộ các nguy cơ về bệnh mạch vành.

Bệnh nhân có tiền sử các bệnh tim mạch cần duy trì mức cholesterol trong máu (đo vào lúc bụng đói) ở khoảng dưới 5 mmol/L. Nếu các biện pháp không dùng thuốc không giúp duy trì được mức cholesterol trong máu ở khoảng này, có thể cho dùng một trong các thuốc làm hạ cholesterol thuộc nhóm statin, chẳng hạn như Zocor (simvastatin) với liều khởi đầu khoảng 10 mg, mỗi ngày một lần.

Tất cả các bệnh nhân có mức cholesterol cao đều nên được hướng dẫn các biện pháp có thể giúp hạ thấp mức cholesterol mà không cần dùng thuốc, chẳng hạn như:

Duy trì thể trọng hợp lý, hay nói cách khác là bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp giảm cân nếu đang trong tình trạng quá cân hoặc béo phì. Chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index  – BMI) được tính bằng trọng lượng cơ thể (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số này cao hơn 28 ở nam giới hoặc cao hơn 27 ở nữ giới được xem là bắt đầu rơi vào tình trạng béo phì. Nên cố gắng giảm cân sao cho chỉ số BMI là 25 ở nam giới và 23 ở nữ giới. Các biện pháp giảm cân có thể là kết hợp giữa chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể.

Giảm tối đa lượng chất béo trong bữa ăn, nhất là các chất béo bão hòa và cholesterol.

Áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý cho các bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Hướng dẫn bệnh nhân lập bảng theo dõi các món ăn hằng ngày để qua đó xác định các món ăn có chất béo bão hòa cần loại trừ.

Hướng dẫn bệnh nhân gia tăng lượng carbohydrat trong bữa ăn và các món ăn có ít hoặc không có chất béo, hoặc chỉ dùng một số ít chất béo dạng chưa bão hòa (unsaturated fat).

Bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa việc uống rượu, bia...

Khi lượng cholesterol đã được kiểm soát ở mức có thể chấp nhận, cần tiếp tục:

Theo dõi bệnh nhân với tần suất kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần.

Hướng dẫn bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn kiêng và rèn luyện thể lực, gia tăng vận động cơ thể để duy trì kết quả đã đạt được.

Nếu kết quả cho thấy mức cholesterol đo ngẫu nhiên vẫn cao và bệnh nhân có các nguy cơ về bệnh tim mạch, đề nghị cho kiểm tra mức cholesterol và triglycerid vào lúc đói. Nếu kết quả đo vào lúc đói vẫn cao và kéo dài đến 3 tháng sau đó, chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị