Lamone: thuốc điều trị bệnh gan mãn tính

2021-08-20 01:03 PM

Viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virus viêm gan B (HBV) với một hoặc nhiều tình trạng sau: Men gan ALT huyết thanh cao hơn 2 lần so với bình thường. Xơ gan.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

Lamivudine 100mg.

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dược lực học

Lamivudine là 1 thuốc kháng retrovirus, thuộc nhóm dideoxynucleoside, ức chế enzym phiên mã ngược của virus. Chất chuyển hóa 5’ – tri – phosphate của Lamivudine có cấu trúc tương tự deoxycytidine triphosphate là cơ chất tự nhiên cho enzym phiên mã ngược. Thuốc có hoạt tính cạnh tranh với deoxycytidine triphosphate tự nhiên để hợp nhất vào DNA của virus bởi enzym phiên mã ngược, gây kết thúc sớm tổng hợp DNA của virus. Lamivudine có hoạt tính kìm virus HIV typ 1 và 2 (HIV– 1, HIV– 2), và cũng có tác dụng ức chế virus viêm gan B ở người bệnh mạn tính.

Dược động học

Sau khi uống, Lamivudine hấp thu nhanh với sinh khả dụng khoảng 80%. Nửa đời thải trừ trong huyết tương trung bình là 2,5 giờ và khoảng 70% của liều được thải trừ không thay đổi trong nước tiểu.

Chỉ định

Viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virus viêm gan B (HBV) với một hoặc nhiều tình trạng sau:

Men gan ALT huyết thanh cao hơn 2 lần so với bình thường.

Xơ gan còn bù hoặc mất bù.

Bệnh gan dạng viêm hoại tử thể hiện trên sinh thiết.

Suy giảm miễn dịch.

Ghép gan.

Phối hợp trong điều trị nhiễm virus HIV.

Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng dựa trên thể trọng và tuổi của bệnh nhân.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Liều khuyến cáo: 100 mg x 1 lần/ngày.

Nên ngưng sử dụng thuốc ở bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường khi xảy ra đáp ứng chuyển huyết thanh HbeAg và/hoặc HbsAg.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

3 mg/kg x 1 lần/ngày, (tối đa 100 mg/ngày)

Bệnh nhân suy thận: giảm liều .

Liều đề nghị:

Nhiễm HIV:

+ Người lớn và thiếu niên 16 tuổi trở lên:

Cân nặng ≥ 50 kg: 150 mg Lamivudine và 300 mg Zidovudine, cách 12 giờ một lần.

Cân nặng < 50 kg: 2 mg Lamivudine/kg thể trọng và 4 mg Zidovudine/kg thể trọng, cách 12 giờ một lần.

+ Thiếu niên 12 tuổi trở lên đến 16 tuổi:

Cân nặng ≥ 50 kg: 150 mg Lamivudine và 300 mg Zidovudine, cách 12 giờ một lần.

Cân nặng < 50 kg: chưa có tư liệu đầy đủ để chỉ dẫn liều dùng.

+ Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: 4 mg Lamivudine/kg, cách 12 giờ một lần, tối đa tới liều 300 mg Lamivudine mỗi ngày.

+ Bệnh nhân suy thận: phải giảm liều.

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) |  Liều dùng Lamivudine (cho người từ 16 tuổi trở lên)

30– 49: 150 mg, ngày 1 lần

15– 29: Ngày đầu tiên 150 mg; những ngày sau 100 mg, ngày 1 lần.

5– 14:   Ngày đầu tiên 150 mg; những ngày sau 50 mg, ngày 1 lần.

< 5:  Ngày đầu tiên 50 mg; những ngày sau 25 mg, ngày 1 lần.

Với các liều dùng < 100mg dạng bào chế này không phù hợp.

Viêm gan siêu vi B mạn tính:

Người lớn: 100mg, ngày 1 lần.

Trẻ em trên 2 tuổi: 3mg/kg, ngày 1 lần; tối đa 100 mg/ngày.

Bệnh nhân suy thận: phải giảm liều theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bệnh nhân nhiễm đồng thời HIV và virus viêm gan siêu vi B: dùng theo liều kháng virus HIV.

Tác dụng phụ

Thường gặp: nhức đầu, mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, đau, chóng mặt, trầm cảm, sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, khó tiêu, tăng amylase, bệnh dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, đau cơ, đau khớp, dấu hiệu và triệu chứng ở mũi, ho, ban, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, tăng AST, ALT.

Ít gặp: viêm tụy, giảm tiểu cầu, tăng bilirubin huyết.

Phải ngừng sử dụng Lamivudine ngay nếu có những dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng, hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy có thể xảy ra viêm tụy.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng

Sau khi ngưng sử dụng lamivudin, bệnh nhân có thể bị tái phát viêm gan siêu vi B mãn tính. Nên theo dõi định kỳ trên lâm sàng và đánh giá thử nghiệm chức năng gan trong huyết thanh trong tối thiểu 4 tháng để tìm bằng chứng viêm gam siêu vi tái phát.

Nên duy trì liều lamivudin 150 mg x 2 lần/ngày ở bệnh nhân nhiễm HIV đồng thời.

Ở trẻ em có tiền sử viêm tụy hoặc có yếu tố nguy cơ phát triển viêm tụy, khi dùng kết hợp Lamivudine và Zidovudine phải theo dõi chặt chẽ. Khi có những dấu hiệu lâm sàng, hoặc kết quả xét nghiệm khác thường nghi là viêm tụy, cần phải ngừng thuốc ngay.

Ở người bị suy chức năng thận, trẻ dưới 12 tuổi và thiếu niên cân nặng dưới 50 kg, không dùng chế phẩm kết hợp cố định chứa Lamivudine và Zidovudine, vì không thể hiệu chỉnh riêng từng thuốc.

Lamivudine không chữa khỏi nhiễm HIV, bệnh nhân vẫn tiếp tục mang bệnh do nhiễm HIV, kể cả nhiễm khuẩn cơ hội. Người bệnh vẫn phải được theo dõi và chăm sóc liên tục.

Lamivudine không làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, khuyến cáo bệnh nhân phải dùng bao cao su để bảo vệ bạn tình.

Người lái xe hoặc vận hành máy: Bệnh nhân cần chú ý tới đáp ứng của cơ thể với thuốc trước khi lái xe hay vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai: có thể dùng Lamivudine cho người mang thai, đặc biệt khi có cơ may bảo vệ khỏi lây nhiễm sang thai nhi. Trường hợp dùng Lamivudine kết hợp uống (viên Lamivudine và Zidovudine), tránh dùng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú: mặc dù chưa biết Lamivudine có bài tiết trong sữa người hay không, có khả năng xảy ra những tác dụng không mong muốn do Lamivudine ở trẻ nhỏ bú sữa. Cũng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do bú sữa, người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Bài viết cùng chuyên mục

Lacosamide: thuốc chống co giật

Lacosamide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các cơn động kinh khởi phát một phần và các cơn động kinh co cứng-co giật toàn thể nguyên phát.

Lorazepam

Lorazepam là một benzodiazepin, dùng để điều trị các tình trạng lo âu, mất ngủ, co giật hoặc trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư.

Lorastad D: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay

Lorastad D được chỉ định dùng để giảm triệu chứng của: Chứng viêm mũi dị ứng. Chứng nổi mày đay.

Legalon

Legalon có tác dụng bảo vệ tế bào gan, và chức năng của các cấu trúc xung quanh, và bên trong tế bào gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn, và tăng hiệu quả thải độc của gan.

Lavender: thuốc điều trị lo lắng trầm cảm nhức đầu

Lavender được dùng để làm thuốc điều trị lo lắng, trầm cảm, nhức đầu, các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, rụng tóc từng vùng, đau sau phẫu thuật, bệnh truyền nhiễm và lây truyền qua da.

Levocarnitine: thuốc điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối

Levocarnitine là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối.

Lindan: thuốc diệt ký sinh trùng, điều trị ngoài da, điều trị ghẻ

Lindan là một chất diệt các loài ký sinh chân đốt, dùng bôi tại chỗ ở nồng độ 1 phần trăm để diệt Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ, Pediculus capitis gây bệnh chấy ở đầu, Pediculus corporis gây bệnh rận.

Levofloxacin: Dianflox, Dovocin, Draopha fort, thuốc kháng sinh nhóm quinolon

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon dẫn chất fluoroquinolon, cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II.

Locabiotal

Ở người, sau khi dùng thuốc bằng đường hít, không phát hiện thấy fusafungine trong huyết tương do hoạt chất chính đã bám vào niêm mạc đường hô hấp.

Lutropin alfa: thuốc kích thích nang trứng

Lutropin alfa kích thích sự phát triển của nang trứng ở những phụ nữ thiểu năng tuyến sinh dục bị thiếu hụt hormone tạo hoàng thể trầm trọng không bị suy buồng trứng nguyên phát.

Lazibet MR: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Lazibet MR được chỉ định điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2 mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose – huyết. Lazibet MR nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.

Labavie: thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Labavie giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột trong điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính, loạn khuẩn đường ruột do dùng thuốc hay các kháng sinh hoặc ngộ độc thức ăn.

Lurasidone

Lurasidone là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị Tâm thần phân liệt và Trầm cảm lưỡng cực.

Lamictal: thuốc điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực

Lamictal được chỉ định dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.

Lipirus

Chống chỉ định. Quá mẫn với thành phần thuốc. Viêm gan tiến triển hoặc men gan tăng dai dẳng trong máu không giải thích được. Phụ nữ có thai, cho con bú. Tránh sử dụng với tipranavir + ritonavir, telaprevir.

Lidocain

Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri.

Lomustin: thuốc chống ung thư, tác nhân alkyl hóa

Lomustin là dẫn xuất nitrosoure, được coi là thuốc alkyl hóa dùng để chữa ung thư, Lomustin rất tan trong lipid, dễ hấp thu qua đường uống và chuyển hóa thành các chất có hoạt tính

Lipistad: thuốc điều trị tăng mớ máu

Lipistad được chỉ định hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị cho các bệnh nhân bị tăng cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp, apolipoprotein B và triglycerid.

Letrozol: Femara, Losiral, Meirara, thuốc chống ung thư

Letrozol là dẫn chất benzyltriazol, là chất ức chế aromatase chọn lọc không steroid, Letrozol khác biệt với aminoglutethimid về cấu trúc nhưng cùng chung tác dụng dược lý và ức chế cạnh tranh aromatase.

Lipanthyl

Lipanthyl! Tác dụng giảm cholestérol máu là do làm giảm các phân đoạn gây xơ vữa động mạch có tỉ trọng thấp (VLDL và LDL), cải thiện sự phân bố cholestérol trong huyết tương.

Lifezar

Khởi đầu 50 mg ngày 1 lần. Bệnh nhân có nguy cơ mất nước nội mạch, bao gồm có sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bị suy gan: Điều chỉnh liều đến 25 mg ngày 1 lần. Duy trì: 25 - 100 mg ngày 1 lần hay chia 2 lần/ngày.

Lisonorm

Bệnh nhân suy gan/thận, thiếu hụt thể tích và/hoặc mất natri do dùng thuốc lợi niệu, hoặc mất dịch do những nguyên nhân khác, đang thẩm tách lọc máu, gạn tách lipoprotein tỷ trọng thấp.

Levothyrox: thuốc điều trị thay thế hoặc bổ sung hội chứng suy giáp

Ðiều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.

Lenitral (uống)

Lenitral (uống)! Nhờ vào sự phân tán chậm và đều, Lenitral thường không gây hạ huyết áp động mạch cũng như không gây nhịp tim nhanh phản xạ.

Liothyronin

Liothyronin là T3 (triiodothyronin) có hoạt tính, gắn trực tiếp với thụ thể thyroxin trong tế bào và tác động đến nhân tế bào. Liothyronin có cùng tác dụng dược lý như thyroxin natri và các chế phẩm từ tuyến giáp.