Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

2012-11-13 08:23 PM

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhọt là một trường hợp nhiễm trùng da phổ biến, hình thành một hoặc nhiều vùng da bị viêm chứa đầy mủ, thường là nhiễm trùng nang lông. Vị trí nổi nhọt thường là phía sau cổ hoặc các vùng da ẩm như nách, bẹn... nhưng cũng có thể là bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trái với cách nghĩ của nhiều người, nhọt không phải là kết quả của việc vệ sinh da kém, mà là do lây nhiễm vi khuẩn từ những nguồn không xác định được.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Thông thường, loại vi khuẩn này vẫn cư trú trong mũi cũng như có rất nhiều trong môi trường không khí, trong nước, bám trên da... Tuy nhiên, để gây bệnh thì vi khuẩn này cần có nhiều điều kiện thuận lợi khác.

Vi khuẩn thường xâm nhập vào da qua các lỗ chân lông hoặc các vết thương nhỏ. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Chẩn đoán

Triệu chứng khởi đầu là một chỗ sưng nhỏ dưới da, làm cho da trở nên nhạy cảm hơn. Chỗ sưng lan rộng dần và vùng da này trở nên đỏ, đau, sờ vào thấy hơi nóng ấm.

Dần dần, ở giữa nhọt trở nên mềm hơn và có bọng mủ.

Trong khoảng vài ba ngày, lượng mủ tăng dần và tự thoát lên bề mặt của nhọt, tạo thành một điểm nhỏ màu vàng, hay còn gọi là đầu nhọt.

Khi đầu nhọt vỡ, mủ thoát ra thì cảm giác đau nhức do bọng mủ được giảm nhẹ.

Có thể có viêm mạch bạch huyết nếu như nhọt xuất hiện ở khu vực có hạch bạch huyết.

Đôi khi cần lấy bệnh phẩm là mủ trong nhọt để cấy vi khuẩn nhằm xác định loại kháng sinh hợp lý để điều trị. Kiểm tra glucose niệu để loại trừ bệnh tiểu đường.

Thông thường nhọt tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần.

Nếu nhọt thường xuyên tái phát, dùng tăm bông ngoáy mũi lấy bệnh phẩm để xác định việc bệnh nhân mang vi khuẩn gây nhọt trong người.

Điều trị

Không dùng tay nặn mủ hay cố làm vỡ nhọt, vì có thể làm nhiễm trùng lan rộng.

Dùng thuốc giảm đau nếu nhọt gây đau nhiều.

Dùng kem bôi da có sulphat magnesi để bôi lên nhọt, có thể giúp nhọt mau vỡ miệng và cũng mau lành hơn.

Sau khi nhọt vỡ miệng và thoát mủ, cần rửa sạch với xà phòng diệt khuẩn và nước ấm, sau đó dùng gạc khô băng lại để bảo vệ vùng da này không bị nhiễm trùng.

Với các nhọt quá lớn hoặc căng tức và gây đau quá lâu, có thể dùng chlorid ethyl xịt lên gây tê rồi dùng dao mổ rạch nhọt, nặn nhẹ cho mủ thoát ra. Sau đó băng lại bằng gạc khô.

Nếu có dấu hiệu viêm mạch bạch huyết, cho dùng flucloxacillin 250mg, mỗi ngày 4 lần, liên tục trong 5 ngày.

Nếu xác định người bệnh mang vi khuẩn Staphylococcus (gây tái phát thường xuyên) thì cho dùng kem naseptin và flucloxacillin dạng viên uống. Hướng dẫn người bệnh dùng xà phòng diệt khuẩn để tắm trong vòng 2 tuần.

Với các nhọt lớn bất thường, gây đau nhức nhiều, hoặc kéo dài trên 2 tuần, nên chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)

Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai

Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng

Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)

Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai

Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da

Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai

Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tai biến mạch não

Nghẽn mạch, hay thuyên tắc mạch, là tình trạng tắc nghẽn do một khối (thường là cục máu đông) trong động mạch não.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy

Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.