- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Mất thị lực từ từ
Mất thị lực từ từ
U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hỏi tiền sử và khám lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán chính xác hầu hết các bệnh về mắt mà không cần xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Đánh giá cần thiết trên lâm sàng bao gồm đo thị lực, phản xạ đồng tử, sự vận động của mắt, tổ chức liên kết hốc mắt, thị trường, và đo nhãn áp.
Kiểm tra mi mắt, kết mạc, giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thể thủy tinh bằng đèn khe. Quan sát đáy mắt bằng kính soi đáy mắt.
Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ. Ngược lại, khi mắt bị đỏ, thậm chí là đau, thì ít nghiêm trọng hơn miễn là thị lực bình thường.
Các nguyên nhân hay gặp nhất gây mất thị lực từ từ được liệt kê ở Bảng.
Đục thủy tinh thể
Khi thể thủy tinh đục đến một mức độ sẽ làm giảm thị lực, chủ yếu do tuổi già. Sự hình thành đục thủy tinh thể xảy ra nhanh hơn ở những trường hợp có tiền sử bệnh lý về mắt như chấn thương, viêm màng bồ đào, hoặc đái tháo đường. Bức xạ và điều trị bằng glucocorticoid có thể gây đục thủy tinh thể là một tác dụng phụ.
Nó được điều trị bằng cách phẫu thuật lấy thủy tinh thể ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo nội nhãn.
Glocom
Nhận định chung
Bệnh lý thần kinh thị giác âm ỉ dẫn đến mất thị lực từ từ, thường kết hợp với nhãn áp cao. Glocom góc đóng chỉ ở một số ít các trường hợp; hầu hết các trường hợp đều là glocom góc mở và không xác định được nguyên nhân gây nhãn áp cao. Để chẩn đoán bệnh cần ghi ám điểm hình vòng cung (theo bó sợi thần kinh) khi kiểm tra thị trường, quan sát “ độ lõm ” của đĩa thị giác (Hình), và đo nhãn áp.
Bảng. NGUYÊN NHÂN MẤT THỊ LỰC TỪ TỪ, TĂNG DẦN
Đục thủy tinh thể
Glocom
Thoái hóa điểm vàng
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Khối u thần kinh thị giác hoặc giao thoa thị giác
Khối u nội nhãn
Viêm võng mạc sắc tố
Màng tăng sinh trước võng mạc
Bệnh lỗ hoàng điểm
Hình. Glôcôm gây lõm đĩa thị giác cũng như phá hủy viền thần kinh thị bao quanh và lõm trung tâm rộng và lõm xuống. Tỉ lệ lõm/đĩa khoảng 0.7/1.0 ở trường hợp này.
Hình. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi bắt đầu với lắng đọng drusen trong điểm vàng. Chúng như các chất màu vàng rải rác ởi dưới võng mạc.
Điều trị glocom
Thuốc chủ vận adrenergic tại chỗ, thuốc chủ vận cholinergic, thuốc chẹn beta, tương tự prostaglandin, và thuốc ức chế carbonic anhydrase đường uống (để hạ nhãn áp) dùng để điều trị.
Laser vùng bè củng giác mạc ở góc tiền phòng làm tăng lưu thông thủy dịch.
Nếu điều trị thuốc hoặc bằng laser thất bại thì phải thay thế bằng phẫu thuật đặt bộ lọc hoặc đặt van (mở bè).
Thoái hóa điểm vàng
Nhận định chung
Bao gồm cả hai thể “khô” và “ướt”. Ở thể khô, những khối chất ngoại bào, gọi là drusen, lắng đọng dưới biểu mô sắc tố võng mạc (Hình). Khi chúng tích lũy lại, thị lực bị mất đi từ từ. Ở thể ướt, có sự tăng sinh tân mạch dưới biểu mô sắc tố võng mạc. Chảy máu từ những tân mạch này có thể gây ra mất thị lực trung tâm đột ngột ở người già, mặc dù nhìn mờ dần dần thường hay xảy ra hơn. Kiểm tra điểm vàng để phát hiện drusen và xuất huyết dưới võng mạc.
Điều trị thoái hóa điểm vàng
Dùng vitamins C và E, beta carotene,và kẽm có thể làm chậm tiến triển thoái hóa điểm vàng thể khô.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể điều trị bằng thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu tiêm trực tiếp vào dịch kính vào hàng tháng.
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Nhận định chung
Là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Hoa Kì. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các trường hợp sau nhiều năm bị đái tháo đường. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh võng mạc đái tháo đường bao gồm xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết, nhồi máu thần kinh lớp sợi (nốt dạng bông), và phù hoàng điểm. Đặc trưng của bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh là các tân mạch phát triển trên bề mặt võng mạc, gây mù lòa do xuất huyết dịch kính, bong võng mạc và glocom (Hình).
Hình. Bệnh võng mạc đái tháo đường dẫn đến xuất huyết rải rác, chất tiết vàng, và tân mạch võng mạc. Trường hợp này có các tân mạch phát triển từ đĩa thị, cần phải laser quang đông toàn bộ võng mạc cấp cứu.
Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường
Tất cả các bệnh nhân tiểu đường nên được kiểm tra thường xuyên bởi bác sĩ nhãn khoa để được theo dõi bệnh võng mạc đái tháo đường.
Tân mạch võng mạc được điều trị bằng laser quang đông toàn bộ võng mạc để ngăn ngừa biến chứng.
Khối U
Nhận định chung
U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị. U tuyến yên là bệnh hay gặp nhất. Nó làm mất thị lực một mắt hoặc hai bên thái dương. Ung thư tế bào hắc tố melanoma là khối u nguyên phát hay gặp nhất của chính mắt đó.
Điều trị khối u
U tuyến yên lớn gây chèn ép giao thoa thị giác được phẫu thuật loại bỏ qua xương bướm.
Ở một số trường hợp, các khối u nhỏ được theo dõi hoặc kiểm soát bằng thuốc (VD., thuốc bromocriptine cho u tiết prolactin).
Bài viết cùng chuyên mục
Mãn kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các triệu chứng mãn kinh thường gặp nhất là vận mạch không ổn định, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, và teo biểu mô niệu sinh dục và da.
Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa
Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.
Động vật hữu nhũ cắn
Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát.
Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa
Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.
Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu ST không chêch
Bệnh nhân với có khả năng thấp thiếu máu tiến triển được theo dõi bởi chuỗi điện tâm đồ và men tim trong huyết thanh, và tình trạng đau ngực; nếu tất cả xét nghiệm trên đều âm tính.
Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng
Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.
Đa hồng cầu: nguyên lý nội khoa
Đa hồng cầu nguyên phát phân biệt với đa hồng cầu thứ phát qua lách to, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, và tăng nồng độ vitamin B12, và giảm nồng độ erythropoietin.
Phương tiện hình ảnh học thần kinh
Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.
Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa
Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.
Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa
Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.
Bệnh lý lympho ác tính: nguyên lý nội khoa
Phần lớn ung thư bạch huyết chưa rõ nguyên nhân. Các tế bào ác tính đơn dòng và thường chứa nhiều bất thường về di truyền. Một số biến đổi di truyền đặc trưng cho các thực thể mô học đặc biệt.
Mệt mỏi toàn thân
Vì có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi, nên việc hỏi bệnh sử kĩ lưỡng, hỏi lược qua các cơ quan, và khám lâm sàng rất quan trọng để thu hẹp và tập trung vào các nguyên nhân phù hợp.
Ngộ độc sinh vật biển do ăn uống
Hội chứng Ciguatera liên quan đến ít nhất 5 loại độc tố có nguồn gốc từ tảo đơn bào hai roi quang hợp và tích lũy trong chuỗi thức ăn. Ba loại độc tố ciguatoxins chính.
Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa
Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.
Thiếu máu do rối loạn quá trình hồng cầu trưởng thành
Là các hậu quả hoặc do sai sót tổng hợp hemoglobin, dẫn đến các khiếm khuyết của tế bào chất trưởng thành và hồng cầu nhỏ, khá rỗng, hoặc do sao chép DNA chậm bất thường.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.
Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên lý nội khoa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển, tuy nghiên, tốc độ giảm chức năng phổi thường sẽ chậm đáng kể nếu ngừng hút thuốc.
Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho
Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.
Ngất: nguyên lý nội khoa
Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.
Dinh dưỡng qua đường ruột, nguyên lý nội khoa
Sau khi độ cao của đầu giường và xác nhận đặt ống chính xác, truyền dạ dày liên tục được bắt đầu với một chế độ ăn uống với một nửa công suất ở tốc độ 25 đến 50 ml
Chứng mất ngủ: nguyên lý nội khoa
Tất cả bệnh nhân mất ngủ có thể trở nặng và làm bệnh kéo dài do các hành vi không có lợi cho việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ. Vệ sinh giấc ngủ không cân xứng.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa
Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.
Bất thường về thể tích nước tiểu
Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP.
Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa
Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.