Loratadin
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Loratadine.
Mã ATC: R06A X13.
Loại thuốc: Thuốc kháng histamin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén loratadin 10 mg, viên nén loratadin tan rã nhanh (Claritin reditabs) 10 mg, siro loratadin 1 mg/ml.
Tác dụng
Loratadin có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Chỉ định
Viêm mũi dị ứng.
Viêm kết mạc dị ứng.
Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng
Suy gan.
Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.
Thời kỳ mang thai
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Thời kỳ cho con bú
Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Ðau đầu.
Khô miệng.
Ít gặp
Chóng mặt.
Khô mũi và hắt hơi.
Viêm kết mạc.
Hiếm gặp
Trầm cảm.
Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
Buồn nôn.
Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.
Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.
Xử trí
Sử dụng loratadin với liều thấp nhất mà có hiệu quả.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
Dùng một viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, dùng một lần/ngày hoặc dùng một viên nén Claritin - D (loratadin 10 mg với pseudoephedrin sulfat 240 mg).
Trẻ em: 2 - 12 tuổi
Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày
Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày.
An toàn và hiệu quả khi dùng loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được xác định.
Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút), dùng liều ban đầu là 1 viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, cứ 2 ngày một lần.
Tương tác
Ðiều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Ðiều này không có biểu hiện lâm sàng.
Ðiều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Ðiều đó không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
Ðiều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.
Bảo quản
Bảo quản loratadin ở nhiệt độ từ 2 – 25 độ C, ở nơi khô tránh ánh sáng mạnh.
Với viên nén loratadin tan rã nhanh, sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở túi nhôm đựng vỉ thuốc và sử dụng thuốc ngay nếu bóc viên nén ra khỏi vỉ.
Quá liều và xử trí
Ỏ người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg). Ðiều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.
Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.
Quy chế
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 10 mg.
Bài viết cùng chuyên mục
Leuprolide: thuốc điều trị ung thư
Leuprolide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và dậy thì sớm trung ương.
Lamzidivir: thuốc điều trị suy giảm miễn dịch cho bệnh nhân HIV
Lamzidivir là thuốc kháng virus kết hợp, được chỉ định cho điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch (lượng CD4+ 500/ml).
Luvox
Cơn trầm cảm chủ yếu. khởi đầu liều đơn 50 đến 100 mg, buổi tối. Tăng dần đến khi đạt liều có hiệu lực, có thể đến 300 mg/ngày. Dùng ít nhất 6 tháng sau khi khỏi giai đoạn trầm cảm.
Lucrin
Chống chỉ định. Mẫn cảm với thành phần thuốc, với dẫn chất peptid tương tự. Phụ nữ có thai, dự định có thai, cho con bú. Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân. Không dùng quá 6 tháng trong điều trị lạc nội mạc tử cung.
Licorice: chiết xuất cam thảo
Các công dụng của Licorice bao gồm suy vỏ thượng thận, viêm khớp, viêm phế quản, ho khan, loét dạ dày, viêm dạ dày, nhiễm trùng, ung thư tuyến tiền liệt, viêm họng, lupus ban đỏ hệ thống và viêm đường hô hấp trên.
Lemborexant: thuốc ức chế thần kinh trung ương gây ngủ
Lemborexant là một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương theo toa được sử dụng cho người lớn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ (mất ngủ) ở người lớn.
Lansoprazol
Lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).
Levothyroxin
Levothyroxin là chất đồng phân tả tuyền của thyroxin, hormon chủ yếu của tuyến giáp. Tác dụng dược lý chính của hormon giáp ngoại sinh là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể.
Lexomil
Dùng liều thấp, Lexomil có tác dụng chọn lọc trên chứng lo âu, áp lực tâm lý và thần kinh căng thẳng. Dùng liều cao, Lexomil có tác dụng an thần và giãn cơ.
Levetiracetam: Cerepax, Keppra, Letram, Levatam, Levecetam, Levepsy, Levetral, Tirastam, Torleva, thuốc điều trị động kinh
Levetiracetam, dẫn xuất pyrolidin, là một thuốc chống co giật có cấu trúc hóa học không liên quan đến các thuốc điều trị động kinh khác hiện có.
Leucodinine B
Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố mélanine mắc phải, đặc biệt trong: chứng da đồi mồi ở người lớn tuổi, nhiễm hắc tố sau phẫu thuật hoặc do hóa chất (nước hoa).
Levofloxacin: Dianflox, Dovocin, Draopha fort, thuốc kháng sinh nhóm quinolon
Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon dẫn chất fluoroquinolon, cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II.
Lercanidipin: Lercanidipine meyer, Zanedip, thuốc chẹn kênh calci điều trị huyết áp
Lercanidipin là một thuốc chẹn kênh calci thuộc họ dihydropyridin, thuốc chẹn chọn lọc các kênh calci phụ thuộc điện thế typ L, tác dụng chống tăng huyết áp là do liên quan trực tiếp đến tác dụng giãn cơ trơn mạch máu.
Lubiprostone
Lubiprostone là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị táo bón mãn tính hoặc táo bón liên quan đến hội chứng ruột kích thích và sử dụng opioid.
Lysinkid: thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em
Sirô Lysinkid chứa các vitamin nhóm B và Lysine, là thuốc bổ giúp kích thích ăn cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng, đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hay trong thời kỳ dưỡng bệnh.
Lorastad D: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay
Lorastad D được chỉ định dùng để giảm triệu chứng của: Chứng viêm mũi dị ứng. Chứng nổi mày đay.
Lodoz: thuốc điều trị tăng huyết áp
Lodoz điều trị tăng huyết áp khi sử dụng riêng lẻ bisoprolol fumarat và hydroclorothiazid không kiểm soát được tốt.
Levodopa
Levodopa (L - dopa, L - 3,4 - dihydroxyphenylalanin) là tiền chất chuyển hóa của dopamin. Levodopa qua được hàng rào máu - não và chuyển thành dopamin trong não.
Lezra
Letrozole ức chế cytochrome P450 isoenzym 2A6 và 2C19, thận trọng khi dùng chung thuốc có chỉ số điều trị hẹp mà những thuốc này chủ yếu phụ thuộc các isoenzym trên.
Lithium
Lithium, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực. Nên theo dõi lithium huyết thanh 12 giờ sau khi dùng liều, hai lần mỗi tuần cho đến khi nồng độ huyết thanh và tình trạng lâm sàng ổn định, và mỗi tháng sau đó.
Lutropin alfa: thuốc kích thích nang trứng
Lutropin alfa kích thích sự phát triển của nang trứng ở những phụ nữ thiểu năng tuyến sinh dục bị thiếu hụt hormone tạo hoàng thể trầm trọng không bị suy buồng trứng nguyên phát.
Levothyrox: thuốc điều trị thay thế hoặc bổ sung hội chứng suy giáp
Ðiều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.
Lactase Enzyme: thuốc điều trị không dung nạp đường sữa
Lactase Enzyme là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng không dung nạp đường sữa, tên thương hiệu khác: Lactaid Original, Colief, Lactaid Fast Act Chewables, Lactaid Fast Act Caplets.
Liothyronin
Liothyronin là T3 (triiodothyronin) có hoạt tính, gắn trực tiếp với thụ thể thyroxin trong tế bào và tác động đến nhân tế bào. Liothyronin có cùng tác dụng dược lý như thyroxin natri và các chế phẩm từ tuyến giáp.
Lifezar
Khởi đầu 50 mg ngày 1 lần. Bệnh nhân có nguy cơ mất nước nội mạch, bao gồm có sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bị suy gan: Điều chỉnh liều đến 25 mg ngày 1 lần. Duy trì: 25 - 100 mg ngày 1 lần hay chia 2 lần/ngày.