Truyền máu: nguyên lý nội khoa

2018-01-16 03:46 PM

Mục tiêu chính của thay máu là loại bỏ những hồng cầu lạ và thay bằng những hồng cầu bình thường để làm gián đoạn của chu trình tạo hồng cầu hình liềm, ứ trệ, tắc mạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Truyền máu toàn phần

Được chỉ định khi mất máu cấp đủ để gây nên giảm thể tích tuần hoàn, máu toàn phần cung cấp khả năng vận chuyển O2 và cải thiện thể tích tuần hoàn. Trong mất máu cấp, hematocrit có thể không phản ánh chính xác mức độ mất máu trong 48 giờ cho đến khi thay đổi dịch xảy ra.

Truyền hồng cầu khối

Chỉ định cho bệnh thiếu máu có triệu chứng không đáp ứng với điều trị cụ thể hoặc cần điều chỉnh khẩn cấp. Truyền hồng cầu khối (RBC) có thể được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng bệnh tim mạch hoặc phổi khi Hb từ 70 đến 90 g/L (7 and 9 g/dL). Truyền máu thường là cần thiết khi Hb là <70 g/L (<7 g/dL). Một đơn vị hồng cầu khối RBCs giúp tăng Hb khoảng 10 g/L (1 g/dL). Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, hồng cầu khối, huyết tương tươi đông lạnh (FFP), và tiểu cầu ở tỉ lệ khoảng 3:1:10 đơn vị là một sự thay thế hoàn chỉnh cho máu toàn phần. Loại bỏ bạch cầu làm giảm nguy cơ của bệnh tự miễn và truyền CMV. Loại bỏ huyết tương của người cho giảm nguy cơ dị ứng. Chiếu xạ ngăn ngừa bệnh mảnh ghép chống vật chủ trong trường hợp người nhận suy giảm miễn dịch bằng cách tiêu diệt các bạch cầu lympho của người cho.

Tránh liên quan đến người cho.

Các chỉ định khác:

(1) Liệu pháp tăng cường truyền máu để ngăn chặn sản xuất các tế bào máu bất thường, như, thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm;

(2) thay máu-bệnh huyết tán sơ sinh, cơn hồng cầu hình liềm;

(3) những người ghép tạng-giảm thải loại khi ghép thận của tử thi.

Biến chứng

(1) Phản ứng truyền máu-xuất hiện nhanh hoặc chậm, gặp ở 1–4%; Những bệnh nhân thiếu IgA có nguy cơ cao gây biến chứng nặng;

(2) Nhiễm trùng-vi khuẩn (hiếm); viêm gan C, 1/1,800,000 cas truyền máu; nhiễm HIV, 1/2,300,000;

(3) Quá tải tuần hoàn;

(4) Thừa sắt-mỗi đơn vị máu chứa 200–250 mg sắt; bệnh thừa sắt có thể tiến triển sau truyền 100 đơn vị hồng cầu khối (ít hơn ở trẻ em), không gặp trong trường hợp mất máu; nghiệm pháp thải sắt bằng deferox-amine;

(5) Bệnh mảnh ghép chống vật chủ;

(6) Bệnh tự miễn.

Truyền máu tự thân

Dùng chính máu của bệnh nhân để tránh nguy hiểm so với dùng máu người khác; cũng có ích cho những bệnh nhân có nhiều kháng thể đa hồng cầu.

Tốc độ của truyền máu tự thân có thể được thúc đẩy bằng dùng erythropoietin (50–150 U/kg tiêm dưới da 3 lần/tuần) trong trường hợp lượng sắt trong cơ thể bình thường.

Thay máu

Mục tiêu chính của thay máu là loại bỏ những hồng cầu lạ và thay bằng những hồng cầu bình thường để làm gián đoạn của chu trình tạo hồng cầu hình liềm, ứ trệ, tắc mạch, và hạ O2 máu do những hồng cầu hình liềm gây nên. Các mục tiêu thường là 70% hemoglobin A.

Truyền tiểu cầu

Truyền dự phòng khi số lượng tiểu cầu <10,000/μL (<20,000/μL trong leukemia cấp). Một đơn vị giúp tăng 10,000/μL nếu không có kháng thể kháng thể cầu lưu hành do kết quả của những lần truyền trước. Hiệu quả được đánh giá sau 1h và 24h truyền tiểu cầu. Tiểu cầu người hiến khớp HLA được chỉ định cho những bệnh nhân có kháng thể kháng tiểu cầu.

Bảng. Các nguy cơ của biến chứng truyền máu

Các phản ứng                                 Tần số, Số lần: Đơn vị máu

Rét run (FNHTR)                             1–4:100

Dị ứng                                                1–4:100

Tan huyết chậm                               1:1000

TRALI                                                 1:5000

Tan huyết cấp                                  1:12,000

Tan huyết gây tử vong                    1:100,000

Sốc phản vệ                                     1:150,000

Nhiễm trùng

Viêm gan B                                       1:220,000

Viêm gan C                                       1:1,800,000

HIV-1, HIV-2                                      1:2,300,000

HTLV-I, HTLV-II                                1:2,993,000

Sốt rét                                               1:4,000,000

Các biến chứng khác

Bất hòa hợp hồng cầu                      1:100

Bất hòa hợp HLA                             1:10

Bệnh mảnh ghép chống túc chủ             Hiếm

Các tác nhân gây nhiễm trùng hiếm gặp do truyền máu gồm virus West Nile, viêm gan A, parvovirus B-19, Bệnh babesia, Bệnh Lyme, Bệnh ehrlichiosis, Bệnh Chagas, Giang mai, herpesvirus 8.

Viết tắt:

FNHTR: phản ứng truyền máu sốt không tan máu;

HTLV: virus gây giảm lympho T;

TRALI: tổn thương phổi cấp do truyền máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh van tim: nguyên lý nội khoa

Triệu chứng thường xảy ra ở độ tuổi 40, nhưng hẹp van hai lá thường gây mất chức năng nặng ở độ tuổi sớm hơn ở các nước đang phát triển. Triệu chứng chính là khó thở và phù phổi do gắng sức.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa

Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa

Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.

Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.

Xơ gan mật tiên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng Sjogren, bệnh mạch collagen, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận, thiếu máu ác tính, toan hóa ống thận.

Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa

Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.

Rối loạn thông khí tăng giảm: nguyên lý nội khoa

Thông khí áp lực dương không xâm nhập trong khi ngủ, mang lại sự hỗ trợ về thông khí, và điều trị ngưng thở khi ngủ, do các bệnh thần kinh cơ.

Bọ cạp chích đốt: nguyên lý nội khoa

Độ nặng của triệu chứng dựa trên loài bọ cạp chuyên biệt. Đối với bọ cạp Bark ở Mỹ, các triều chứng tiến triển đến rất nặng trong khoảng 5 giờ và điển hình giảm dần.

Các polyp đại tràng: nguyên lý nội khoa

Lan tỏa các polyp tuyến toàn bộ đại tràng lên tới vài nghìn polyp di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường cùng với sự mất đoạn trong gen đa polyp tuyến trên nhiễm sắc thể số 5

Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng

Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.

Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa

Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.

Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa

Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay, có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.

Suy giảm chức năng thần kinh ở bệnh nhân nặng

Phần lớn những bệnh nhân ở ICU tiến triển thành mê sảng, được mô tả bởi những thay đổi cấp tính về trạng thái tâm thần, giảm tập trung, suy nghĩ hỗn loạn.

Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa

Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.

Mất thị lực từ từ

U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.

Lọc máu thận nhân tạo và lọc màng bụng

Tuy nhiên, chỉ định lọc máu sớm cho bệnh nhân, từ trước cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng, không củng cố được kết quả của bệnh thận giai đoạn cuối.

Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa

Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.

Bệnh thoái hóa dạng bột: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bệnh thoái hóa dạng bột được xác định bởi tính chất sinh hóa của protein trong sự lắng đọng các sợi và được phân loại theo toàn thân hay tại chỗ, mắc phải hay di truyền.