Tính tần số tim trên điện tâm đồ

2012-10-09 08:24 PM

Khi nhịp tim không đều, ta phải chọn vài khoảng RR dài ngắn khác nhau mà tính lấy trung bình cộng rồi hãy tính ra tần số tim trung bình.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dùng thước tần số

Đó là những thước rất tiện lợi mà chúng tôi đã cho in với kích thước đúng như thật dưới đây, các độc giả có thể cắt ra dán lên một mảnh bìa cứng hay dán dưới một mảnh nhựa cứng trong suốt mà dùng.

Thước có 2 mặt, mặt 1 dùng cho các điện tâm đồ ghi với vận tốc 25mm/s  còn mặt 2 là 50mm/s. Mặt 1 có 2 bờ, bờ thứ nhất gọi là bờ 2RR, có in một hàng các vạch tần số và chữ 2RR (RR nghĩa là khoảng cách từ một sóng R đến sóng R liền sau nó). Bờ này dùng cho các ca tần số tim bình thường và chậm; còn bờ kia gọi là bờ 10RR dùng cho các ca nhịp nhanh, rung thất hay khi tính tần số riêng của các sóng f hay P’ của rung nhĩ, cuồng động nhĩ.

Còn mặt hai cũng có hai hàng vạch với lối chia tương tự.

Thí dụ: Khi ta muốn tính tần số của một ca điện tâm đồ có nhịp bình thường hay chậm ghi với vận tốc 25mm/s, ta hãy chọn mặt một, bờ 2RR. Ta áp đặt bờ này dọc theo một chuyển đạo nào đó sao cho mũi tên của bờ chỉ đúng vào đỉnh một sóng R, rồi đọc kết quả (tần số tim) ở vạch tần số ứng với đỉnh cái sóng R cách sóng R nói trên một khoảng cách dài 2RR. Trong thí dụ ở hình 23, tần số tim là F = 76/min.

Chú ý: Trên thước ở mặt một, có vẽ thêm tam trục kép Bayley (xem mục sau) và các vạch đo thời gian sóng ở vận tốc 25mm/s (ở đầu thước), ở mặt hai có vẽ thêm đường cong QT sinh lí và các vạch đo thời gian sóng ở vận tốc 50mm/s.

Dùng bảng tần số

Trước hết, tính xem một khoảng RR là bao nhiêu phần trăm giây. Thí dụ, với một bản điện tâm đồ ghi theo vận tốc 25mm/s trong mỗi khoảng RR ta đếm được 18 ô thì như vậy là RR = 0,04s × 18 = 0,72 phần trăm giây. Sau đó, tìm trong bảng tần số (bảng 1) con số F tương ứng với con số phần trăm giây của RR. Trong thí dụ trên, ở cuối cùng hàng thứ ba của bảng cho ta tần số tim F = 83/min.

Chú ý: Trong bảng trên, cứ cột số thứ nhất của mỗi ô là khoảng RR thì cột số thứ nhì của ô đó là tần số tim (F) tương ứng.

Dùng công thức tần số

Khi không bảng và thước, ta làm một con tính nhỏ: đo lấy một khoảng RR tính ra giây rồi lấy 60 chia cho nó sẽ được tần số:

F = 60/RR

Thí dụ: RR = 0,70s thì tần số tim sẽ là:

F = 60/0.70 ~ 86

Chú ý:

Trường hợp sóng R nhỏ quá hay mờ, nát, ta có thể chọn một sóng khác mà tính (như S chẳng hạn).

Khi nhịp tim không đều, ta phải chọn vài khoảng RR dài ngắn khác nhau mà tính lấy trung bình cộng rồi hãy tính ra tần số tim trung bình.

Khi có phân li nhĩ thất hay blốc nhĩ thất, các sóng P và R tách rời nhau ra, do đó, ta phải tính tần số nhĩ (P) riêng và tần số thất (R) riêng.

Tính tần số các sóng f hay P’ của rung nhĩ hay cuồng động nhĩ cũng làm theo các phương pháp trên.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị