Lansoprazol

2011-05-28 07:36 PM

Lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên quốc tế: Lansoprazole.

Loại thuốc: Thuốc ức chế tiết acid dịch vị, thuốc ức chế bơm proton.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nang giải phóng chậm (chứa hạt bao, tan trong ruột): 15 mg, 30 mg.

Tác dụng

Lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).

Chỉ định

Ðiều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (dùng tới 8 tuần).

Ðiều trị loét dạ dày - tá tràng cấp.

Ðiều trị các chứng tăng tiết toan bệnh lý, như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống.

Chống chỉ định

Quá mẫn với lansoprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.

Có thai trong 3 tháng đầu.

Thận trọng

Cần giảm liều đối với người bị bệnh gan.

Người mang thai và cho con bú.

Thời kỳ mang thai

Chưa có thông báo dùng lansoprazol cho người mang thai. Không biết rõ thuốc có đi qua nhau thai vào bào thai không. Tuy nhiên, dùng lâu và với liều cao đã gây ung thư trên cả chuột nhắt và chuột cống đực và cái, do vậy nên tránh dùng cho người mang thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu, nhưng tốt nhất là không nên dùng trong bất kỳ giai đoạn nào khi thai nghén.

Thời kỳ cho con bú

Cả lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột cống và có thể sẽ bài tiết qua sữa người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh, nên tránh dùng ở người cho con bú.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ðau đầu, chóng mặt

Ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu.

Phát ban.

Ít gặp

Mệt mỏi

Tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và protein niệu.

Liều lượng và cách dùng

Viêm thực quản có trợt loét:

Ðiều trị triệu chứng thời gian ngắn cho tất cả các trường hợp viêm thực quản:

Liều người lớn thường dùng 30 mg, 1lần/ngày, trong 4 - 8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa, nếu chưa khỏi.

Ðiều trị duy trì sau chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: Người lớn 15 mg/ngày. Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm.

Loét dạ dày: 15 tới 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.

Loét tá tràng: 15 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

Dùng phối hợp với amoxicilin và clarithromycin trong điều trị nhiễm H. pylori ở người bệnh loét tá tràng thể hoạt động như sau:

Phối hợp 3 thuốc: 30 mg lansoprazol + 1 g amoxicilin và 500 mg clarithromycin, dùng 2 lần hàng ngày, trong 10 đến 14 ngày. Tất cả 3 loại thuốc đều uống trước bữa ăn.

Phối hợp 2 thuốc: 30 mg lansoprazol + 1 g amoxicilin, dùng 3 lần hàng ngày, trong 14 ngày. Cả 2 loại thuốc đều uống trước bữa ăn.

Ðiều trị duy trì sau khi loét tá tràng đã khỏi: 15 mg/1 lần/ngày. Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm.

Tăng tiết toan khác (hội chứng Z.E.)

Liều thường dùng cho người lớn bắt đầu là 60 mg, 1 lần/ngày. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn. Sau đó, điều chỉnh liều theo sự dung nạp và mức độ cần thiết để đủ ức chế tiết acid dịch vị và tiếp tục điều trị cho đến khi đạt kết quả lâm sàng.

Liều uống trong những ngày sau cần khoảng từ 15 - 180 mg hàng ngày để duy trì tiết acid dịch vị cơ bản dưới 10 mEq/giờ (5 mEq/giờ ở người bệnh trước đó có phẫu thuật dạ dày). Liều trên 120 mg/ngày nên chia làm 2 lần uống.

Cần điều chỉnh liều cho người có bệnh gan nặng. Phải giảm liều, thường không được vượt quá 30 mg/ngày.

Lansoprazol không bền trong môi trường acid (dịch dạ dày), vì vậy phải uống lansoprazol trước khi ăn và không cắn vỡ hoặc nhai viên nang.

Tương tác

Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyển hóa bởi cytochrom P450.

Không thấy có ảnh hưởng lâm sàng quan trọng tới nồng độ của diazepam, phenytoin, theophylin, prednisolon hoặc warfarin khi dùng cùng với lansoprazol.

Lansoprazol làm giảm tác dụng của ketoconazol, itraconazol và của các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.

Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol (khoảng 30%).

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Hạ thân nhiệt, an thần, co giật, giảm tần số hô hấp.

Ðiều trị hỗ trợ: Phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.

Qui chế

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 30 mg.

Bài viết cùng chuyên mục

Lansoprazole - Amoxicillin - Clarithromycin: thuốc điều trị loét tá tràng

Lansoprazole, Amoxicillin, Clarithromycin là sự kết hợp của các loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị loét tá tràng ở người lớn.

Latanoprost: thuốc điều trị tăng nhãn áp

Latanoprost là một dung dịch nhỏ mắt tương tự prostaglandin được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp bằng cách giảm chất dịch trong mắt.

Lorastad D: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay

Lorastad D được chỉ định dùng để giảm triệu chứng của: Chứng viêm mũi dị ứng. Chứng nổi mày đay.

Lercanidipin: Lercanidipine meyer, Zanedip, thuốc chẹn kênh calci điều trị huyết áp

Lercanidipin là một thuốc chẹn kênh calci thuộc họ dihydropyridin, thuốc chẹn chọn lọc các kênh calci phụ thuộc điện thế typ L, tác dụng chống tăng huyết áp là do liên quan trực tiếp đến tác dụng giãn cơ trơn mạch máu.

Lipovenoes: thuốc cung cấp dinh dưỡng năng lượng

Lipovenoes đáp ứng nhu cầu về calori và các acid béo thiết yếu qua đường truyền tĩnh mạch, có thể dùng cùng với các dung dịch acid amin khác và/hoặc dung dịch carbohydrate nhưng phải qua các hệ thống truyền riêng biệt và các mạch máu riêng biệt.

Lincomycin hydrochlorid

Lincomycin là kháng sinh thuộc lincosamid. Lincomycin có tác dụng chống vi khuẩn như clindamycin, nhưng ít hiệu lực hơn. Thuốc chủ yếu kìm khuẩn ưa khí Gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn kỵ khí.

Lipigold

Cung cấp năng lượng (không do protein) (có thể tới 60% nhu cầu hàng ngày) cho bệnh nhân nuôi ăn đường tĩnh mạch kéo dài trên 5 ngày để ngăn ngừa thiếu hụt các acid béo thiết yếu.

Locabiotal

Ở người, sau khi dùng thuốc bằng đường hít, không phát hiện thấy fusafungine trong huyết tương do hoạt chất chính đã bám vào niêm mạc đường hô hấp.

Levocarnitine: thuốc điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối

Levocarnitine là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối.

Lifezar

Khởi đầu 50 mg ngày 1 lần. Bệnh nhân có nguy cơ mất nước nội mạch, bao gồm có sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bị suy gan: Điều chỉnh liều đến 25 mg ngày 1 lần. Duy trì: 25 - 100 mg ngày 1 lần hay chia 2 lần/ngày.

Lipicard

Fenofibrate, được chỉ định điều trị tăng lipid huyết loại IIa, IIb, III, IV và V khi liệu pháp ăn kiêng không hiệu quả.

Linaclotide

Linaclotide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón vô căn mãn tính.

Levemir FlexPen

Làm tăng nhu cầu insulin: Thuốc tránh thai dạng uống, thiazid, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm, hormone tăng trưởng, danazol.

Lamictal: thuốc điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực

Lamictal được chỉ định dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.

Lemborexant: thuốc ức chế thần kinh trung ương gây ngủ

Lemborexant là một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương theo toa được sử dụng cho người lớn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ (mất ngủ) ở người lớn.

Liothyronin

Liothyronin là T3 (triiodothyronin) có hoạt tính, gắn trực tiếp với thụ thể thyroxin trong tế bào và tác động đến nhân tế bào. Liothyronin có cùng tác dụng dược lý như thyroxin natri và các chế phẩm từ tuyến giáp.

Levothyroxin

Levothyroxin là chất đồng phân tả tuyền của thyroxin, hormon chủ yếu của tuyến giáp. Tác dụng dược lý chính của hormon giáp ngoại sinh là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể.

Liraglutide

Liraglutide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

Levomepromazin (methotrimeprazin)

Methotrimeprazin, trước đây gọi là levopromazin, là dẫn chất của phenothiazin có tác dụng dược lý tương tự clorpromazin và promethazin.Tác dụng an thần, khả năng tăng cường tác dụng gây ngủ và giảm đau mạnh.

Levitra

Trong nghiên cứu sử dụng Rigiscan có đối chứng với giả dược để đo mức độ cương cứng, vardenafil 20 mg gây ra mức cương dương đủ cho sự giao hợp.

Linkotax

Người lớn 25 mg uống 1 lần mỗi ngày sau khi ăn. Ung thư vú giai đoạn đầu: Nên tiếp tục điều trị trong 5 năm liệu pháp hormone kết hợp bổ trợ tuần tự (dùng Linkotax sau tamoxifen), hoặc sớm hơn nếu khối u tái phát.

Loratadin

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.

Lysinkid-Ca: thuốc kích thích ăn cho trẻ em

Sirô Lysinkid - Ca giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh (sau khi bệnh, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật) giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Lamzidivir: thuốc điều trị suy giảm miễn dịch cho bệnh nhân HIV

Lamzidivir là thuốc kháng virus kết hợp, được chỉ định cho điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch (lượng CD4+ 500/ml).

Lopinavir và ritonavir: Aluvia, Kaletra, Ritocom, thuốc ức chế protease của HIV

Lopinavir và ritonavir là kết hợp cố định của hai thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.