Levodopa
Levodopa (L - dopa, L - 3,4 - dihydroxyphenylalanin) là tiền chất chuyển hóa của dopamin. Levodopa qua được hàng rào máu - não và chuyển thành dopamin trong não.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Levodopa.
Loại thuốc: Thuốc chống bệnh Parkinson, thuốc gây tiết dopamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 100 mg, 250 mg, 500 mg levodopa.
Nang: 100 mg, 250 mg, 500 mg levodopa.
Tác dụng
Levodopa (L - dopa, L - 3,4 - dihydroxyphenylalanin) là tiền chất chuyển hóa của dopamin. Levodopa qua được hàng rào máu - não và chuyển thành dopamin trong não. Ðó được coi là cơ chế để levodopa giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh Parkinson.
Chỉ định
Tất cả các thể hội chứng Parkinson (ngoại trừ các trường hợp hội chứng ngoại tháp do thuốc gây ra).
Bệnh Parkinson tự phát,
Hội chứng Parkinson sau viêm não,
Hội chứng Parkinson do xơ cứng động mạch não,
Hội chứng Parkinson sau tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiễm độc cacbon mono oxid hoặc bởi mangan.
Chống chỉ định
Bệnh glôcôm góc đóng.
Vì levodopa có thể kích hoạt u hắc tố ác tính, thuốc không được dùng cho người có tiền sử ung thư hắc tố ác tính, hoặc có tổn thương da, nghi ngờ chưa chẩn đoán.
Không được dùng levodopa cùng với các chất ức chế monoamin oxidase (MAO). Phải ngừng các chất ức chế này 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng levodopa.
Bệnh nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tim mất bù nặng.
Các chứng loạn tâm thần hoặc bệnh nhiễu tâm nặng.
Mẫn cảm với thuốc.
Tránh dùng cho những người dưới 25 tuổi và người mang thai.
Thận trọng
Levodopa phải được dùng thận trọng cho người bị đái tháo đường, cường giáp, glôcôm góc rộng, hạ huyết áp.
Phải ngừng thuốc 24 giờ trước khi gây mê. Trong trường hợp phẫu thuật, không được dùng cyclopropan hoặc halothan.
Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử nhồi máu cơ tim, suy động mạch vành hoặc loạn nhịp tim. Cần phải kiểm tra ÐTÐ thường xuyên.
Ðặc biệt thận trọng khi dùng cho người bệnh sa sút trí tuệ do tổn thương não, nguy cơ lú lẫn hoặc tâm thần.
Khi dùng với thuốc kháng acetylcholin thì liều mỗi thuốc phải giảm.
Nên định kỳ kiểm tra đánh giá chức năng thận, gan, tim mạch, tạo huyết trong khi điều trị kéo dài ở mọi người bệnh.
Thời kỳ mang thai
Levodopa gây dị tật ở các phủ tạng và xương thai nhi, vì vậy, không dùng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không nên cho con bú trong thời gian điều trị bằng levodopa hoặc không dùng levodopa cho phụ nữ đang cho con bú, vì thuốc phân bố trong sữa và ức chế tiết sữa.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Ðau đầu, choáng váng, trầm cảm, kích động.
Chán ăn, buồn nôn và nôn, xuất hiện trong hầu hết người bệnh ở liều đầu điều trị.
Nước tiểu và các dịch cơ thể chuyển màu đỏ nhạt, men gan có sự thay đổi.
Ít gặp
Ðau đầu nặng, ra mồ hôi.
Chán ăn, nôn.
Loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, phản ứng loạn thần.
Chứng tăng động (triệu chứng tắt - bật).
Hiếm gặp
Loạn thần.
Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Transaminase tăng.
Xử trí
Dùng levodopa để điều trị, phải bắt đầu với liều thấp và tăng dần với lượng nhỏ, cách 6 - 7 ngày một lần.
Có thể giảm buồn nôn và nôn bằng cách uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn. Có thể dùng domperidon để hạn chế nôn.
Dùng levodopa phối hợp với chất ức chế men decarboxylase (ví dụ: carbidopa hoặc benserazid) có thể hạn chế được tác dụng không mong muốn của levodopa (ví dụ: đau đầu, nôn). Tăng động là 1 dấu hiệu quá liều. Ðể giảm ADR, cần phải điều chỉnh liều từ từ.
Liều lượng và cách dùng
Liều tối ưu hàng ngày của levodopa (nghĩa là liều cải thiện tối đa được bệnh và dung nạp được tác dụng không mong muốn), cần phải được xác định và dò liều cẩn thận với từng người bệnh. Một khi đã xác định được liều, liều duy trì có thể cần phải giảm khi người bệnh càng cao tuổi. Liều khởi đầu gợi ý là 125 mg ngày uống 2 lần, tăng dần cách 3 - 7 ngày/1 lần, tùy theo đáp ứng, có thể tới 8 g một ngày chia làm nhiều lần. Liều khởi đầu thông thường là 0,5 g đến 1 g mỗi ngày, chia làm 2 hoặc nhiều lần, uống kèm với thức ăn. Sau đó, tổng liều hàng ngày được tăng thêm dần từ 100 - 750 mg, cứ 3 - 7 ngày một lần tùy theo dung nạp. Liều duy trì thường từ 2,5 đến 6 g mỗi ngày và không vượt quá 8 g mỗi ngày. Giới hạn kê đơn thông thường cho người lớn: 8 g/ngày.
Tương tác
Các thuốc tâm thần: Không được uống các chất ức chế monoamin oxidase cùng với levodopa vì có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp.
Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm ba vòng cho người bệnh đang uống levodopa, tuy nhiên các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây nặng thêm chứng hạ huyết áp thế đứng và có thể ảnh hưởng đến hấp thu của levodopa do làm chậm sự tháo rỗng ở dạ dày và chậm đưa levodopa đến các vị trí hấp thu ở ruột. Ngoài ra, các phản ứng không mong muốn khác như tăng huyết áp và loạn vận động có thể xảy ra (tuy hiếm) khi dùng phối hợp các thuốc này. Phenothiazin, butyrophe-non và có thể cả thioxanthen và các thuốc chống loạn tâm thần khác đối kháng với tác dụng điều trị của levodopa. Phải dùng thận trọng những thuốc này trong khi điều trị bằng levodopa.
Pyridoxin: Dùng 10 - 25 mg pyridoxin hydroclorid (vitamin B6) có thể đảo ngược tác dụng chống Par- kinson của levodopa, khi dùng levodopa đơn độc (không kèm carbidopa). Người bệnh không nên uống các chế phẩm vitamin trong khi điều trị bằng levodopa, nếu không có lời khuyên của thầy thuốc.
Các thuốc kháng acetylcholin có thể tác dụng hiệp đồng với levodopa để giảm run trong hội chứng Parkinson và tương tác này hay được sử dụng có lợi cho điều trị, tuy nhiên các thuốc kháng acetylcholin có thể làm trầm trọng thêm các cử động bất thường không chủ động.
Các thuốc hạ huyết áp: Phải dùng thận trọng levodopa ở người bệnh đang dùng các thuốc hạ huyết áp như methyldopa hoặc guanethidin. Nếu uống cùng có thể phải giảm liều các thuốc trên. Ngoài ra, methyldopa (cũng như carbidopa) là một chất ức chế decarboxylase và có thể gây tác dụng độc đối với hệ thần kinh trung ương như loạn tâm thần, nếu uống cùng với levodopa.
Có thông báo dùng reserpin cùng với levodopa làm giảm đáp ứng của người bệnh đối với levodopa.
Các thuốc khác: Dùng levodopa cùng với cyclopropan hoặc các thuốc gây mê hydrocarbon halogen hóa có thể dẫn đến loạn nhịp tim.
Bảo quản
Levodopa bị oxy hóa và sẫm màu nhanh khi tiếp xúc với ẩm. Màu thay đổi chứng tỏ thuốc đã mất tác dụng.
Levodopa phải được bảo quản trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng, hơi ẩm và giữ ở nhiệt độ < 40 độ C, tốt nhất là ở nhiệt độ 15 – 30 độ C. Tránh để các viên nén giải phóng chậm ở nhiệt độ > 30 độ C.
Ðể xa tầm với của trẻ em.
Quá liều và xử trí
Chứng rối loạn vận động kiểu múa giật xảy ra ở thời gian đỉnh tác dụng, sau một liều đáp ứng của thuốc trước đó, nhưng loạn trương lực khu trú (thường vào một chân) có thể xảy ra khi có một tác động nhỏ có liên quan tới, ví dụ, lúc tỉnh dậy sau một đêm ngủ nhiều giờ, sau liều levodopa gần nhất.
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu cho quá liều levodopa cấp, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ, sử dụng các liệu pháp sau đây: Rửa dạ dày ngay, dùng thuốc chống loạn nhịp nếu cần. Uống pyridoxin với các liều từ 10 - 25mg có thể đảo ngược tác dụng điều trị của levodopa; tuy nhiên trong điều trị quá liều cấp chưa xác định được lợi ích của pyridoxin. Giá trị của thẩm phân trong điều trị quá liều chưa được biết rõ.
Qui chế
Thuốc độc bảng B.
Bài viết cùng chuyên mục
L-tryptophan: thuốc bổ sung
L-tryptophan sử dụng cho bệnh trầm cảm, chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, lo lắng, đau mặt, rối loạn rối loạn tiền kinh nguyệt.
Lavender: thuốc điều trị lo lắng trầm cảm nhức đầu
Lavender được dùng để làm thuốc điều trị lo lắng, trầm cảm, nhức đầu, các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, rụng tóc từng vùng, đau sau phẫu thuật, bệnh truyền nhiễm và lây truyền qua da.
Leucodinine B
Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố mélanine mắc phải, đặc biệt trong: chứng da đồi mồi ở người lớn tuổi, nhiễm hắc tố sau phẫu thuật hoặc do hóa chất (nước hoa).
L-Bio: thuốc thay thế vi khuẩn chí bị mất do dùng kháng sinh
Thuốc này chỉ là một thứ yếu trong điều trị ỉa chảy chưa có biến chứng mất nước và điện giải. Trước khi dùng bất cứ dạng thuốc nào, cần phải đánh giá đúng tình trạng mất nước và điện giải của người bệnh.
Lactase Enzyme: thuốc điều trị không dung nạp đường sữa
Lactase Enzyme là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng không dung nạp đường sữa, tên thương hiệu khác: Lactaid Original, Colief, Lactaid Fast Act Chewables, Lactaid Fast Act Caplets.
Lysinkid-Ca: thuốc kích thích ăn cho trẻ em
Sirô Lysinkid - Ca giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh (sau khi bệnh, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật) giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Lisdexamfetamine
Lisdexamfetamine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn ăn uống vô độ.
Lezinsan: thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng
Lezinsan điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Loratadin
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Lysinkid: thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em
Sirô Lysinkid chứa các vitamin nhóm B và Lysine, là thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh.
Lomustin: thuốc chống ung thư, tác nhân alkyl hóa
Lomustin là dẫn xuất nitrosoure, được coi là thuốc alkyl hóa dùng để chữa ung thư, Lomustin rất tan trong lipid, dễ hấp thu qua đường uống và chuyển hóa thành các chất có hoạt tính
Letrozol: Femara, Losiral, Meirara, thuốc chống ung thư
Letrozol là dẫn chất benzyltriazol, là chất ức chế aromatase chọn lọc không steroid, Letrozol khác biệt với aminoglutethimid về cấu trúc nhưng cùng chung tác dụng dược lý và ức chế cạnh tranh aromatase.
Liothyronine
Liothyronine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng suy giáp, bướu cổ không độc, phù niêm và hôn mê phù niêm.
Lodoz: thuốc điều trị tăng huyết áp
Lodoz điều trị tăng huyết áp khi sử dụng riêng lẻ bisoprolol fumarat và hydroclorothiazid không kiểm soát được tốt.
Lipicard
Fenofibrate, được chỉ định điều trị tăng lipid huyết loại IIa, IIb, III, IV và V khi liệu pháp ăn kiêng không hiệu quả.
Latanoprost: thuốc điều trị tăng nhãn áp
Latanoprost là một dung dịch nhỏ mắt tương tự prostaglandin được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp bằng cách giảm chất dịch trong mắt.
Lipvar: thuốc điều trị tăng mỡ máu nhóm statin
Lipvar được sử dụng trong các trường hợp: Tăng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid ở các bệnh nhân có tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, tăng triglycerid máu.
Lithium
Lithium, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực. Nên theo dõi lithium huyết thanh 12 giờ sau khi dùng liều, hai lần mỗi tuần cho đến khi nồng độ huyết thanh và tình trạng lâm sàng ổn định, và mỗi tháng sau đó.
Levonorgestrel Oral: thuốc tránh thai
Levonorgestrel Oral là thuốc tránh thai khẩn cấp kê đơn cũng như không kê đơn được sử dụng để ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Lipovenoes
Đáp ứng nhu cầu đồng thời về năng lượng và acid béo cần thiết trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Lemon balm: thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi
Lemon balm điều trị chướng bụng, đầy hơi, bệnh Graves, herpes labialis, chứng mất ngủ, như một chất chống co thắt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
Lovastatin
Lovastatin nên được sử dụng cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống như một phần của kế hoạch điều trị để giảm mức cholesterol khi đáp ứng với chế độ ăn kiêng và các biện pháp phi dược lý khác không đủ để giảm nguy cơ tim mạch.
Levonorgestrel (loại đặt)
Tác dụng dược lý tránh thai của levonorgestrel là do ức chế tăng sinh nội mạc tử cung và làm thay đổi tiết dịch ở cổ tử cung làm cho tinh trùng khó xâm nhập. ở một số phụ nữ hiện tượng rụng trứng cũng bị ảnh hưởng.
Lasmiditan: thuốc điều trị đau nửa đầu
Lasmiditan là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị cấp tính các cơn đau nửa đầu có hoặc không có tiền triệu ở người lớn.
Lacosamide: thuốc chống co giật
Lacosamide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các cơn động kinh khởi phát một phần và các cơn động kinh co cứng-co giật toàn thể nguyên phát.