Lignopad: thuốc giảm triệu chứng đau thần kinh sau nhiễm Herpes zoster

2021-01-02 11:32 AM

Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dạng bào chế

Miếng dán

Đóng gói

Hộp 5 gói x 2 miếng dán; Hộp 2 gói x 5 miếng dán.

Thành phần

Lidocain 0,7g (5%kl/kl)

Chỉ định

Giảm các triệu chứng đau thần kinh sau nhiễm Herpes zoster.

Liều lượng và cách dùng

Chỉ nên sử dụng nếu có lợi ích điều trị cho bệnh nhân.

Người lớn và người già: Cắt bằng kéo (không cạo) tóc/lông trên vùng da bị đau (khô, không bị tổn thương, không bị kích ứng (sau khi các bọng nước do Herpes zoster đã lành)), dán miếng dán lên, 1 lần trong tối đa 12 giờ trong mỗi 24 giờ, vào ban ngày hoặc đêm.

Nếu vùng bị đau nhỏ hơn kích thước miếng dán: Cắt thành các miếng nhỏ hơn trước khi bóc phim dán.

Không dán quá 3 miếng kích thước (10×14)cm cùng lúc.

Khoảng cách 2 lần dán ít nhất 12 giờ.

Nếu không đáp ứng sau 2-4 tuần hoặc các dấu hiệu thuyên giảm chỉ do tính năng bảo vệ da của miếng dán: Phải ngừng điều trị vì nguy cơ tiềm tàng vượt quá lợi ích.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tiền sử quá mẫn với thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide. Không dán lên vùng da bị tổn thương hoặc viêm.

Tương tác thuốc

Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1 và thuốc gây tê tại chỗ khác.

Tác dụng phụ

Rất thường gặp

Phản ứng tại chỗ như nóng đỏ, viêm da, ban đỏ, ngứa, kích ứng da, vết giộp da.

Ít gặp

Tổn thương da.

Rất hiếm gặp

Vết thương hở, phản ứng phản vệ, mẫn cảm.

Chú ý đề phòng

Bệnh nhân suy thận/gan/tim nặng.

Trẻ Không nên sử dụng trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.

Không nên dán lên niêm mạc.

Tránh để mắt tiếp xúc miếng dán. Miếng dán có thể gây kích ứng da hoặc gây phản ứng dị ứng (có thể đến chậm).

Thông tin thành phần Lidocaine

Dược lực

Lidocaine hydrocloride là thuốc gây tê có cấu trúc amid.

Dược động học

Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Vào máu, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70%. Thuốc có ái lực cao với tổ chức hơn với huyết tương, đặc biệt là phổi, não sau đó đến tim, gan, lách, ruột, cơ và mô mỡ. Thuốc qua nhau thai khoảng 40%. Thuốc chuyển hoá ở gan khaỏng 70% bằng phản ứng alkyl hoá và hydrõyl hoá tạo ra 2 chất chuyển hoá quan trọng là monoethylglycinxylidin (MEGX) và glycinxylidin (GX) vẫn còn hoạt tính chống loạn nhịp tim. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.

Tác dụng

Gây tê: lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt do thuốc thấm tốt qua niêm mạc vừa có tác dụng của lidocain mạnh hơn procain 3 – 4 lần và ít độc hơn. Tác dụng xuất hiện nhanh và kéo dài hơn. Vì thuốc gây giãn mạch nơi tiêm nên thường phải phối hợp với các chất gây co mạch như noradrenalin, adrenalin ở tỷ lệ 1/80.000 hoặc 1/100.000 để kéo dài tác dụng gây tê và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trên thần kinh vận động: tác dụng tương tự procain.

Chống loạn nhịp: giống quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác quinidin là lidocain không ảnh hưởng tới dẫn truyền nội tại của cơ tim, ít ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.

Cơ chế tác dụng của lidocain: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn cản sự khử cực màng tế bào (ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh vì vậy có tác dụng gây tê.

Chỉ định

Gây tê: gây tê niêm mạc, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.

Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu.

Liều lượng và cách dùng:

Gây tê bề mặt, dung dịch 1 - 5% dùng đắp lên da và niêm mạc.

Gây tê dẫn truyền và tiêm thấm: 40 – 200 mg. Liều điều trị 400 mg loại có adrenalin, 500 mg loại không có adrenalin.

Phòng và điều trị loạn nhịp tim: uống 500 mg/ lần x 3 lần/24h. Tiêm 50 – 100 mg/lần tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với lidocain.

Bệnh nhược cơ.

Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nhĩ thất phân ly.

Tác dụng phụ

Dùng gây tê (tại chỗ: có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, shock phản vệ.

Dùng chống loạn nhịp (toàn thân): có thể gặp chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co giật.

Quá liều gây truỵ tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.

Bài viết cùng chuyên mục

Lipofundin

Truyền quá nhanh nhũ dịch béo có thể gây ra sự tăng thể tích và chất béo quá mức do pha loãng đột ngột với huyết tương của cơ thể, sự thặng dư nước, tình trạng sung huyết.

Lercanidipin: Lercanidipine meyer, Zanedip, thuốc chẹn kênh calci điều trị huyết áp

Lercanidipin là một thuốc chẹn kênh calci thuộc họ dihydropyridin, thuốc chẹn chọn lọc các kênh calci phụ thuộc điện thế typ L, tác dụng chống tăng huyết áp là do liên quan trực tiếp đến tác dụng giãn cơ trơn mạch máu.

Losartan

Losartan là chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới, là một chất đối kháng thụ thể angiotensin II. Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch.

Lomustin: thuốc chống ung thư, tác nhân alkyl hóa

Lomustin là dẫn xuất nitrosoure, được coi là thuốc alkyl hóa dùng để chữa ung thư, Lomustin rất tan trong lipid, dễ hấp thu qua đường uống và chuyển hóa thành các chất có hoạt tính

Lopid

Giảm tổng hợp VLDL (triglycéride) ở gan do ức chế sự tiêu mỡ ở ngoại biên (giảm các acide béo có sẵn) và giảm sự sát nhập các acide béo có chuỗi dài.

Lithi carbonat

Lithi có tác dụng phòng ngừa cả hai pha hưng cảm và trầm cảm của bệnh hưng cảm - trầm cảm đơn cực hoặc lưỡng cực. Ngoài tác dụng phòng bệnh, lithi còn có tác dụng điều trị trong các trường hợp hưng cảm.

Leucovorin: thuốc giải độc

Leucovorin điều trị quá liều Methotrexate, cấp cứu Methotrexate liều cao, thiếu máu Megaloblastic do thiếu Folate, ung thư đại trực tràng tiến triển, ngộ độc Methanol và độc tính Trimethoprim.

Letrozol: Femara, Losiral, Meirara, thuốc chống ung thư

Letrozol là dẫn chất benzyltriazol, là chất ức chế aromatase chọn lọc không steroid, Letrozol khác biệt với aminoglutethimid về cấu trúc nhưng cùng chung tác dụng dược lý và ức chế cạnh tranh aromatase.

Lincomycin hydrochlorid

Lincomycin là kháng sinh thuộc lincosamid. Lincomycin có tác dụng chống vi khuẩn như clindamycin, nhưng ít hiệu lực hơn. Thuốc chủ yếu kìm khuẩn ưa khí Gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn kỵ khí.

Lumateperone

Lumateperone là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực ở người lớn.

Leucodinine B

Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố mélanine mắc phải, đặc biệt trong: chứng da đồi mồi ở người lớn tuổi, nhiễm hắc tố sau phẫu thuật hoặc do hóa chất (nước hoa).

Levonorgestrel (dưới da)

Levonorgestrel cấy dưới da là một bộ tránh thai có tác dụng dài ngày (5 năm). Bộ gồm có 6 nang mềm đóng kín làm bằng polydimethylsiloxan để giải phóng levonorgestrel trong 5 năm.

Levonorgestrel Intrauterine: thuốc tránh thai

Levonorgestrel Intrauterine là một loại thuốc theo toa được sử dụng như biện pháp tránh thai để tránh mang thai và điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.

Lidocain

Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri.

Lorastad D: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay

Lorastad D được chỉ định dùng để giảm triệu chứng của: Chứng viêm mũi dị ứng. Chứng nổi mày đay.

Lamzidivir: thuốc điều trị suy giảm miễn dịch cho bệnh nhân HIV

Lamzidivir là thuốc kháng virus kết hợp, được chỉ định cho điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch (lượng CD4+ 500/ml).

Levocarnitine: thuốc điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối

Levocarnitine là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối.

Lamostad: thuốc điều trị động kinh

Lamostad điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng - co giật. Động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut. Lamotrigine được dùng như liệu pháp hỗ trợ.

Lomustin

Lomustin (CCNU) là thuốc hóa trị liệu alkyl hóa dùng để chữa ung thư. Các chất chuyển hóa có hoạt tính gắn và ức chế nhiều đích chủ chốt bên trong tế bào.

Levonorgestrel (loại uống)

Levonorgestrel sử dụng để tránh thai. Microval và Norgeston là những thuốc tránh thai loại uống. Levonorgestrel được dùng làm thành phần progestogen trong liệu pháp thay thế hormon trong thời kỳ mãn kinh.

Lorazepam

Lorazepam là một benzodiazepin, dùng để điều trị các tình trạng lo âu, mất ngủ, co giật hoặc trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư.

Lacteol: thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh

Lacteol phòng ngừa và điều trị các rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hay hóa liệu pháp, sự lên men bất thường ở đường ruột: trướng bụng, tiêu chảy, táo bón, viêm ruột cấp và mãn tính ở trẻ em và người lớn.

Levofloxacin: Dianflox, Dovocin, Draopha fort, thuốc kháng sinh nhóm quinolon

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon dẫn chất fluoroquinolon, cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II.

Labetalol hydroclorid

Tác dụng của labetalol trên cả các thụ thể adrenergic alpha - 1 và beta góp phần làm hạ huyết áp ở người tăng huyết áp. Chẹn thụ thể alpha - 1 dẫn đến giãn cơ trơn động mạch và giãn mạch.

Linagliptin

Linagliptin là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị bệnh đái tháo đường týp 2. Linagliptin có sẵn dưới các tên biệt dược Tradjenta.