- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng Intermittent Positire Pressure Ventilation gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV: Intermittent Positire Pressure Ventilation) gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển (CMV: Control Mode Ventilation) là thông khí nhân tạo quy ước kinh điển được thực hiện đầu tiên với máy thở.
Có 2 phương thức thông khí nhân tạo điều khiển: điều khiển thể tích và điều khiển áp lực.
Có thể chọn phương thức thông khí nhân tạo hỗ trợ/điều khiển: tất cả các thông số đều do máy, riêng tần số thở theo tần số bệnh nhân (bệnh nhân khởi động nhịp thở, và máy hoạt động theo tần số thở của bệnh nhân).
Chỉ định
Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Suy hô hấp cấp.
Bệnh lý thần kinh-cơ gây liệt hô hấp.
Ngừng thở do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngộ độc cấp có rối loạn hô hấp: Barbituric, heroin, phospho hữu cơ v.v...
Cơn co giật kéo dài kiểu động kinh do ngộ độc )thuốc chuột Trung Quốc, mã tiền,...), cơn động kinh liên tục (cần dùng an thần trước).
Chống chỉ định
Tuyệt đối: Không.
Tương đối:
Tình trạng suy hô hấp do bệnh nặng (VD: Ung thư).
Bệnh tim phổi không hồi phục.
Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Phải hút dẫn lưu trước.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa:
Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về Hồi sức cấp cứu.
Kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp.
Phương tiện:
Bóng Ambu, mặt nạ, Oxy.
Máy thở (kiểm tra hoạt động của máy trước khi đưa ra sử dụng).
Máy ghi điện tim hoặc theo dõi nhịp tim.
Máy đo huyết áp.
Kiểm tra Oxy động mạch, SpO2.
Người bệnh:
Tỉnh: Giải thích sự cần thiết phải thông khí nhân tạo cho người bệnh
Hôn mê: Giải thích sự cần thiết và lợi ích của thông khí nhân tạo cho người nhà người bệnh.
Đặt ống nội khí quản qua đường mũi nếu bệnh nhân tỉnh, qua đường miệng hoặc mũi nếu người bệnh hôn mê.
Đo pH, các khí máu trước và sau khi TKNT.
Chụp Xq phổi để xác định vị trí ống NKQ.
Chú ý: Các xét nghiệm này không bắt buộc phải làm khi có tình trạng cấp cứu khẩn trương như ngừng thở, ngừng tim đột ngột, cơn co giật kéo dài.
Các bước tiến hành
Chọn phương thức CMV (hoặc IPPV).
Đặt các thông số, với phương thức thở thể tích):
Thể tích lưu thông Vt.
Tần số.
Tỷ lệ I/E (hoặc thời gian thở vào, hoặc lưu lượng đỉnh Peak Flow).
Nồng độ oxy khí thở vào FiO2.
Nếu cho bệnh nhân thở theo phương thức hỗ trợ/điều khiển cần đặt mức trigger: bắt đầu bằng -1 cmH2O (trigger áp lực) hoặc 5 lpm (trigger dòng).
Đặt mức PEEP nếu có chỉ định.
Đặt các thông số, với phương thức thở áp lực:
Áp lực thở vào (điều chỉnh để có Vte thích hợp).
Tần số.
Thời gian thở vào.
Nồng độ oxy khí thở vào FiO2.
Nếu cho bệnh nhân thở theo phương thức hỗ trợ/điều khiển cần đặt mức trigger: bắt đầu bằng -1 cmH2O (trigger áp lực) hoặc 5 lít/phút (trigger dòng).
Đặt mức PEEP nếu có chỉ định.
Bóp bóng ambu cho bệnh nhân, khi bệnh nhân thở theo nhịp bóp bóng bắt đầu nối ống nội khí quản với máy thở.
Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, nếu bệnh nhân chống máy: điều chỉnh các thông số cho thích hợp. Nếu bệnh nhân chống máy nhiều: dùng thuốc an thần, ức chế hô hấp. Nếu chỉ định thông khí điều khiển áp lực: cần dùng an thần mạnh cho bệnh nhân nằm yên, thở hoàn toàn theo máy.
Theo dõi chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân với máy thở, đặc biệt là trong 1 giờ đầu. Đặt monitor theo dõi SpO2, mạch, huyết áp. Cần xét nghiệm lại khí trong máu động mạch sau 15 - 30 phút thở máy.
Theo dõi và xử trí tai biến
Đo pH máu và các khí trong máu, động mạch định kỳ và khi có diễn biến khác thường.
Chụp Xq phổi.
Hàng ngày xem lại phương thức thở và xem xét thôi thở máy.