Lamostad: thuốc điều trị động kinh

2021-08-21 07:39 PM

Lamostad điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng - co giật. Động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut. Lamotrigine được dùng như liệu pháp hỗ trợ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoạt chất: Lamotrigine.

Phân loại: Thuốc chống động kinh.

Biệt dược gốc: Lamictal.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 50mg , 100mg

Lamostad 50: Viên nén tròn, màu trắng, một mặt khắc số “50”, một mặt trơn.

Lamostad 100: Viên nén tròn, màu trắng, một mặt khắc số “100”, một mặt trơn

Chỉ định

Động kinh

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Điều trị hỗ trợ hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng - co giật.

Động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut. Lamotrigine được dùng như liệu pháp hỗ trợ nhưng có thể là thuốc chống động kinh khởi đầu để bắt đầu điều trị hội chứng Lennox-Gastaut.

Trẻ em từ 2-12 tuổi

Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, bao gồm động kinh co cứng – co giật và động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gastaut.

Đơn trị liệu động kinh cơn vắng ý thức cục bộ.

Rối loạn lưỡng cực

Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Phòng ngừa các đợt trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực I mà chủ yếu bị các đợt trầm cảm.

Cách dùng

Lamostad dùng uống nguyên viên, không bẻ, không nhai.

Liều dùng

Nếu tổng liều tính được (ví dụ: tính liều cho trẻ em) không tương ứng với số viên nguyên, chọn liều tương ứng với số viên nguyên ít nhất (ví dụ nếu liều tính được là 78 mg/ngày, cho bệnh nhân sử dụng 1 viên Lamostad 50mg + 1 viên Lamostad 25mg/ngày; nếu liều tính được < 5 mg, không sử dụng Lamostad).

Sử dụng lại thuốc

Khi sử dụng lại lamotrigine cho những bệnh nhân đã ngưng lamotrigine vì bất kỳ nguyên nhân nào, bác sĩ nên đánh giá sự cần thiết của việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì, vì nguy cơ phát ban nghiêm trọng có liên quan với liều ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng bậc liều dùng của lamotrigine. Càng cách xa thời gian sử dụng liều trước đây, càng cân nhắc nhiều hơn việc tăng liều từng bậc đến liều duy trì. Khi khoảng thời gian kể từ khi ngừng lamotrigine vượt quá 5 lần thời gian bán thải của thuốc, nên tăng liều từng bậc đến liều duy trì theo lịch trình phù hợp.

Lamostad được khuyến cáo không sử dụng lại cho những bệnh nhân ngừng thuốc do phát ban có liên quan đến điều trị bằng lamotrigine trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ.

Động kinh

Liều trong liệu pháp đơn trị:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Tuần 1+2: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 50 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50-100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100-200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigine 500 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.

Trẻ em từ 2-12 tuổi:

Đơn trị liệu động kinh cơn vắng ý thức cục bộ:

Tuần 1+2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Tuần 3+4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Liều duy trì thường dùng: 1-15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày.

Liều trong liệu pháp hỗ trợ:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác:

Tuần 1+2: 25 mg dùng cách ngày.

Tuần 3+4: 25 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 25-50 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100-200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):

Tuần 1+2: 50 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 100 mg chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 200-400 mg chia 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân đòi hỏi liều lamotrigine 700 mg/ngày mới đạt được đáp ứng mong muốn.

Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigine khác:

Tuần 1+2: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 50 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 50-100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 100-200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Trẻ em 2-12 tuổi:

Ở bệnh nhân đang dùng valproat có hoặc không có dùng bất kỳ thuốc chống động kinh nào khác:

Tuần 1+2: 0,15 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 1-5 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 200 mg/ngày.

Ở bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc chống động kinh hoặc các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin và lopinavir/ritonavir) có hoặc không có dùng các thuốc chống động kinh khác (trừ valproat):

Tuần 1+2: 0,6 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày.

Tuần 3+4: 1,2 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 5-15 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Để đạt được liều duy trì, nên tăng liều đến tối đa 1,2 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu, với liều duy trì tối đa 400 mg/ngày.

Ở bệnh nhân đang dùng oxcarbazepin không dùng với bất kỳ thuốc cảm ứng hoặc thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigine khác:

Tuần 1+2: 0,3 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Tuần 3+4: 0,6 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Sau đó, liều nên được tăng đến tối đa 0,6 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Liều duy trì thường dùng: 1-10 mg/kg/ngày x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày, tối đa 200 mg/ngày.

Rối loạn lưỡng cực

Tăng liều khuyến cáo đến tổng liều duy trì ổn định hàng ngày trong điều trị rối loạn lưỡng cực:

Đơn trị liệu với lamotrigine hoặc điều trị hỗ trợ không có valproat và các thuốc gây cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigin:

Tuần 1+2: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Tuần 5: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigine (tuần 6)*: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Điều trị hỗ trợ với valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin):

Tuần 1+2: 25 mg dùng cách ngày.

Tuần 3+4: 25 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 5: 50 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày.

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigine (tuần 6)*: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia 2 lần/ngày. Có thể dùng liều tối đa 200 mg/ngày tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.

Điều trị hỗ trợ không có valproat và có các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir /ritonavir):

Tuần 1+2: 50 mg x 1 lần/ngày.

Tuần 3+4: 100 mg chia 2 lần/ngày.

Tuần 5: 200 mg chia 2 lần/ngày.

Liều ổn định mục tiêu của lamotrigine (tuần 6)*: 300 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 6, nếu cần, tăng liều đến liều mục tiêu thường dùng là 400 mg chia 2 lần/ngày trong tuần 7 để đạt được đáp ứng tối ưu.

[*Liều ổn định mục tiêu sẽ thay đổi tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng].

Tổng liều duy trì ổn định hàng ngày sau khi ngưng các thuốc dùng đồng thời trong điều trị rối loạn lưỡng cực:

Ngưng dùng valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigine. Khi ngưng dùng valproat, nên tăng liều lên gấp đôi liều ổn định, không tăng quá 100 mg/tuần.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi*: Duy trì liều 200 mg/ngày (chia 2 lần/ngày).

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi ngưng valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng valproat): 300 mg/ngày; Tuần 2: Duy trì liều 400 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: Duy trì liều 400 mg/ngày.

Ngưng dùng thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine (phenytoin, carbamazepin, phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ ritonavir), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin:

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 400 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 200 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 300 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 150 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi ngưng các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu ngưng các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi*: 100 mg/ngày.

[*Liều có thể tăng lên đến 400 mg/ngày khi cần].

Ngưng dùng các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi ngưng dùng các thuốc này: Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg chia 2 lần/ngày) (khoảng liều từ 100-400 mg/ngày).

Điều chỉnh liều lamotrigine hàng ngày sau khi dùng thêm các thuốc khác trong điều trị rối loạn lưỡng cực:

Dùng thêm valproat (thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigin), tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này khi bổ sung valproat không kể đến thuốc dùng đồng thời:

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 100 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 100 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 300 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 150 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 150 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm valproat) là 400 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm valproat): 200 mg/ngày; Tuần 2 và tuần thứ 3 trở đi: Duy trì liều 200 mg/ngày.

Dùng thêm các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine ở những bệnh nhân không dùng valproat, tùy thuộc vào liều ban đầu của lamotrigin: Nên dùng chế độ liều này sau khi dùng thêm: phenytoin, carbamazepin,phenobarbiton, primidon, rifampicin, lopinavir/ritonavir mà không có valproat:

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 200 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 200 mg/ngày; Tuần 2: 300 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 400 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 150 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 150 mg/ngày; Tuần 2: 225 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 300 mg/ngày.

Nếu liều lamotrigine ổn định đang dùng (trước khi dùng thêm các thuốc trên) là 100 mg/ngày: Tuần 1 (bắt đầu dùng thêm các thuốc trên): 100 mg/ngày; Tuần 2: 150 mg/ngày; Tuần thứ 3 trở đi: 200 mg/ngày.

Dùng thêm các thuốc ức chế hoặc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine không đáng kể: Nên dùng chế độ liều này khi dùng thêm các thuốc này. Duy trì liều mục tiêu đạt được trong tăng liều (200 mg/ngày; khoảng liều từ 100-400 mg/ngày).

Liều khuyến cáo chung cho lamotrigine ở nhóm bệnh nhân đặc biệt

Phụ nữ uống thuốc tránh thai nội tiết: Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigine xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigine. Sau hiệu chỉnh liều, liều duy trì cao hơn của lamotrigine (gấp 2 lần) cần thiết để đáp ứng điều trị tối đa. Nồng độ lamotrigine tăng 2 lần trong tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều không thể loại trừ. Vì vậy, nên xem xét đến việc dùng thuốc tránh thai không có tuần dùng viên không hoạt chất như liệu pháp điều trị đầu tiên (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).

Bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigine và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Liều duy trì của lamotrigine ở hầu hết các trường hợp cần phải được tăng lên gấp 2 lần. Khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết, mỗi tuần tăng liều lamotrigine từ 50-100 mg/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng từng bệnh nhân. Việc tăng liều không được vượt quá tỉ lệ này trừ khi đáp ứng lâm sàng cho phép sử dụng liều lớn hơn. Cần đo nồng độ lamotrigine huyết tương trước và sau khi dùng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigine đang duy trì. Điều chỉnh liều nếu cần. Ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên (của vỉ thuốc tránh thai) không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigine huyết tương trong suốt tuần thứ 3 dùng thuốc, tức là vào ngày 15-21 của chu kì thuốc tránh thai.

Ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết ở bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigine và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Liều duy trì của lamotrigine trong hầu hết các trường hợp cần phải giảm 50%. Khuyến cáo mỗi tuần giảm liều hàng ngày lamotrigine từ 50-100 mg (tỷ lệ không quá 25% tổng liều hàng ngày mỗi tuần) trong 3 tuần, trừ khi đáp ứng lâm sàng chỉ ra tỷ lệ khác. Cần cân nhắc đo nồng độ lamotrigine huyết tương trước và sau khi ngừng thuốc tránh thai nội tiết để xác định nồng độ lamotrigine đang duy trì. Ở phụ nữ muốn ngưng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có một tuần dùng viên không có hoạt chất, nên theo dõi nồng độ lamotrigine huyết tương trong suốt tuần thứ 3, tức là vào ngày 15-21 của chu kì thuốc tránh thai. Không nên lấy mẫu đánh giá nồng độ lamotrigine trong tuần đầu tiên sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai lâu dài.

Bắt đầu sử dụng lamotrigine ở những bệnh nhân đang uống thuốc tránh thai nội tiết:

Tăng liều từng bậc theo liều khuyến cáo.

Bắt đầu và ngừng thuốc tránh thai nội tiết ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigine và dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa lamotrigin:

Không cần điều chỉnh liều duy trì lamotrigine.

Sử dụng với atazanavir/ritonavir: Không cần điều chỉnh tăng liều lamotrigine từ từ khi lamotrigine được thêm vào liệu pháp điều trị với atazanavir/ritonavir. Ở những bệnh nhân đang dùng liều duy trì lamotrigine và không dùng thuốc gây cảm ứng glucuronid hóa, liều lamotrogin cần được tăng nếu atazanavir/ritonavir được thêm vào hay giảm nếu ngừng dùng atazanavir/ritonavir. Cần theo dõi lamotrigine huyết tương trong suốt 2 tuần khi bắt đầu hoặc ngừng dùng atazanavir/ritonavir để xem có cần điều chỉnh liều lamotrigine không.

Suy gan: Liều khởi đầu, liều tăng dần và liều duy trì nhìn chung giảm khoảng 50% ở bệnh nhân suy gan vừa (Child-Pugh B) và 75% ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C). Nên điều chỉnh tăng liều từng bậc và duy trì liều tùy theo đáp ứng lâm sàng.

Suy thận: Thận trọng khi dùng lamotrigine cho bệnh nhân suy thận. Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, liều khởi đầu của lamotrigine nên dựa vào các thuốc bệnh nhân dùng đồng thời; giảm liều duy trì có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân suy chức năng thận đáng kể.

Chống chỉ định

Quá mẫn với lamotrigine hoặc với bất kỳ thành phần nào trong công thức.

Thận trọng

Đột tử không rõ nguyên nhân trong động kinh

Trong quá trình phát triển thăm dò lamotrigine trước khi đưa ra thị trường, đã có báo cáo 20 trường hợp đột tử không rõ nguyên nhân trên một nhóm thống kê gồm 4700 bệnh nhân bị động kinh sử dụng liệu pháp hỗ trợ bằng thuốc (patient-year là 5747). Mặc dù tỷ lệ tử vong này vượt quá dự đoán ở nhóm khỏe mạnh (không bị động kinh) phân theo nhóm tuổi và giới tính, tỷ lệ này tương tự với nhóm bệnh nhân động kinh điều trị với các thuốc chống động kinh không liên quan về mặt hóa học.

Bằng chứng này không chứng minh nhưng cho thấy hiện tượng đột tử không rõ nguyên nhân trong liệu pháp phối hợp lamotrigine có thể do đối tượng điều trị hơn là do tác dụng của lamotrigine.

Tình trạng động kinh

Khó thu được các đánh giá chính xác về tỷ lệ mắc phải tình trạng động kinh do điều trị ở bệnh nhân được điều trị với lamotrigine do các báo cáo viên tham gia thử lâm sàng đã không áp dụng thống nhất các nguyên tắc khi nhận dạng các trường hợp bệnh. Tối thiểu có 7 trong số 2343 bệnh nhân người lớn có các cơn được mô tả rõ rệt là tình trạng động kinh. Hơn nữa, có một số báo cáo về sự gia tăng các cơn động kinh có tính chất khác nhau (như co giật theo chuỗi, co giật đột ngột,…).

Dấu hiệu lâm sàng xấu đi và nguy cơ tự tử

Có báo cáo về ý định và hành vi tự tử ở những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc chống động kinh khi dùng cho nhiều chỉ định. Một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược của các thuốc chống động kinh cũng cho thấy gia tăng nhẹ nguy cơ có ý định và hành vi tự tử. Chưa biết cơ chế gây ra nguy cơ này và dữ liệu có sẵn không loại trừ khả năng tăng nguy cơ này khi dùng lamotrigine. Do đó nên theo dõi các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử của bệnh nhân và nên xem xét điều trị thích hợp. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) nên được tư vấn về y khoa nếu xuất hiện các dấu hiệu có ý định và hành vi tự tử. Ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, các triệu chứng trầm cảm có thể nặng hơn và/hoặc xuất hiện hành vi tự tử dù có hay không dùng thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, bao gồm cả lamotrigine. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và tự tử ở bệnh nhân dùng lamotrigine để điều trị rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu đợt điều trị, hoặc lúc thay đổi liều. Với một số bệnh nhân, như những người có tiền sử có hành vi hoặc ý định tự tử, người trẻ tuổi, và những bệnh nhân biểu hiện rõ ý định tự tử trước khi bắt đầu điều trị, có thể có nguy cơ có ý định hoặc cố gắng tự tử cao hơn, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Cần cân nhắc thay đổi chế độ điều trị, có thể ngưng dùng thuốc, ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng xấu đi (bao gồm cả việc phát triển các triệu chứng mới) và/hoặc có sự xuất hiện ý định/hành vi tự tử, đặc biệt là nếu các triệu chứng này nặng, khởi phát đột ngột, hoặc chưa từng xuất hiện ở bệnh nhân.

Ban da

Đã có các báo cáo về những tác dụng không mong muốn ở da, thường xảy ra trong vòng 8 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị với lamotrigine. Phần lớn phát ban nhẹ và tự giới hạn, tuy nhiên phát ban da nặng phải nhập viện và ngừng dùng lamotrigine cũng đã được báo cáo.

Các tác dụng không mong muốn đe doạ tính mạng gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng tăng bạch cầu eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS), còn được gọi là hội chứng quá mẫn (HSS).

Ở trẻ em, những biểu hiện ban đầu của phát ban có thể bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng, bác sĩ nên xem xét khả năng phản ứng với lamotrigine khi điều trị ở trẻ em làm tiến triển các triệu chứng phát ban và sốt trong 8 tuần đầu điều trị.

Ngoài ra các rủi ro phát ban quá mức khi kết hợp với:

Liều lamotrigine ban đầu cao và vượt ngưỡng tăng liều lamotrigine từng bậc.

Dùng đồng thời với valproat.

Cần thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phát ban với các thuốc chống động kinh khác (AED) vì tần suất bị phát ban không nghiêm trọng sau khi điều trị với lamotrigine ở những bệnh nhân này cao hơn gần 3 lần so với những bệnh nhân không có tiền sử trên.

Nên đánh giá và ngừng ngay lamotrigine ở tất cả các bệnh nhân (người lớn và trẻ em) có tiến triển phát ban trừ khi phát ban thật sự không liên quan đến điều trị bằng lamotrigine. Không nên bắt đầu lại lamotrigine ở những bệnh nhân ngưng điều trị do có phát ban liên quan đến điều trị với lamotrigine trước đó trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nếu bệnh nhân bị SJS, TEN, hoặc DRESS khi sử dụng lamotrigine, không nên dùng thuốc lại bất cứ lúc nào.

Phát ban cũng được báo cáo là một phần của phản ứng quá mẫn toàn thân như sốt, sưng hạch, phù mặt, bất thường về máu và gan và viêm màng não vô khuẩn. Triệu chứng cho thấy phổ lâm sàng rộng, nghiêm trọng và hiếm gặp hơn dẫn đến đông máu rải rác nội mạch và suy đa phủ tạng. Điều quan trọng cần lưu ý những biểu hiện sớm của phản ứng quá mẫn (như sốt, sưng hạch) có thể xuất hiện ngay cả khi phát ban không rõ ràng. Nên đánh giá ngay lập tức các dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân và ngừng dùng thuốc nếu không có một nguyên nhân nào khác.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm màng não vô khuẩn hồi phục khi cai thuốc nhưng tái phát ở một số trường hợp tái sử dụng lamotrigine. Tái sử dụng thuốc dẫn đến các triệu chứng trở lại nhanh chóng và thường nghiêm trọng hơn. Không nên tái sử dụng lamotrigine ở bệnh nhân ngừng dùng thuốc vì viêm màng não vô khuẩn liên quan đến điều trị bằng lamotrigine trước đây.

Thuốc tránh thai nội tiết

Ảnh hưởng của thuốc tránh thai nội tiết lên hiệu quả của lamotrigine

Sử dụng ethinyloestradiol/levonorgestrel (30 μg/150 μg) kết hợp làm tăng độ thanh thải của lamotrigine xấp xỉ 2 lần dẫn đến làm giảm nồng độ lamotrigine. Nồng độ lamotrigine giảm có liên quan đến mất kiểm soát cơn động kinh. Sau hiệu chỉnh liều, cần dùng liều duy trì lamotrigine cao hơn (gấp 2 lần) trong hầu hết trường hợp để đạt đáp ứng điều trị tối đa. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai nội tiết, độ thanh thải của lamotrigine có thể giảm đi một nửa.

Sự gia tăng nồng độ lamotrigine có thể liên quan đến tác dụng không mong muốn liên quan đến liều. Bệnh nhân cần được chú ý theo dõi điều này.

Ở những phụ nữ không dùng chất cảm ứng glucuronid hóa lamotrigine và đang dùng thuốc tránh thai nội tiết có 1 tuần dùng viên không có hoạt chất, nồng độ lamotrigine tăng thoáng qua trong tuần điều trị này. Những thay đổi nồng độ lamotrigine ở giai đoạn này có liên quan đến các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, đầu tiên nên cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai không có 1 tuần điều trị dùng viên không có hoạt chất (như thuốc tránh thai nội tiết liên tục hoặc biện pháp không có nội tiết).

Ảnh hưởng của lamotrigine lên tác dụng của thuốc tránh thai nội tiết

Khi kết hợp lamotrigine và một thuốc tránh thai nội tiết tố (ethinyloestradiol/levonorgestrel kết hợp), có sự tăng điều độ độ thanh thải levonorgestrel và thay đổi FSH và SH trong huyết thanh. Tác động của những thay đổi này lên hoạt động rụng trứng của buồng trứng không rõ. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng những thay đổi này dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc tránh thai ở một vài bệnh nhân dùng các chế phẩm tránh thai với lamotrigine. Do đó bệnh nhân cần được hướng dẫn để báo cáo kịp thời những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, như rong kinh.

Nên có hướng dẫn tránh thai đặc biệt cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Nên khuyến khích phụ nữ ở tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai không thuộc nội tiết tố thay thế có hiệu quả.

Thận trọng liên quan đến động kinh

Giống như các thuốc chống động kinh khác, việc ngưng lamotrigine đột ngột có thể kích thích cơn động kinh trở lại. Nên giảm liều từ từ qua thời gian 2 tuần, trừ khi có vấn đề về tính an toàn (như phát ban) đòi hỏi phải ngưng thuốc ngay.

Có những tài liệu báo cáo cho thấy những cơn động kinh co giật nghiêm trọng bao gồm cả tình trạng động kinh dẫn đến tiêu cơ vân, suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch rải rác, đôi khi gây tử vong. Những trường hợp tương tự đã xảy ra có liên quan đến sử dụng lamotrigine.

Đã quan sát thấy trong lâm sàng, tần số các cơn động kinh xấu đi thay vì được cải thiện. Ở những bệnh nhân có hơn một loại động kinh, lợi ích kiểm soát một loại động kinh nên được cân nhắc với tình trạng ngày càng tệ hơn ở một loại động kinh khác.

Sự co giật có thể nặng hơn khi dùng lamotrigine.

Có một gợi ý trong các dữ liệu cho thấy đáp ứng khi kết hợp với các thuốc gây cảm ứng enzym ít hơn khi kết hợp với các tác nhân chống động kinh không enzym. Chưa rõ lý do.

Ở trẻ em dùng lamotrigine để điều trị động kinh cơn vắng ý thức cục bộ, hiệu quả có thể không được duy trì ở tất cả các bệnh nhân.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Không có nghiên cứu về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tác dụng không mong muốn của lamotrigine có đặc tính thuộc thần kinh như chóng mặt và chứng nhìn đôi đã được báo cáo. Vì vậy, bệnh nhân phải xem xét liệu pháp lamotrigine ảnh hưởng như thế nào trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc..

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Nếu việc điều trị với lamotrigine được coi là cần thiết trong thai kỳ, nên dùng liều điều trị thấp nhất có thể. Lamotrigine có tác dụng ức chế nhẹ men dihydrofolic acid reductase và do đó về mặt lý thuyết có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ tổn thương phôi thai do giảm nồng độ acid folic. Nên bổ sung acid folic khi dự định mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai.

Những thay đổi về sinh lý trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến nồng độ lamotrigine và/hoặc ảnh hưởng hiệu quả trị liệu. Đã có báo cáo về việc giảm nồng độ lamotrigine trong huyết tương trong thai kỳ. Nên đảm bảo kiểm soát lâm sàng thích hợp ở phụ nữ có thai trong quá trình điều trị với lamotrigine.

Thời kỳ cho con bú

Thông tin về việc dùng lamotrigine ở phụ nữ cho con bú còn hạn chế. Thông tin sơ bộ cho rằng thuốc đi vào sữa mẹ đạt nồng độ bằng 40–60% nồng độ huyết thanh. Ở một số ít trẻ bú mẹ, nồng độ lamotrigine trong huyết thanh đạt tới nồng độ có thể xảy ra tác dụng dược lý. Nên cân nhắc lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ với nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn ở trẻ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Rất thường gặp

Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.

Rối loạn da và mô dưới da: Ban da.

Thường gặp

Rối loạn tâm thần: Hung hăng, kích thích.

Rối loạn hệ thần kinh: Ngủ lơ mơ, chóng mặt, run, mất ngủ, kích động.

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng.

Cơ-xương-khớp: Đau khớp.

Rối loạn toàn thân và tình trạng tại vị trí dùng thuốc: Mệt mỏi, đau, đau lưng.

Ít gặp

Rối loạn hệ thần kinh: Mất điều hòa cơ.

Rối loạn mắt: Nhìn đôi, nhìn mờ.

Hiếm gặp

Rối loạn hệ thần kinh: Rung giật nhãn cầu, viêm màng não vô khuẩn.

Rối loạn mắt: Viêm kết mạc.

Rối loạn da và mô dưới da: Hội chứng Stevens-Johnson..

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

Tương tác với các thuốc khác

Một vài thuốc chống động kinh cảm ứng men chuyển hóa thuốc (như phenytoin, carbamazepin, phenobarbital và primidon) cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine và làm tăng chuyển hóa lamotrigine, có thể cần phải tăng liều.

Natri valproat, ức chế sự glucuronid hoá lamotrigine, làm giảm chuyển hóa lamotrigine và tăng thời gian bán thải trung bình của lamotrigine gấp gần 2 lần.

Đã có báo cáo về những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương bao gồm nhức đầu, buồn nôn, mờ mắt, chóng mặt, nhìn đôi và mất điều hòa ở bệnh nhân đang dùng carbamazepin sau khi bắt đầu thêm lamotrigine. Những tác dụng này thường hồi phục khi giảm liều carbamazepin. Ảnh hưởng tương tự cũng được thấy trong quá trình nghiên cứu lamotrigine và oxcarbazepin ở những người lớn tình nguyện khoẻ mạnh, nhưng việc giảm liều thì chưa được nghiên cứu.

Nồng độ toàn thân của lamotrigine bị giảm khoảng một nửa khi dùng đồng thời với thuốc tránh thai đường uống. Điều này dẫn đến giảm kiểm soát cơn động kinh sau khi dùng thêm một thuốc tránh thai đường uống hoặc dẫn đến tác dụng không mong muốn sau khi ngưng thuốc tránh thai. Có thể cần phải điều chỉnh liều lamotrigine.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng

Dùng quá liều cấp tính gấp 10-20 lần liều trị liệu tối đa đã được báo cáo. Quá liều dẫn đến các triệu chứng gồm rung giật nhãn cầu, mất điều hoà, suy giảm nhận thức và hôn mê. Mở rộng phức hợp QRS (trì hoãn dẫn truyền trong não thất) cũng được quan sát thấy ở bệnh nhân dùng thuốc quá liều. Mở rộng khoảng QRS đến hơn 100 msec có liên quan đến độc tính nghiêm trọng hơn.

Xử trí

Trong trường hợp quá liều, nên đưa người bệnh đến bệnh viện và điều trị nâng đỡ thích hợp. Nếu cần nên tiến hành rửa dạ dày.

Dược lực học

Các kết quả nghiên cứu về dược lý cho rằng lamotrigine là chất ức chế các kênh natri cổng mở theo điện thế phụ thuộc vào liều dùng. Thuốc gây cản trở sự phóng điện được duy trì lặp đi lặp lại trong các nơron thần kinh nuôi cấy phụ thuộc vào liều dùng và điện thế và ức chế sự phóng thích bệnh lý chất glutamat (một acid amin đóng vai trò then chốt trong sự phát sinh cơn động kinh), cũng như ức chế sự bùng phát đột ngột của điện thế hoạt động giải phóng glutamat.

Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy lamotrigin ức chế kênh natri phụ thuộc điện thế. Lamotrigin ức chế liên tục, lặp đi lặp lại sự kích thích thần kinh và ức chế sự giải phóng glutamat (chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơn co giật động kinh). Những tác động này có thể là cơ chế giúp lamotrigin có thuộc tính chống động kinh. Cơ chế trong điều trị rối loạn lưỡng cực của lamotrigin chưa được nghiên cứu cụ thể, mặc dù tác dụng của việc ức chế kênh natri có thể có vai trò quan trọng.

Dược động học

Lamotrigine được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua ruột với sự chuyển hóa bước đầu không đáng kể. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 2,5 giờ. Khoảng 55% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Thuốc rất ít khi bị đẩy ra khỏi protein huyết tương dẫn đến độc tính. Thể tích phân bố là 0,92-1,22 L/kg. Độ thanh thải trung bình ở trạng thái ổn định ở người lớn khoẻ mạnh là 39±14 mL/phút.

Thanh thải lamotrigine chủ yếu ở dạng chuyển hóa với sự thải trừ sau đó của dạng liên hợp glucuronid trong nước tiểu. Dưới 10% thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Chỉ khoảng 2% dạng liên hợp được thải trừ qua phân. Độ thanh thải và thời gian bán thải không phụ thuộc liều. Thời gian bán thải trung bình ở người khoẻ mạnh là 24-35 giờ. UDP-glucuronyl transferase được xác định là men chịu trách nhiệm chuyển hoá lamotrigine.

Lamotrigine tự cảm ứng chuyển hoá chính nó ở mức độ vừa phải phụ thuộc vào liều. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy lamotrigine ảnh hưởng đến dược động học của các thuốc chống động kinh khác và ít xảy ra tương tác thuốc giữa lamotrigine và các thuốc chuyển hóa bởi các men cytochrom P450.

Thời gian bán thải của lamotrigine bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng liệu pháp kết hợp. Thời gian bán thải trung bình của thuốc giảm còn khoảng 14 giờ khi dùng cùng với các thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa như carbamazepin và phenytoin, tăng lên trung bình khoảng 70 giờ khi chỉ dùng kết hợp với natri valproat.

Bảo quản

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Bài viết cùng chuyên mục

Lutetium Lu 177 dota tate

Lutetium Lu 177-dota-tate được sử dụng cho các khối u thần kinh nội tiết dạ dày-ruột dương tính với thụ thể somatostatin, bao gồm các khối u thần kinh nội tiết ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

Lurasidone

Lurasidone là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị Tâm thần phân liệt và Trầm cảm lưỡng cực.

Lumateperone

Lumateperone là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực ở người lớn.

Lubiprostone

Lubiprostone là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị táo bón mãn tính hoặc táo bón liên quan đến hội chứng ruột kích thích và sử dụng opioid.

Loxapine

Loxapine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt ở người lớn. Sử dụng thận trọng trong thai kỳ.

Lovastatin

Lovastatin nên được sử dụng cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống như một phần của kế hoạch điều trị để giảm mức cholesterol khi đáp ứng với chế độ ăn kiêng và các biện pháp phi dược lý khác không đủ để giảm nguy cơ tim mạch.

Losartan / Hydrochlorothiazide

Losartan / Hydrochlorothiazide là sự kết hợp của thuốc theo toa được sử dụng để điều trị huyết áp cao và phì đại tâm thất trái liên quan đến huyết áp cao.

Lithium

Lithium, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực. Nên theo dõi lithium huyết thanh 12 giờ sau khi dùng liều, hai lần mỗi tuần cho đến khi nồng độ huyết thanh và tình trạng lâm sàng ổn định, và mỗi tháng sau đó.

Lisinopril/Hydrochlorothiazide

Lisinopril/Hydrochlorothiazide là một loại thuốc kết hợp dùng để điều trị tăng huyết áp  (huyết áp cao). Hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc  đau tim.

Lisdexamfetamine

Lisdexamfetamine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn ăn uống vô độ.

Liraglutide

Liraglutide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

Liothyronine

Liothyronine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng suy giáp, bướu cổ không độc, phù niêm và hôn mê phù niêm.

Linezolid

Linezolid là một loại thuốc theo toa được sử dụng như một loại kháng sinh để điều trị một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Linagliptin

Linagliptin là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị bệnh đái tháo đường týp 2. Linagliptin có sẵn dưới các tên biệt dược Tradjenta.

Linaclotide

Linaclotide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón vô căn mãn tính.

Lidocaine Transdermal

Lidocaine Transdermal là thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm đau tạm thời và đau liên quan đến chứng đau dây thần kinh sau zona.

Lidocaine Transdermal: thuốc giảm đau thần kinh sau zona

Lidocaine Transdermal là thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm đau tạm thời và đau liên quan đến chứng đau dây thần kinh sau zona.

Lidocaine topical: thuốc giảm đau gây tê tại chỗ

Thuốc bôi Lidocain là thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị xuất tinh sớm và kích ứng da, đồng thời gây tê bề mặt niệu đạo và bôi trơn gây tê để đặt ống nội khí quản.

Lidocaine rectal: thuốc giảm đau giảm ngứa

Lidocaine rectal là một sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm đau, ngứa và nóng rát liên quan đến bệnh trĩ và các rối loạn hậu môn trực tràng khác.

Licorice: chiết xuất cam thảo

Các công dụng của Licorice bao gồm suy vỏ thượng thận, viêm khớp, viêm phế quản, ho khan, loét dạ dày, viêm dạ dày, nhiễm trùng, ung thư tuyến tiền liệt, viêm họng, lupus ban đỏ hệ thống và viêm đường hô hấp trên.

Levonorgestrel Intrauterine: thuốc tránh thai

Levonorgestrel Intrauterine là một loại thuốc theo toa được sử dụng như biện pháp tránh thai để tránh mang thai và điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.

Levonorgestrel Oral/Ethinyl Estradiol: thuốc tránh thai

Levonorgestrel Oral/Ethinyl Estradiol là một loại thuốc theo toa được sử dụng như biện pháp tránh thai để tránh mang thai ở người lớn và thanh thiếu niên sau dậy thì trên 16 tuổi sau khi có kinh nguyệt.

Levonorgestrel Oral: thuốc tránh thai

Levonorgestrel Oral là thuốc tránh thai khẩn cấp kê đơn cũng như không kê đơn được sử dụng để ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Levocetirizine: thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai

Levocetirizine là thuốc kháng histamine không kê đơn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt/mũi, hắt hơi, nổi mề đay và ngứa.

Levocarnitine: thuốc điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối

Levocarnitine là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị thiếu carnitine và bệnh thận giai đoạn cuối.

Levalbuterol: thuốc chống co thắt phế quản

Levalbuterol là một loại thuốc theo toa được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn (co thắt phế quản).

Leuprolide: thuốc điều trị ung thư

Leuprolide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và dậy thì sớm trung ương.

Leucovorin: thuốc giải độc

Leucovorin điều trị quá liều Methotrexate, cấp cứu Methotrexate liều cao, thiếu máu Megaloblastic do thiếu Folate, ung thư đại trực tràng tiến triển, ngộ độc Methanol và độc tính Trimethoprim.

Lescol XL: thuốc điều trị lipid máu cao

Lescol XL thuộc nhóm thuốc statin hạ lipid đã được chứng minh là làm giảm bệnh tim mạch và bệnh mạch vành (như đau tim) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Lenvatinib: thuốc điều trị ung thư

Lenvatinib được sử dụng để điều trị Ung thư tuyến giáp biệt hóa, Ung thư biểu mô tế bào thận, Ung thư biểu mô tế bào gan, Ung thư nội mạc tử cung.

Lenalidomide: thuốc điều trị ung thư

Lenalidomide được sử dụng để điều trị các triệu chứng của hội chứng loạn sản tủy, đa u tủy, u lympho tế bào vỏ, u lympho nang và u lympho vùng biên.

Lemon balm: thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi

Lemon balm điều trị chướng bụng, đầy hơi, bệnh Graves, herpes labialis, chứng mất ngủ, như một chất chống co thắt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.

Lemborexant: thuốc ức chế thần kinh trung ương gây ngủ

Lemborexant là một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương theo toa được sử dụng cho người lớn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ (mất ngủ) ở người lớn.

Lavender: thuốc điều trị lo lắng trầm cảm nhức đầu

Lavender được dùng để làm thuốc điều trị lo lắng, trầm cảm, nhức đầu, các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, rụng tóc từng vùng, đau sau phẫu thuật, bệnh truyền nhiễm và lây truyền qua da.

Latanoprost: thuốc điều trị tăng nhãn áp

Latanoprost là một dung dịch nhỏ mắt tương tự prostaglandin được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp bằng cách giảm chất dịch trong mắt.

Lasmiditan: thuốc điều trị đau nửa đầu

Lasmiditan là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị cấp tính các cơn đau nửa đầu có hoặc không có tiền triệu ở người lớn.

Lansoprazole - Amoxicillin - Clarithromycin: thuốc điều trị loét tá tràng

Lansoprazole, Amoxicillin, Clarithromycin là sự kết hợp của các loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị loét tá tràng ở người lớn.

Lanolin: kem dưỡng ẩm điều trị da khô

Lanolin được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm để điều trị hoặc ngăn ngừa da khô, thô ráp, có vảy, ngứa và kích ứng da nhẹ, làm mềm da là những chất làm mềm và giữ ẩm cho da, giảm ngứa và bong tróc.

Lamotrigine: thuốc chống co giật

Lamotrigine được sử dụng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát cơn động kinh, thuốc cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sự thay đổi tâm trạng quá mức của chứng rối loạn lưỡng cực.

Lactase Enzyme: thuốc điều trị không dung nạp đường sữa

Lactase Enzyme là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng không dung nạp đường sữa, tên thương hiệu khác: Lactaid Original, Colief, Lactaid Fast Act Chewables, Lactaid Fast Act Caplets.

Lacosamide: thuốc chống co giật

Lacosamide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các cơn động kinh khởi phát một phần và các cơn động kinh co cứng-co giật toàn thể nguyên phát.

L-tryptophan: thuốc bổ sung

L-tryptophan sử dụng cho bệnh trầm cảm, chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, lo lắng, đau mặt, rối loạn rối loạn tiền kinh nguyệt.

L-methylfolate: thuốc bổ sung

L-methylfolate là một dạng vitamin B được sử dụng cho người lớn để điều trị trầm cảm, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và suy thận và gan.

Lutropin alfa: thuốc kích thích nang trứng

Lutropin alfa kích thích sự phát triển của nang trứng ở những phụ nữ thiểu năng tuyến sinh dục bị thiếu hụt hormone tạo hoàng thể trầm trọng không bị suy buồng trứng nguyên phát.

Lycopene: thuốc chống ô xy hóa

Lycopene được sử dụng bao gồm ung thư, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, nhiễm trùng u nhú ở người, đục thủy tinh thể, hen suyễn, chống oxy hóa và chống viêm.

Lycopus: thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào

Lycopus sử dụng cho cường giáp, hội chứng tiền kinh nguyệt, đau vú, căng thẳng, mất ngủ và chảy máu, đặc biệt là chảy máu cam và chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt.

Lysine: thuốc điều trị vết loét lạnh

Lysine được sử dụng để tăng cường thành tích thể thao, hoặc điều trị vết loét lạnh và kiềm chuyển hóa, có hiệu quả trong điều trị vết loét lạnh.

Lipvar 20: thuốc điều trị cholesterol máu cao

Lipvar là thuốc điều trị giảm cholesterol máu. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén màu trắng hoặc trắng ngà, hình bầu dục, hai mặt trơn, cạnh và thành viên lành lặn. Lipvar được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Lorastad D: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay

Lorastad D được chỉ định dùng để giảm triệu chứng của: Chứng viêm mũi dị ứng. Chứng nổi mày đay.

Lodoz: thuốc điều trị tăng huyết áp

Lodoz điều trị tăng huyết áp khi sử dụng riêng lẻ bisoprolol fumarat và hydroclorothiazid không kiểm soát được tốt.

Lipvar: thuốc điều trị tăng mỡ máu nhóm statin

Lipvar được sử dụng trong các trường hợp: Tăng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid ở các bệnh nhân có tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, tăng triglycerid máu.

Lipovenoes: thuốc cung cấp dinh dưỡng năng lượng

Lipovenoes đáp ứng nhu cầu về calori và các acid béo thiết yếu qua đường truyền tĩnh mạch, có thể dùng cùng với các dung dịch acid amin khác và/hoặc dung dịch carbohydrate nhưng phải qua các hệ thống truyền riêng biệt và các mạch máu riêng biệt.

Lipistad: thuốc điều trị tăng mớ máu

Lipistad được chỉ định hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị cho các bệnh nhân bị tăng cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp, apolipoprotein B và triglycerid.

Lezinsan: thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng

Lezinsan điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng dai dẳng) và mày đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Levothyrox: thuốc điều trị thay thế hoặc bổ sung hội chứng suy giáp

Ðiều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.

Lazibet MR: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Lazibet MR được chỉ định điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2 mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose – huyết. Lazibet MR nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.

Lamzidivir: thuốc điều trị suy giảm miễn dịch cho bệnh nhân HIV

Lamzidivir là thuốc kháng virus kết hợp, được chỉ định cho điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch (lượng CD4+ 500/ml).

Lamone: thuốc điều trị bệnh gan mãn tính

Viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virus viêm gan B (HBV) với một hoặc nhiều tình trạng sau: Men gan ALT huyết thanh cao hơn 2 lần so với bình thường. Xơ gan.

Lacteol: thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh

Lacteol phòng ngừa và điều trị các rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hay hóa liệu pháp, sự lên men bất thường ở đường ruột: trướng bụng, tiêu chảy, táo bón, viêm ruột cấp và mãn tính ở trẻ em và người lớn.

Labavie: thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Labavie giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột trong điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính, loạn khuẩn đường ruột do dùng thuốc hay các kháng sinh hoặc ngộ độc thức ăn.

Lysinkid-Ca: thuốc kích thích ăn cho trẻ em

Sirô Lysinkid - Ca giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh (sau khi bệnh, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật) giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Lysinkid: thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em

Sirô Lysinkid chứa các vitamin nhóm B và Lysine, là thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh.

Lumigan 0.01%: thuốc làm giảm sự tăng áp suất nội nhãn

Lumigan (Bimatoprost) là một chất tổng hợp tương tự prostaglandin về cấu trúc - có tác dụng làm hạ nhãn áp. Chất này giống một cách chọn lọc tác dụng của chất tự nhiên là prostamid.

Lignopad: thuốc giảm triệu chứng đau thần kinh sau nhiễm Herpes zoster

Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc.

Lercastad: thuốc điều trị tăng huyết áp

Lercastad (lercanidipin) là một thuốc chẹn kênh calci thuộc họ dihydropyridin. Thuốc chẹn chọn lọc các kênh calci di chuyển qua màng tế bào đến cơ tim và cơ trơn mạch máu. Cơ chế chống tăng huyết áp là do liên quan trực tiếp đến tác dụng giãn cơ trơn mạch máu.

L-Bio: thuốc thay thế vi khuẩn chí bị mất do dùng kháng sinh

Thuốc này chỉ là một thứ yếu trong điều trị ỉa chảy chưa có biến chứng mất nước và điện giải. Trước khi dùng bất cứ dạng thuốc nào, cần phải đánh giá đúng tình trạng mất nước và điện giải của người bệnh.

Lamictal: thuốc điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực

Lamictal được chỉ định dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.

Lactomin/Probiotics Lactomin: thuốc giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Dùng cho người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống, dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Lopinavir và ritonavir: Aluvia, Kaletra, Ritocom, thuốc ức chế protease của HIV

Lopinavir và ritonavir là kết hợp cố định của hai thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

Lomustin: thuốc chống ung thư, tác nhân alkyl hóa

Lomustin là dẫn xuất nitrosoure, được coi là thuốc alkyl hóa dùng để chữa ung thư, Lomustin rất tan trong lipid, dễ hấp thu qua đường uống và chuyển hóa thành các chất có hoạt tính

Lodoxamid tromethamin: thuốc chống dị ứng, ổn định dưỡng bào

Lodoxamid tromethamin có nhiều tác dụng dược lý giống natri cromolyn và natri nedocromil, nhưng có cường độ tác dụng mạnh hơn nhiều lần, nếu tính theo khối lượng thuốc.

Lindan: thuốc diệt ký sinh trùng, điều trị ngoài da, điều trị ghẻ

Lindan là một chất diệt các loài ký sinh chân đốt, dùng bôi tại chỗ ở nồng độ 1 phần trăm để diệt Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ, Pediculus capitis gây bệnh chấy ở đầu, Pediculus corporis gây bệnh rận.

Levofloxacin: Dianflox, Dovocin, Draopha fort, thuốc kháng sinh nhóm quinolon

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon dẫn chất fluoroquinolon, cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II.

Levetiracetam: Cerepax, Keppra, Letram, Levatam, Levecetam, Levepsy, Levetral, Tirastam, Torleva, thuốc điều trị động kinh

Levetiracetam, dẫn xuất pyrolidin, là một thuốc chống co giật có cấu trúc hóa học không liên quan đến các thuốc điều trị động kinh khác hiện có.

Letrozol: Femara, Losiral, Meirara, thuốc chống ung thư

Letrozol là dẫn chất benzyltriazol, là chất ức chế aromatase chọn lọc không steroid, Letrozol khác biệt với aminoglutethimid về cấu trúc nhưng cùng chung tác dụng dược lý và ức chế cạnh tranh aromatase.

Lercanidipin: Lercanidipine meyer, Zanedip, thuốc chẹn kênh calci điều trị huyết áp

Lercanidipin là một thuốc chẹn kênh calci thuộc họ dihydropyridin, thuốc chẹn chọn lọc các kênh calci phụ thuộc điện thế typ L, tác dụng chống tăng huyết áp là do liên quan trực tiếp đến tác dụng giãn cơ trơn mạch máu.

Leflunomid: Arastad 20, Lefra 20, thuốc điều hòa miễn dịch kháng viêm khớp

Leflunomid được coi là tiền thuốc vì sau khi uống, thuốc được chuyển hóa rất nhanh và hầu như hoàn toàn thành chất chuyển hóa có tác dụng là teriflunomid.

Lactobacillus acidophilus: Abiiogran, Antibio Granules, vi khuẩn sinh acid lactic

Lactobacillus acidophilus là một trực khuẩn vẫn thường cư trú ở đường tiêu hoá, có khả năng sinh ra acid lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn.

Lirystad: thuốc điều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương

Đau thần kinh ngoại vi và trung ương. Rối loạn lo âu lan tỏa. Hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ phát.

Livact

Cải thiện tình trạng giảm albumin máu ở bệnh nhân có giảm albumin máu (mặc dù lượng hấp thụ từ chế độ ăn đầy đủ), có tổng lượng hấp thụ calo và protein từ chế độ ăn bị hạn chế.

Lezra

Letrozole ức chế cytochrome P450 isoenzym 2A6 và 2C19, thận trọng khi dùng chung thuốc có chỉ số điều trị hẹp mà những thuốc này chủ yếu phụ thuộc các isoenzym trên.

Linkotax

Người lớn 25 mg uống 1 lần mỗi ngày sau khi ăn. Ung thư vú giai đoạn đầu: Nên tiếp tục điều trị trong 5 năm liệu pháp hormone kết hợp bổ trợ tuần tự (dùng Linkotax sau tamoxifen), hoặc sớm hơn nếu khối u tái phát.

Laxaton

Các loại táo bón chức năng: táo bón mãn tính, táo bón ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh, táo bón do thuốc, táo bón ở trẻ em, táo bón xảy ra đồng thời với bệnh tim hoặc sau phẫu thuật hậu môn, trực tràng.

Lisonorm

Bệnh nhân suy gan/thận, thiếu hụt thể tích và/hoặc mất natri do dùng thuốc lợi niệu, hoặc mất dịch do những nguyên nhân khác, đang thẩm tách lọc máu, gạn tách lipoprotein tỷ trọng thấp.

Lidocain Egis

Gây tê tại chỗ hay vùng trong phẫu thuật, phụ khoa, nha khoa. Phòng trị ngoại tâm thu thất, nhanh nhịp thất kèm nhồi máu cơ tim cấp, thiếu máu cục bộ ở tim, loạn nhịp thất (ngộ độc digitalis).

Lyoxatin

Bệnh nhân suy thận vừa, có tiền sử dị ứng platinium, bị loạn cảm giác vùng hầu họng trong lúc hay trong vòng 2 giờ sau tiêm truyền (lần tiêm truyền kế tiếp nên được cho trên 6 giờ).

Lipigold

Cung cấp năng lượng (không do protein) (có thể tới 60% nhu cầu hàng ngày) cho bệnh nhân nuôi ăn đường tĩnh mạch kéo dài trên 5 ngày để ngăn ngừa thiếu hụt các acid béo thiết yếu.

Lucrin

Chống chỉ định. Mẫn cảm với thành phần thuốc, với dẫn chất peptid tương tự. Phụ nữ có thai, dự định có thai, cho con bú. Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân. Không dùng quá 6 tháng trong điều trị lạc nội mạc tử cung.

Lipirus

Chống chỉ định. Quá mẫn với thành phần thuốc. Viêm gan tiến triển hoặc men gan tăng dai dẳng trong máu không giải thích được. Phụ nữ có thai, cho con bú. Tránh sử dụng với tipranavir + ritonavir, telaprevir.

Luvox

Cơn trầm cảm chủ yếu. khởi đầu liều đơn 50 đến 100 mg, buổi tối. Tăng dần đến khi đạt liều có hiệu lực, có thể đến 300 mg/ngày. Dùng ít nhất 6 tháng sau khi khỏi giai đoạn trầm cảm.

Levitra

Trong nghiên cứu sử dụng Rigiscan có đối chứng với giả dược để đo mức độ cương cứng, vardenafil 20 mg gây ra mức cương dương đủ cho sự giao hợp.

Levemir FlexPen

Làm tăng nhu cầu insulin: Thuốc tránh thai dạng uống, thiazid, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm, hormone tăng trưởng, danazol.

Lifezar

Khởi đầu 50 mg ngày 1 lần. Bệnh nhân có nguy cơ mất nước nội mạch, bao gồm có sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bị suy gan: Điều chỉnh liều đến 25 mg ngày 1 lần. Duy trì: 25 - 100 mg ngày 1 lần hay chia 2 lần/ngày.

Lertazin

Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai, hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ.

Lantus

Trong các nghiên cứu dược lý học lâm sàng, insulin glargine và insulin người tiêm tĩnh mạch được chứng minh là có hoạt lực tương đương khi dùng liều như nhau.

Lovenox

Ở liều điều trị, với đỉnh hoạt tính cực đại, aPTT có thể kéo dài từ 1,5 đến 2,2 lần thời gian đối chứng. Sự kéo dài aPTT này phản ánh hoạt tính kháng thrombin còn sót lại.

Loradin

Loratadine khởi phát tác dụng nhanh và có hiệu lực kháng histamin kéo dài hơn 24 giờ, do đó chỉ cần dùng thuốc một lần mỗi ngày.

Lomexin

Lomexin có hoạt chất chính là fenticonazole nitrate, đây là một dẫn xuất mới của imidazole do hãng bào chế Recordati của Ý tổng hợp, có hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt.

Locabiotal

Ở người, sau khi dùng thuốc bằng đường hít, không phát hiện thấy fusafungine trong huyết tương do hoạt chất chính đã bám vào niêm mạc đường hô hấp.

Lipovenoes

Đáp ứng nhu cầu đồng thời về năng lượng và acid béo cần thiết trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Lipofundin

Truyền quá nhanh nhũ dịch béo có thể gây ra sự tăng thể tích và chất béo quá mức do pha loãng đột ngột với huyết tương của cơ thể, sự thặng dư nước, tình trạng sung huyết.

Lipicard

Fenofibrate, được chỉ định điều trị tăng lipid huyết loại IIa, IIb, III, IV và V khi liệu pháp ăn kiêng không hiệu quả.

Leunase

Tiêm tĩnh mạch chuột nhắt và tiêm phúc mạc chuột cống ở liều 1.000 KU trên kg hoặc hơn, chậm tăng trưởng, dễ tử vong, thoát vị não, bất thường ở đốt sống ngực và xương sườn, chậm tạo xương được quan sát thấy.

Leucodinine B

Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố mélanine mắc phải, đặc biệt trong: chứng da đồi mồi ở người lớn tuổi, nhiễm hắc tố sau phẫu thuật hoặc do hóa chất (nước hoa).

Leuco 4

Không có nghiên cứu về tác dụng gây quái thai của thuốc trên động vật, trên lâm sàng, cho đến nay không có trường hợp nào gây dị dạng, hay độc phôi được báo cáo.

Lacteol fort

Hoạt chất chính là những sản phẩm chuyển hóa được chế biến từ chủng Lactobacillus acidophilus chết sau khi đã cấy trong môi trường lactoserum.

Lactacyd

Cũng như đối với tất cả các loại thuốc tẩy (xà bông, chất hoạt hóa bề mặt), cần rửa lại thật kỹ sau khi dùng,Tránh dùng nhiều lần trên da khô, chàm cấp tính, vùng da băng kín.

Mục lục các thuốc theo vần L

L - Asnase - xem Asparaginase, L - Asparaginase - xem Asparaginase, L - cid - xem Lansoprazol, L - Thyroxin - xem Levothyroxin, Labazene - xem Acid valproic, Labetalol hydroclorid.

Legalon

Legalon có tác dụng bảo vệ tế bào gan, và chức năng của các cấu trúc xung quanh, và bên trong tế bào gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn, và tăng hiệu quả thải độc của gan.

Lamisil

Terbinafine can thiệp chọn lọc vào giai đoạn đầu của quá trình sinh tổng hợp ergosterol, dẫn đến sự thiếu hụt ergosterol, và làm tăng sự tích tụ nồng độ squalene.

Lariam

Lariam tác dụng trên thể vô tính nội hồng cầu của ký sinh trùng sốt rét trên người: Plasmodium falciparum. P. vivax, P. malariae và P. ovale.

Lexomil

Dùng liều thấp, Lexomil có tác dụng chọn lọc trên chứng lo âu, áp lực tâm lý và thần kinh căng thẳng. Dùng liều cao, Lexomil có tác dụng an thần và giãn cơ.

Lenitral (uống)

Lenitral (uống)! Nhờ vào sự phân tán chậm và đều, Lenitral thường không gây hạ huyết áp động mạch cũng như không gây nhịp tim nhanh phản xạ.

Lenitral (tiêm)

Lenitral (tiêm)! Trinitrine tác động bằng cách gây giãn mạch ngoại biên với ưu thế trên tĩnh mạch với giảm lượng máu dồn về tâm thất.

Lopril

Lopril! Captopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensine I thành angiotensine II, chất gây co mạch đồng thời kích thích sự bài tiết aldostérone ở vỏ thượng thận.

Lipanthyl

Lipanthyl! Tác dụng giảm cholestérol máu là do làm giảm các phân đoạn gây xơ vữa động mạch có tỉ trọng thấp (VLDL và LDL), cải thiện sự phân bố cholestérol trong huyết tương.

Lipitor

Lipitor (Atorvastatin calcium), thuốc hạ lipid máu tổng hợp, là chất ức chế men khử 3-hydroxy3-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA reductase).

Lipobay

Lipobay! Cerivastatin là một chất đồng phân lập thể (enantiomer) tổng hợp tinh khiết, có tác dụng ức chế cạnh tranh sự tổng hợp cholesterol.

Lopid

Giảm tổng hợp VLDL (triglycéride) ở gan do ức chế sự tiêu mỡ ở ngoại biên (giảm các acide béo có sẵn) và giảm sự sát nhập các acide béo có chuỗi dài.

Losartan

Losartan là chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới, là một chất đối kháng thụ thể angiotensin II. Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch.

Lorazepam

Lorazepam là một benzodiazepin, dùng để điều trị các tình trạng lo âu, mất ngủ, co giật hoặc trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư.

Loratadin

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.

Loperamid

Loperamid là một thuốc trị ỉa chảy được dùng để chữa triệu chứng các trường hợp ỉa chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng ỉa chảy mạn tính.

Lomustin

Lomustin (CCNU) là thuốc hóa trị liệu alkyl hóa dùng để chữa ung thư. Các chất chuyển hóa có hoạt tính gắn và ức chế nhiều đích chủ chốt bên trong tế bào.

Lithi carbonat

Lithi có tác dụng phòng ngừa cả hai pha hưng cảm và trầm cảm của bệnh hưng cảm - trầm cảm đơn cực hoặc lưỡng cực. Ngoài tác dụng phòng bệnh, lithi còn có tác dụng điều trị trong các trường hợp hưng cảm.

Lisinopril

Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và là một dẫn chất lysin có cấu trúc tương tự enalapril với tác dụng kéo dài. Thuốc ức chế enzym chuyển thường làm giảm huyết áp trừ khi tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát.

Liothyronin

Liothyronin là T3 (triiodothyronin) có hoạt tính, gắn trực tiếp với thụ thể thyroxin trong tế bào và tác động đến nhân tế bào. Liothyronin có cùng tác dụng dược lý như thyroxin natri và các chế phẩm từ tuyến giáp.

Lincomycin hydrochlorid

Lincomycin là kháng sinh thuộc lincosamid. Lincomycin có tác dụng chống vi khuẩn như clindamycin, nhưng ít hiệu lực hơn. Thuốc chủ yếu kìm khuẩn ưa khí Gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn kỵ khí.

Lidocain

Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri.

Levothyroxin

Levothyroxin là chất đồng phân tả tuyền của thyroxin, hormon chủ yếu của tuyến giáp. Tác dụng dược lý chính của hormon giáp ngoại sinh là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể.

Levonorgestrel (dưới da)

Levonorgestrel cấy dưới da là một bộ tránh thai có tác dụng dài ngày (5 năm). Bộ gồm có 6 nang mềm đóng kín làm bằng polydimethylsiloxan để giải phóng levonorgestrel trong 5 năm.

Levonorgestrel (loại uống)

Levonorgestrel sử dụng để tránh thai. Microval và Norgeston là những thuốc tránh thai loại uống. Levonorgestrel được dùng làm thành phần progestogen trong liệu pháp thay thế hormon trong thời kỳ mãn kinh.

Levonorgestrel (loại đặt)

Tác dụng dược lý tránh thai của levonorgestrel là do ức chế tăng sinh nội mạc tử cung và làm thay đổi tiết dịch ở cổ tử cung làm cho tinh trùng khó xâm nhập. ở một số phụ nữ hiện tượng rụng trứng cũng bị ảnh hưởng.

Levomepromazin (methotrimeprazin)

Methotrimeprazin, trước đây gọi là levopromazin, là dẫn chất của phenothiazin có tác dụng dược lý tương tự clorpromazin và promethazin.Tác dụng an thần, khả năng tăng cường tác dụng gây ngủ và giảm đau mạnh.

Levodopa

Levodopa (L - dopa, L - 3,4 - dihydroxyphenylalanin) là tiền chất chuyển hóa của dopamin. Levodopa qua được hàng rào máu - não và chuyển thành dopamin trong não.

Lansoprazol

Lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).

Lamivudin

Lamivudin là 1 thuốc tổng hợp kháng retrovirus, thuộc nhóm dideoxynucleosid ức chế enzym phiên mã ngược của virus. Lamivudin có hoạt tính kìm virus HIV typ 1 và 2.

Lactulose

Lactulose là một disacharid tổng hợp, chứa galactose và fructose, được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột thành acid lactic và một lượng nhỏ acid acetic và acid formic.

Labetalol hydroclorid

Tác dụng của labetalol trên cả các thụ thể adrenergic alpha - 1 và beta góp phần làm hạ huyết áp ở người tăng huyết áp. Chẹn thụ thể alpha - 1 dẫn đến giãn cơ trơn động mạch và giãn mạch.