Xét nghiệm đánh giá hệ thống đông máu cầm máu

2019-04-25 02:13 PM
Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, không bị đông nhờ có sự cân bằng giữa hệ thống đông máu và ức chế đông máu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và trong  nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân.

Các rối loạn đông cầm máu bao gồm các nhóm chính

Nhóm các rối loạn gây nên tình trạng giảm đông với biểu hiện chính là chảy máu. Đây cũng là loại rối loạn chính cần lưu ý về chẩn đoán và xử trí ở bệnh viện tuyến tỉnh,bệnh viện khu vực.

Nhóm các rối loạn tăng đông gây huyết khối, tắc mạch.

Nhóm các rối loạn tăng đông nhưng có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.

Nhóm các rối loạn giảm đông nhưng biểu hiện lâm sàng lại là huyết khối, tắc mạch.

 Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm máu.

Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, không bị đông nhờ có sự cân bằng giữa hệ thống đông máu và ức chế đông máu. Khi xảy ra tổn thương mạch máu, hệ thống đông cầm máu được khởi động nhằm tạo cục đông khu trú tại chỗ tổn thương, làm ngừng chảy máu. Sau khi hoàn thành chức năng cầm máu, cục máu đông sẽ được tiêu đi,trả lại sự lưu thông bình thường cho lòng mạch. Toàn bộ quá trình này cần có sự tham gia của các thành phần: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, các chất ức chế đông máu và hệ thống tiêu sợi huyết.

Quá trình đông cầm máu bao gồm các giai đoạn

Cầm máu ban đầu (tạo nút cầm máu tạm thời).

Đông máu huyết tương (tạo nút cầm máu vĩnh viễn).

Tiêu cục máu đông.

Các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông cầm máu cũng chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 giai đoạn trên. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá mỗi giai đoạn. Sự lựa chọn xét nghiệm hoặc kỹ thuật nào là phụ thuộc vào quy mô của bệnh viện, tình trạng trang thiết bị và trên hết là nhu cầu của lâm sàng cũng như khả năng đánh giá, nhận định kết quả xét nghiệm của các bác sỹ lâm sàng và phòng xét nghiệm.

Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu

Tiểu cầu và thành mạch đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn cầm máu ban đầu. Các xét nghiệm thông dụng để đánh giá giai đoạn này bao gồm:

Đếm số lượng tiểu cầu.

Thời gian máu chảy.

Nghiệm pháp dây thắt.

Co cục máu đông.

Đây là những xét nghiệm hiện đang được sử dụng tại hầu hết các bệnh viện trong đó có bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực bởi khả năng dễ áp dụng của các xét nghiệm này. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, dễ bỏ sót những bất thường nhẹ, kín đáo.

Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn, nhiều kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng giúp đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu chính xác hơn như:

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập và nồng độ khác nhau.

Đánh giá tổng quát chức năng tiểu cầu bằng máy phân tích tự động (Platelet Funtion Analyzer: PFA).

Đàn hồi đồ cục máu (ThromboElastoGraph: TEG).

Định lượng yếu tố von Willebrand…

Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn đông máu huyết tương

Giai đoạn đông máu huyết tương là giai đoạn hình thành sợi fibrin, tạo nút cầm máu vĩnh viễn. Để quá trình hình thành sợi fibrin xảy ra bình thường, cần có sự tham gia đầy đủ của các yếu tố đông máu cũng như các chất ức chế đông máu. Thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu đều có thể dẫn tới giảm hình thành sợi fibrin, giảm khả năng cầm máu, gây chảy máu; Trong khi đó, nếu thiếu hụt chất ức chế đông máu sẽ dẫn tới tăng khả năng tạo fibrin, gây tăng đông, tắc mạch.

Xét nghiệm đánh giá đường đông máu ngoại sinh

PT (Prothrombin Time: thời gian prothrombin; còn được gọi là TQ: thời gian Quick; Tỷ lệ prothrombin). Xét nghiệm này có thể tiến hành thủ công hoặc bằng máy bán tự động, tự động và hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện.

Kết quả của PT thường được thể hiện ở các dạng:

Thời gian: giá trị bình thường khoảng 11-13 giây, kéo dài khi PT bệnh dài hơn PT chứng 3 giây.

%: giá trị bình thường khoảng 70-140%, giảm khi <70%.

INR: được sử dụng cho những bệnh nhân điều trị kháng vitamin K.

Các xét nghiệm đánh giá đường đông máu nội sinh

Bao gồm khá nhiều các xét nghiệm: thời gian Howell, APTT, định lượng các yếu tố đông máu VIII, IX, XI, XII, vonWillebrand…

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xét nghiệm APTT (Activated Partial Thromboplastin Time: thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa) hay còn gọi là TCK  được khuyến cáo sử dụng bởi độ nhạy cao cũng như tính khả thi tại hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực. Kết quả của APTT thường được thể hiện ở các dạng:

Thời gian: bình thường 25-33 giây.

Chỉ số (Ratio) APTT bệnh /APTTchứng: bình thường 0,85- 1,25; APTT kéo dài khi chỉ số này >1,25.

Xét nghiệm đánh giá đường đông máu chung 

TT (Thrombin Time: thời gian thrombin):

Kết quả của TT thường được thể hiện ở các dạng:

Thời gian: bình thường 12- 15 giây.

Chỉ số (Ratio) TT bệnh /TTchứng: bình thường: 0,80- 1,25; TT kéo dài khi chỉ số này >1,25.

Định lượng fibrinogen (phương pháp Clauss).

Nồng độ fibrinogen bình thường: 2-4 g/l.

Các xét nghiệm đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết

Những xét nghiệm của nhóm này rất có giá trị trong phát hiện, chẩn đoán cũng như theo dõi những rối loạn đông máu cấp tính có tỷ lệ tử vong cao như DIC (đông máu rải rác trong lòng mạch), tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối…Nhưng thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực chưa triển khai nhóm xét nghiệm này. Tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực, để phát hiện một tình trạng chảy máu do tăng hoạt hóa tiêu sợi huyết thường sử dụng các xét nghiệm: tan cục máu đông, nghiệm pháp Von – Kaulla, định lượng D-Dimer.

Bình thường, máu sau khi được lấy vào ống nghiệm (không có chất chống đông) sẽ đông lại và xảy ra hiện tượng co cục máu. Sau khi co, cục máu bị tan hoàn toàn sau 12 giờ. Trong những trường hợp tiêu sợi huyết cấp, cục máu sẽ tan nhanh sau khi đông, thậm chí không thể đông được trong những trường hợp tiêu sợi huyết tối cấp. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện ở các bệnh viện tuyến khu vực, tuyến tỉnh; Tuy nhiên độ nhạy của xét nghiệm này không cao, thời gian theo dõi kéo dài, không đáp ứng kịp thời trong những trường hợp cấp tính.

Nghiệm pháp Von – Kaulla (thời gian tiêu Euglobulin): được sử dụng để phát hiện tình trạng tăng tiêu sợi huyết ở bệnh nhân. Xét nghiệm này có khả năng áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện nhưng độ nhạy không cao.

Định lượng D- Dimer:  là xét nghiệm đánh giá nồng độ các sản phẩm thoái giáng của fibrin, được khuyến cáo sử dụng trong đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết bởi độ nhạy cao của xét nghiệm này; Tăng D- Dimer là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán DIC. D- Dimer cũng tăng  trong tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối…

Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn, một số kỹ thuật mới đã được đưa vào sử dụng trong đánh giá giai đoạn tiêu sợi huyết như: định lượng D – Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang, đàn hồi đồ cục máu (ThromboElastoGraph: TEG)...

Bài viết cùng chuyên mục

Nghiệm pháp đường (Glucose) cho phụ nữ có thai

Hầu hết phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sinh con khỏe mạnh, Tuy nhiên, không quản lý cẩn thận, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ khác nhau

Chụp x quang tủy sống: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Trong quá trình thủ thuật, thuốc nhuộm được đưa vào khoang dưới nhện bằng kim nhỏ, di chuyển trong không gian đến rễ thần kinh, và tủy sống

Khám răng miệng cho trẻ em

Khám thường xuyên nha khoa giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, Khám nha khoa cung cấp cho nha sĩ một cơ hội để cung cấp lời khuyên về chăm sóc răng

Chụp cắt lớp vi tính (CT Angiogram) hệ tim mạch: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Trong khi chụp CT, một loại thuốc nhuộm đặc biệt, chất tương phản được đưa vào trong tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay để làm cho các mạch máu dễ nhìn thấy hơn

Chụp động mạch đầu và cổ: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả

Tìm kiếm sự tắc nghẽn hoặc thu hẹp các động mạch ở cổ mang máu lên não, xem có cần phải làm thủ thuật để mở động mạch bị hẹp hoặc bị chặn để tăng lưu lượng máu hay không

Sinh thiết xương: ý nghĩa lâm sàng kết quả sinh thiết

Sinh thiết xương có thể được lấy từ bất kỳ xương nào trong cơ thể, dễ dàng nhất để lấy các mẫu sinh thiết từ xương gần bề mặt da, cách xa bất kỳ cơ quan nội tạng hoặc mạch máu lớn

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Thủ thuật chụp cộng hưởng từ đầu, được thực hiện bởi kỹ thuật viên, hình ảnh được đọc bởi một bác sĩ X quang, bác sĩ khác cũng có thể đọc được kết quả

Nội soi khớp: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả

Trong quá trình nội soi khớp, máy soi khớp được đưa vào khớp thông qua một vết mổ trên da, ống soi có một nguồn ánh sáng và một máy quay video được gắn vào nó

Điện động nhãn đồ (ENG): ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Trong thời gian điện động nhãn đồ, các điện cực được gắn vào mặt gần mắt để ghi lại chuyển động của mắt, các chuyển động được ghi lại trên giấy biểu đồ

Nội soi tiêu hóa

Nội soi được sử dụng để chẩn đoán và đôi khi điều trị có ảnh hưởng đến phần trên của hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non

Đánh giá sinh lý phát triển thai nhi (BPP): ý nghĩa lâm sàng chỉ số phát triển

Đánh giá sinh lý phát triển thai nhi thường được thực hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nếu có khả năng thai kỳ có nguy cơ cao, thì có thể thực hiện từ 32 đến 34 tuần hoặc sớm hơn

Chụp cắt lớp vi tính (angiograms CT) mạch vành

Trong chụp mạch CT, không có ống thông được đặt trong háng, và thuốc nhuộm nhìn thấy trên CT scan được tiêm qua một đường (IV) tiêm tĩnh mạch đặt trong tay hay cánh tay.

Đo nhiệt độ (thân nhiệt): ý nghĩa lâm sàng chỉ số nhiệt độ cơ thể

Nhiệt kế được hiệu chuẩn theo độ C hoặc độ Fahrenheit, tùy thuộc vào tùy chỉnh của khu vực, nhiệt độ thường được đo bằng độ C.

Xét nghiệm thâm nhập tinh trùng: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

Xét nghiệm thâm nhập tinh trùng bình thường, và phân tích tinh dịch bình thường, có nghĩa là tinh trùng có chất lượng tốt để thụ tinh

Chọc ối: chỉ định và ý nghĩa lâm sàng

Xét nghiệm này có thể được thực hiện trong khoảng từ tuần 15 đến 20 để xem xét gen của em bé, nó cũng có thể được sử dụng sau này trong thai kỳ để xem em bé đang như thế nào.

Bốn xét nghiệm sàng lọc khi mang thai (AFP, HCG, estriol và inhibin A)

Thông thường, xét nghiệm sàng lọc được thực hiện giữa tuần 15 và tuần 20 của thai kỳ, kết quả của xét nghiệm sàng lọc cho thấy nguy cơ nhất định khi mang thai em bé

Phân tích tóc: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Tóc là một loại protein mọc ra từ nang lông trên da, thông thường, một sợi tóc mọc trong nang lông trong nhiều tháng, ngừng phát triển và rụng

X quang bụng: ý nghĩa lâm sàng hình ảnh x quang

X quang bụng có thể là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng đầu tiên được thực hiện để tìm ra nguyên nhân đau bụng, trướng, buồn nôn hoặc nôn

Nội soi đại tràng (ruột già)

Nếu cần thiết, khối u hoặc các loại mô bất thường có thể được loại bỏ thông qua phạm vi trong quá trình nội soi. Mẫu mô (sinh thiết) có thể được thực hiện trong nội soi.

Xét nghiệm CA 125

Xét nghiệm CA 125 không đủ chính xác, để sử dụng cho tầm soát ung thư trong tất cả các phụ nữ, đặc biệt là tiền mãn kinh phụ nữ.

Siêu âm thai nhi: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả

Siêu âm thai nhi có thể được thực hiện theo hai cách, thiết bị đầu dò được di chuyển qua bụng, trong siêu âm qua âm đạo, đầu dò được đưa vào âm đạo

Xét nghiệm độc tính: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm độc tính, thường được thực hiện trên nước tiểu, hoặc nước bọt, thay vì máu, nhiều loại thuốc xuất hiện trong nước tiểu, hoặc nước bọt

Chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để làm cho hình ảnh chi tiết của cột sống và đốt sống ở cổ, lưng, hoặc lưng dưới, cột sống thắt lưng cùng

Nội soi bàng quang: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Nội soi bàng quang được thực hiện bởi bác sĩ tiết niệu, với một hoặc nhiều trợ lý, thủ thuật được thực hiện trong bệnh viện hoặc phòng của bác sĩ

Xét nghiệm phân: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm bằng soi, xét nghiệm hóa học, và xét nghiệm vi sinh, kiểm tra màu sắc, tính nhất quán, số lượng, hình dạng, mùi và chất nhầy