Hình ảnh bệnh động mạch vành trên điện tâm đồ

2012-10-11 11:34 PM

ST chênh xuống, thẳng đuỗn, đây là tổn thương dưới nội tâm mạc, thường có trong chứng nhồi máu dưới nội tâm mạc hay chứng đau thắt ngực.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Điện tâm đồ có giá trị rất lớn trong chẩn đoán các bệnh mạch vành.

Một động mạch vành bị xơ hóa có nòng hẹp hay tắc lại sẽ làm cho vùng cơ tim mà nó phụ trách bị kém nuôi dưỡng; người ta gọi đó là thiểu năng vành (thiếu  máu → thiếu oxy → tổn thương hoặc chết hẳn – hoại tử).

Các dấu hiệu

Các dấu hiệu thấy được trên điện tâm đồ thường gồm có ba loại, quy ước gọi bằng các danh từ sau đây:

Thiếu máu (Ischemia)

Thiếu máu cơ tim

T âm, nhọn, đối xứng, nếu là thiếu máu ở một vùng dưới thượng tâm mạc.

T dương, cao, nhọn, đối xứng nếu là thiếu máu dưới nội tâm mạc.

Tổn thương (Injury)

Tổn thương cơ tim

ST chênh lên và cong như cái vòm, gộp cả sóng T vào nó, gọi là sóng một pha: đây là tổn thương dưới thượng tâm mạc thường xảy ra ở giai đoạn cấp của nhồi máu dưới thượng tâm mạc.

ST chênh xuống, thẳng đuỗn: Đây là tổn thương dưới nội tâm mạc, thường có trong chứng nhồi máu dưới nội tâm mạc hay chứng đau thắt ngực.

Hoại tử (necrosis)

Hoại tử cơ tim

Xuất hiện một sóng Q sâu, rộng, có móc, trát đậm nếu là nhồi máu dưới thượng tâm mạc.

Nhưng các dấu hiệu nói trên cần có những tiêu chuẩn nói lên mức độ đến đâu thì là bệnh lý.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động mạch vành

Có thể dựa chủ yếu vào “Quy tắc Minnesota”  là bản tiêu chuẩn đã được WHO áp dụng.

Dưới đây là tóm tắc mấy điểm chính của quy tắc đó:

Sóng Q

D1, D2, aVL, V1 đến V6 (nhồi máu trước và bên):

Q rộng ≥ 0,04s                                      : Bệnh lý rõ ràng

Q sâu = R                                              : Bệnh lý rõ ràng

Dạng QS từ V1 đến V4 (V5, V6)         : Bệnh lý rõ ràng

Q rộng 0,03 – 0,04s                             : Nghi bệnh lý

Dạng QS từ V1 đến V3                        : Nghi bệnh lý

Q sâu ≥ 1/5 R                                       : Có thể bệnh lý

Dạng QS từ V1 đến V2                        : Có thể bệnh lý

D3, aVF (nhồi máu sau – dưới):

Q rộng ≥ 0,05s                                      : Bệnh lý rõ ràng

Q rộng 0,04 – 0,05s                              : Nghi bệnh lý

Q sâu ≥ 5mm                                        : Nghi bệnh lý

Đoạn ST

Ở tất cả các chuyển đạo, trừ aVR thì ngược lại:

Chênh xuống:

1mm                                                      : Bệnh lý rõ ràng

0,5 – 0,9mm                                          : Nghi bệnh lý

0,5mm                                                   : Có thể bệnh lý

Chênh lên bệnh lý:

≥ 2mm ở V1 đến V4.

≥ 1mm ở các chuyển đạo khác.

Sóng T

Ở tất cả các chuyển đạo trừ D3, V1.

Âm sâu từ 1mm trở lên   : Bệnh lý

Dẹt                                       : Có thể bệnh lý.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị