- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Sử dụng thuốc cho người bệnh phải bảo đảm an toàn, hợp 1ý, hiệu quả và kinh tế.
Thuốc phải được bảo đảm đến cơ thể người bệnh.
Phải thực hiện đúng các qui định và bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính.
Quy định cụ thể
Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh
Bác sĩ được quyền và chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng thuốc và phải thực hiện các qui định sau:
Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
Thuốc được sử dụng phải:
Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.
Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.
Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm trình điều trị
Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả nhất và ít tốn kém.
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Chỉ định sử dụng thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải theo đúng qui chế thuốc độc.
Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh tự giác chấp hành đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.
Nghiêm cấm chỉ định sử dụng những thuốc có hại đến sức khỏe đã được thông báo hoặc khuyến cáo.
Bác sĩ điều trị căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lí và tính chất dược lí của thuốc mà ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp:
Đường dưới lưỡi, với những thuốc cần tác dụng mạnh.
Đườg uống, với những thuốc không bị dịch vị và men tiêu hoá phá huỷ.
Đường da, niêm mạc với những thuốc thấm qua da, niêm mạc, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Đường trực tràng, âm đạo, với những thuốc đắt, đạn, trứng
Đường tiêm, với những thuốc tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt tiêm mạch máu, truyền tĩnh mạch.
Chỉ dùng đường tiêm khi:
Người bệnh không uống được.
Cần tác dụng nhanh của thuốc.
Thuốc dùng đường tiêm.
Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác sĩ điều trị. Truyền máu phải do bác sĩ, y tá (điều dưỡng) có kinh nghiêm thực hiện và bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm vệ an toàn truyền máu.
Dung môi pha chế thuốc đã chọc kim chỉ được dùng trong ngày, nước cất làm dung môi phải có loại chai riêng, không dùng dung dịch mặn, ngọt, đẳng trương làm dung môi pha thuốc.
Nghiêm cấm việc ra y lệnh tiêm mạch máu các thuốc chứa dung môi dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu.
Lĩnh thuốc và phát thuốc
Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ tổng hợp thuốc và thực hiện các quy định sau:
Tổng hợp thuốc phải theo đúng y lệnh.
Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng khoa kí.
Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc riêng theo quy chế thuốc độc.
Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực hiện các quy định sau :
Phải có phiếu lĩnh thuốc theo mẫu quy định.
Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng số lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và kí xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.
Lĩnh xong phải mang thuốc về ngay khoa điều trị và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) chăm sóc để thực hiện theo y lệnh.
Dược sĩ khoa dược thực hiện
Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.
Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả và kinh tế.
Phải thông báo kịp thì những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lí, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và giá tiền.
Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
Ba kiểm tra
Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.
Nhãn thuốc.
Chất lương thuốc.
Ba đối chiếu
Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
Bảo quản thuốc
Thuốc lĩnh về khoa phải:
Sử dụng hết ngày theo y lệnh, trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ.
Bảo quản thuốc tại khoa, trong tủ thường trực theo đúng quy định.
Trong tuần trả lại khoa dược những thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, người bệnh ra viện, chuyển viện, hoặc tử vong; phiếu trả thuốc phải có xác nhận của trưởng khoa điều trị.
Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và đổi thuốc.
Mất thuốc hỏng thuốc đo bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập biên bản, vào sổ theo dõi chất lượng thuốc, quy trách nhiệm và xử lí theo chế độ bồi thường vật chất, do giám đốc bệnh viện quyết định.
Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác đụng và xử lí kịp thời các tai biến sớm và muộn do dùng thuốc.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và khẩn cấp báo cho bác sĩ điều trị.
Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ do thuốc diễn biến xấu hoặc tử vong.
Chống nhầm lẫn thuốc
Bác sĩ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị phải thực hiện:
Phải viết đầy đủ rõ ràng tên thuốc, dùngchữ Việt Nam, chữ La Tinh hoặc tên biệt dược.
Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc tên, thuốc nước tiếp đến các phương pháp điều trị khác.
Dùng thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và thực hiện các quy định sau:
Phải công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng người bệnh.
Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.
Phải có khay thuốc, lọ đựng thuốc uống sáng, chiều và tối cho từng người.
Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định phải thận trọng, hỏi lại bác sĩ điều trị.
Trước khi tiêm thuốc, cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện:
Ba kiểm tra:
Họ tên người bệnh.
Tên thuốc.
Liều dùng
Năm đối chiếu:
Số giường.
Nhãn thuốc.
Đường dùng
Chất lượng thuốc.
Thời gian dùng thuốc.
Phải bàn giao thuốc còn lại cho kíp thường trực sau.
Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến do thuốc.
Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và việc tự ý trộn lẫn các thuốc để tiêm.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
Quy chế công tác khoa tai mũi họng
Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.
Trưởng khoa dược bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lí tiêu chuẩn kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm bảo đảm chính xác theo đúng các quy định hiện hành.
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Quy chế công tác khoa truyền nhiễm
Trường hợp người bệnh tử vong phải thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh tử vong đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.
Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trưởng khoa ung bướu: nhiệm vụ quyền hạn
Trực tiếp kiểm tra an toàn bức xạ, có kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, tổ chức tốt công tác tiêu độc, tẩy uế và xử lí chất thải phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
Bệnh viện chuyên khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Kết hợp với y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.
Bệnh viện đa khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu, khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Quy chế khen thưởng kỷ luật trong bệnh viện
Cá nhân, tập thể vi phạm kỉ luật phải viết bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, thông qua khoa, phòng góp ý kiến, lập biên bản chuyển đến phòng tổ chức cán bộ để trình giám đốc bệnh viện.
Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.
Quy chế quan hệ công tác trong bệnh viện
Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện
Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.
Trưởng khoa tai mũi họng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác phẫu thuật bệnh tai mũi họng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện và quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức mũi họng theo đúng quy định của Nhà nước.
Quy chế công tác khoa giải phẫu bệnh
Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng, nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải tráng khi toàn thân và chuyển về nhà đại thể.
Dược sỹ pha chế thuốc: nhiệm vu quyền hạn
Chỉ đạo, kiểm tra sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm.
Trưởng khoa tâm thần: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác giám định pháp y tâm thần theo đúng chế độ quy định khi được cấp có thẩm quyền trưng cầu.