Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa

2018-04-27 02:33 PM

Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tắc nghẽn đường tiết niệu, một nguyên nhân có khả năng hồi phục của suy thận, cần được xem xét trong tất cả các trường hợp cấp tính hoặc đột ngột xấu đi của suy thận mạn. Hậu quả phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng và liệu tắc là một hay hai bên. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào từ ống góp cho đến niệu đạo. Bệnh gặp nhiều hơn ở phụ nữ (các khối u vùng chậu), nam giới cao tuổi (bệnh tuyến tiền liệt), bệnh nhân đái tháo đường (hoại tử nhú thận), bệnh nhân với bệnh thần kinh (tổn thương tủy sống hoặc đa xơ cứng, với bàng quang thần kinh), và các cá nhân có hạch sau phúc mạc hoặc xơ hóa, trào ngược bàng quang-niệu đạo, sỏi thận, hoặc những nguyên khác gây bí đái chức năng (các thuốc kháng cholinergic).

Biểu hiện lâm sàng

Đau có thể xảy ra ở một số nơi (tắc nghẽn do sỏi) nhưng không phổ biến. Ở nam giới, thường xuyên có bệnh sử bệnh tuyến tiền liệt. Thăm khám có thể phát hiện bàng quang to bằng gõ thành bụng dưới; đánh giá siêu âm tại giường (“quét bàng quang”) có thể hữu ích để đánh giá thể tích bàng quang sau khi tiểu. Các phát hiện khác phụ thuộc vào thực tế lâm sàng. Phì đại tuyến tiền liệt có thể được xác định qua kiểm tra trực tràng bằng tay. Kiểm tra bằng hai tay ở phụ nữ có thể thấy một khối ở vùng chậu hoặc trực tràng. Chẩn đoán xâm lấn ở bệnh nhân suy thận nghi ngờ có tắc nghẽn đường tiết niệu được nêu ở hình. Các xét nghiệm có thể thấy tăng BUN và creatinin; nếu tắc nghẽn đủ lâu, có thể có bằng chứng của bệnh ống-kẽ (tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa không có khoảng trống anion, tăng nhẹ natri máu).

Phân tích nước tiểu hâu như lành tính hoặc có một ít các tế bào; protein niệu nặng hiếm khi có. Một hòn sỏi gây tắc có thể thấy trên siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc với lát cắt 5mm.

Siêu âm có thể được dùng để đánh giá mức độ ứ nước và sự toàn vẹn của nhu mô thận; chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp đường tiết niệu qua đường tĩnh mạch có thể được dùng để xác định vị trí tắc. Giãn đài thận là thường thấy; có thể không thấy khi tắc tối cấp, tắc ở phần phía trên bởi u hoặc xơ hóa sau phúc mạc, hoặc do giữ sỏi san hô. Hình ảnh của xơ hóa sau phúc mạc với viêm quanh động mạch cho thấy vùng quanh động mạch, khối bọc mặt sau và mặt bên của động mạch chủ giao nhau. Kích thước thận có thể chỉ ra thời gian tắc nghẽn. Cần lưu ý rằng tắc một bên có thể kéo dài và nghiêm trọng (cuối cùng dẫn đến mất chức năng thận ở bên thận bị tắc), không có dấu hiệu bất thường khi thăm khám và xét nghiệm.

Điều trị tắc nghẽn đường tiết niệu

Điều trị suy thận cấp liên quan đến tắc nghẽn đường tiết niệu được quyết định bởi (1) vị trí tắc (đường tiết niệu trên hay dưới), và (2) tính cấp tính của tắc nghẽn và hậu quả lâm sàng của nó, gồm rối loạn chức năng thận, nhiễm trùng. Các nguyên nhân lành tính của tắc nghẽn đường tiết niệu, gồm tắc nghẽn dòng chảy ra từ bàng quang và sỏi thận, nên được loại bỏ và điều trị bảo tồn, gồm đặt sonde Foley và truyền dịch đường tĩnh mạch, thường sẽ làm giảm sự tắc nghẽn trong phần lớn trường hợp.

Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Nếu có đủ kĩ thuật, tắc nghẽn niệu quản do u được điều trị tốt nhất bằng đặt stent niệu quản nhờ soi bàng quang. Ngoài ra, đặt ống mở thận qua da với các ống dẫn lưu ở ngoài cơ thể có thể được dùng. Kháng sinh đường tĩnh mạch cũng nên dùng nếu có dấu hiệu của viêm bể thận hoặc nhiềm khuẩn niệu. Ngoài đặt stent niệu quản, bệnh nhân xơ hóa sau phúc mạc tư phát thường được điều trị với thuốc ức chế miễn dịch (Prednison, Mycophenolate mofetil, và/hoặc Tamoxifen).

Chẩn đoán tắc nghẽn đường tiết niệu

Hình. Tiếp cận chẩn đoán tắc nghẽn đường tiết niệu trong suy thận không giải thích được. Hình tròn thể hiện hướng chẩn đoán và hình vuông thể hiện quyết định lâm sàng dựa trên dữ liệu có sẵn.

Tình trạng dịch và điện giải cần được theo dõi cẩn thận sau khi tắc nghẽn được giải quyết. Có thể là một sự thải natri/lợi niệu cơ học liên quan đến quá tải thể tích. Tuy nhiên, có thể là một sự thải natri/lợi niệu “không thích hợp” liên quan đến (1) tăng nitơ của urê, dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu; và (2) đái tháo nhạt do bệnh thận mắc phải. Tăng natri máu, đôi khi là mức nặng, có thể tiến triển.

Bài viết cùng chuyên mục

Đau ngực: nguyên lý nội khoa

ECG quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức.

Tiếp cận theo dõi monitor: nguyên lý nội khoa

Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép nhiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU.

Buồn ngủ ngày quá mức

Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.

Hội chứng SIADH ở bệnh nhân ung thư

Do hoạt động của hormon chống bài niệu vasopressin arginine được sản xuất bởi những khối u nhất định đặc biệt ung thư phổi tế bào nhỏ, SIADH đặc trưng bới hạ natri máu.

Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Biến chứng chính của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là giãn tĩnh mạch thự quản dạ dày kèm xuất huyết, cổ trướng, tăng hoạt lách, bệnh não gan.

Huyết khối tăng đông

Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.

Động kinh: nguyên lý nội khoa

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Ung thư tụy và u tuyến nội tiết của đường tiêu hóa và tụy

U tiết glucagon liên quan đến đái tháo đường và ban đỏ di truyền hoại tử, a characteristic red, raised, scaly rash thường ở vị trí vùng mặt, bụng, perineum, and distal extremities.

Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư

Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.

Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.

Một số bệnh làm giảm lưu lượng động mạch ngoại vi

Heparin truyền tĩnh mạch được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch.

Bất thường về cận lâm sàng thiếu máu

Hồng cầu lưới tăng, soi tiêu bản thấy hồng cầu có nhân và nhiễm sắc, có thể thấy hồng cầu hình cầu, hình elip, mảnh vỡ hồng cầu hoặc hình bia, có gai hoặc hình liềm tùy theo từng rối loạn khác nhau.

Hình ảnh học gan mật: nguyên lý nội khoa

MRI nhạy nhất trong việc phát hiện các khối u và nang gan; cho phép phân biệt dễ dàng các u mạch máu với u gan; công cụ không xâm lấn chính xác nhất để đánh giá tĩnh mạch gan.

Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa

Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.

Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị

Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.

Bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Ngoài các đặc điểm của bướu cổ, biểu hiện lâm sàng của bướu cổ đa nhân độc bao gồm cường giáp dưới lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp nhẹ

Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.

Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa

Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.

Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa

Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.

Táo bón: nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Co thắt tâm vị: nguyên lý nội khoa

Chụp cản quang với barium thấy giãn thực quản đoạn xa và hẹp đoạn dưới như mỏ chim và mức khí dịch. Nội soi để loại trừ ung thư, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi.