Ghi điện tâm đồ sai kỹ thuật

2012-10-09 03:45 PM

Dán nhầm thứ tự các chuyển đạo, hoặc dán nhầm điện tâm đồ của người này sang người khác, khi dán băng điện tâm đồ vào tờ hồ sơ của từng bệnh nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mắc dây sai tay: thí dụ mắc nhầm dây điện cực đỏ sang tay trái và dây điện cực vàng sang tay phải: như vậy trên điện tâm đồ, ta sẽ thấy các sóng ở D1 đều âm (nhất là P1 âm), D2 có dạng D3  và ngược lại, aVR có dạng aVL và ngược lại. Còn các chuyển đạo trước tim thì không ảnh hưởng gì và điều này giúp ta phân biệt tật bẩm sinh “tim sang phải”.

 Mắc dây sai tay

Vặn nút máy ghi nhầm thứ tự các chuyển đạo.

Đánh dấu và viết tên nhầm chuyển đạo này với chuyển đạo kia.

Dán nhầm thứ tự các chuyển đạo hoặc dán nhầm điện tâm đồ của người này sang người khác, khi dán băng điện tâm đồ vào tờ hồ sơ điện tâm đồ của từng bệnh nhân.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, muốn phát hiện các lầm lẫn này, trước hết phải luôn luôn nhớ thuộc lòng hình dạng bình thường của 12 chuyển đạo thông dụng. Hơn nữa, cần chú ý mấy qui luật cơ bản sau:

Định luật Einthoven: do cách bố trí các trục của 3 chuyển đạo mẫu, Einthoven đã tính ra được công thức sau:

D1 + D3 = D2

Thí dụ: sóng R1 (sóng R ở D1) là 10mm, R3 là 8mm thì R2 phải là 18mm. Nếu đo thấy không đúng như thế thì có thể là ghi sai. Nhưng lẽ tất nhiên, đó là kể những ca sai nhiều, còn nếu chỉ sai lệch vài ba milimét thì không k ể vì có thể là do ảnh hưởng của sự thở hay độ lệch điện trở tổ chức.

Tính chất liên tục của các chuyển đạo trước tim: Do các chuyển đạo đó có điện cực thăm dò đặt liên tiếp cạnh nhau (Hình 15) nên các sóng của chúng cũng phải biến thiên liên tục. Thí dụ: Sóng R thấp nhất ở V1, sau đó cao dần lên qua V2, V3, V4 đến V5 rồi hơi thấp xuống ở V6. Nếu ở một ca ta thấy R ở V2 cao vọt lên hay thấp hẳn xuống, đi lệch hẳn khỏi đường cong biểu diễn trên mà không nằm trong một bảng bệnh cảnh điện tâm đồ bệnh lí nào rõ ràng thì chắc là ghi sai. Đối với sóng T cũng có quy luật tương tự.

Tính chất giống nhau của một số chuyển đạo: các chuyển đạo D1, aVL, V5, V6  có trục chuyển đạo gần nhau và cùng hướng nên hay có hình dạng các sóng hao hao giống nhau. D3 và aVF cũng vậy. Thí dụ khi thấy có một sóng Q ở D1  thì thường cũng phải thấy có một sóng Q tương tự ở V5, V6. Nếu không có thì có thể là ghi sai. Tuy nhiên, điều đó không tuyệt đối vì còn phải tính đến các rối loạn bệnh lí làm biến đổi các chuyển đạo một cách không đều nhau nữa.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị