- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dịch tễ học
Trên thê giới, ghi nhận 1.2-5.5 triệu trường hợp bị rắn cắn mỗi năm, với 421,000-1,841,000 trường hợp nhiễm độc và 20,000-94,000 trường hợp tử vong.
Tỷ lệ bị rắn cắn cao nhất ở vùng ôn đới và nhiệt đới, nơi dân số chỉ yếu sinh sống bằng nông nghiệp thủ công.
Khó để phân biệt rắn độc và không độc; mẫu màu sắc rất dễ nhầm lẫn.
Triệu chứng lâm sàng
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu, ức chế xung thần kinh ngoại biên và suy chức năng cơ quan.
Các triệu chứng lâm sàng chuyên biệt khác nhau chút ít tùy vào các loại rắn chuyên biệt.
Các triệu chứng hệ thống gồm hạ huyết áp, phù phổi, xuất huyết, thay đổi tình trạng tri giác hoặc liệt (cả cơ hô hấp).
Tiên lượng: Tỷ lệ tử vong nói chung đối với rắn độc cắn <1% ở các bệnh nhân Hoa Kỳ được nhận kháng độc tố; hầu hết trường hợp tử vong do rắn cắn ở Hoa Kỳ do rắn đuôi chuông lưng kim cương ở miền Đông và miền Tây.
Điều trị rắn độc cắn
Sơ cứu ban đầu
Tiến hành điều trị cho nạn nhân càng sớm càng tốt.
Nẹp chi bọ cắn và giữ nó ngang tim để giảm chảy máu và khó chịu.
Tránh rạch vào vết cắn, chườm lạnh, kết hợp với phương pháp chữa lành truyền thống, buộc ga rô và sốc điện.
Nếu xác định chắc chắn loại rắn cắn và biết được chất độc thần kinh chính, có thể dùng băng ép bất động (quấn quanh toàn bộ chi bằng băng vải với áp lực khoảng 40-70 mmHg đối với chi trên hoặc 55-70mmHg đối với chi dưới). Nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế, vì đi bộ sẽ làm lan rộng nọc độc từ nơi cắn không kể đến vị trí giải phẫu của nó.
Điều trị tại bệnh viện
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nhịp tim, lượng nước tiểu, độ bão hòa oxy chặt chẽ và quan sát triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh sọ (vd: sụp mi), có thể có trước nuốt khó hoặc suy giảm hô hấp.
Chú ý mức độ sưng phù và tuần hoàn tại chi bị cắn mỗi 15 phút cho đến khi sưng phù ổn định.
Điều trị khởi đầu sốc bằng dung dịch saline đẳng trương (20– 40 mL/kg tiêm mạch); nếu vẫn còn hạ huyết áp, dùng dung dịch albumin 5% (10–20 mL/kg tiêm mạch) và thuốc vận mạch.
Bắt đầu khám xét thích hợp, dùng kháng độc tố chuyên biệt sớm trong tất cả các trường hợp đã biết loại rắn độc cắn. Ở Mỹ, có thể hỗ trợ liên tục ngày đêm từ trung tâm kiểm soát ngộ độc địa phương.
1. Nhiều bằng chứng của nhiễm độc hệ thống (triệu chứng hoặc dấu hiệu hệ thống, những bất thường về xét nghiệm) và đáng kể, các triệu chứng tại chỗ tiến triển (vd: sưng phù qua 1 khớp hoặc liên quan hơn nửa chi bị cắn) là chỉ định dùng kháng độc tố.
2. Treating physicians should seek advice from snakebite experts regarding indications and dosing of antivenom. Thời gian dùng kháng độc tố dựa trên loài rắn cắn, nhưng dùng đa liều không hiệu quả trong việc đảo ngược đáp ứng bị cắn đã được hình thành (vd: suy thận, liệt, hoại tử).
3. Trên thế giới, chất lượng kháng độc tố rất đa dạng; tần suất xảy ra sốc phản vệ có thể vượt quá 50%, thúc đẩy các chuyên ra đưa ra các khuyến cáo trước khi điều trị với thuốc kháng Histamines tiêm mạch (diphenhydramine, 1 mg/kg đến liều tối đa 100 mg; và cimetidine, 5-10 mg/kg đến liều tối đa 300 mg) or even a prophylactic SC or IM dose of epineph-rine (0.01 mg/kg, up to 0.3 mg). CroFab, một loại kháng độc tố được sử dụng ở Hoa kỳ chống lại loài rắn Pit Viper Bắc Mỹ, đưa đến nguy cơ thấp bị dị ứng.
4. Một thử nghiệm chất ức chế men acetylcholinesterase nên được sử dụng trên những bệnh nhân có bằng chứng khách quan về rối loạn chức năng thần kinh, vì vậy phương pháp điều trị này giúp cải thiện thần kinh trên bệnh nhân bị rắn cắn với chất độc thần kinh hậu synap.
Kê cao chi bị cắn một khi bắt đầu tiêm kháng độc tố.
Cập nhật chủng ngừa uốn ván.
Quan sát bệnh nhân cho hội chứng chèn ép khoang cơ.
Quan sát bệnh nhân với các dấu hiệu nhiễm độc tại bệnh viện ít nhất 24 giờ. Bệnh nhân với vết cắn “khô” nên được theo dõi sát ít nhất 8 giờ vì các triệu chứng thường xảy ra muộn.
Bài viết cùng chuyên mục
Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư
Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.
Chất độc hóa học làm dộp da
Khử độc ngay lập tức là cần thiết để giảm thiểu tổn thương. Cởi bỏ quần áo và rửa sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Mắt nên rửa sạch với nhiều nước hoặc nước muối.
Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ mô mềm
Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến
Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa
Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.
Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa
Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.
Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa
Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.
Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa
Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.
Đánh giá suy dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Hai thể của suy dinh dưỡng thường gặp là marasmus, nó đề cập đến sự thiếu ăn xảy ra do giảm nhập năng lượng kéo dài, và kwashiorkor, đề cập đến suy dinh dưỡng có chọn lọc protein.
X quang ngực: nguyên lý nội khoa
Được sử dụng kết hợp với thăm khám lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán suy tim sung huyết. X quang hỗ trợ chẩn đoán suy tim bao gồm tim to, tăng tưới máu vùng đỉnh phổi.
Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa
Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.
Tiêu chảy: nguyên lý nội khoa
Các chất tan không được hấp thu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, gây kéo nước tràn vào lòng ruột; thường giảm khi nhịn ăn; khoảng trống nồng độ osmol trong phân.
Tăng calci máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Cường cận giáp nguyên phát là rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hóa xương do tăng tiết hormon cận giáp bởi u tuyến.
Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư
Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.
Sỏi ống mật chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Sỏi ống mật chủ có thể phát hiện tình cờ, đau quặn mật, vàng da tắc mật, viêm đường mật hoặc viêm tụy.
Suy giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Ở những vùng đủ iốt, bệnh tự miễn và nguyên nhân do thầy thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.
Hen phế quản: nguyên lý nội khoa
Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp.
Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận
Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: nguyên lý nội khoa
Nhiễm ceton do đái tháo đường do thiếu insulin có liên quan hoặc không với tăng tuyệt đối glucagon và có thể gây ra bởi dùng insulin không đủ liều, nhiễm trùng.
Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng
Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.
Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa
Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.
Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa
Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.
Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa
Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.
U tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính, Ung thư biểu mô tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và không biệt hóa.