Bệnh do Legionella

2016-03-23 09:14 AM

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Người bệnh là người nghiện thuốc lá, giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn.

Ít đờm, đau ngực kiểu màng phổi, vẻ nhiễm độc.

Có hình ảnh đông đặc hoặc mảng thâm nhiễm trên X quang.

Nhuộm gram đờm thấy có nhiều bạch cầu đa nhân mà không thấy có vi khuẩn.

Nhận định chung

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Legionella là 1 trong 3 - 4 nguyên nhân phổ biến nhất trong viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, cẩn nghĩ đến nhiêm vi khuẩn này khi vấn đề phát hiện nguyên nhân viêm phổi không rõ ràng. Bệnh gặp chủ yếu ở người nghiện thuốc lá, người có suy giảm miễn dịch và người có bệnh phổi mạn tính. Các vụ dịch do Legionella thường là do nhiễm bẩn nguồn nước như vòi tắm và bể dội, hố xí trong phòng bệnh, hoặc tháp nước máy điều hòa nhiệt độ.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Đây là bệnh viêm phổi không điển hình. Bệnh được gọi như vậy vì trên tiêu bản nhuộm gram không thấy có vi khuẩn gì trong đờm. Tuy vậy, nhiều đặc tính của bệnh này giống như viêm phổi điển hình như: sốt cao, vẻ nhiễm độc, viêm màng phổi, đờm trong mủ (dù không thấy có vi khuẩn), cổ điển, bệnh này do vi khuẩn Legionella pneumophila gây ra, dù bệnh cũng có thể do các loài vi khuẩn khác gây ra và thường không thể phân biệt là do vi khuẩn nào.

Nuôi cấy trên môi trường thạch chiết tách nấm có than hoạt hoặc môi trường giàu dinh dưỡng tương tự là phương pháp nhậy nhất, (độ nhậy là 80 - 90%) để chẩn đoán bệnh do Legionella gây ra và cho phép nhận biết bệnh do loại và týp huyết thanh nào gây ra, ngoài typ I L.pneumophila phổ biến nhất. Bằng cách nhuộm bạc của Dieterle cũng là cách đáng tin cậy để phát hiện vi khuẩn trong các mô, trong dịch màng phổi và trong các chất nhiễm khuẩn khác. Nhuộm huỳnh quang với kháng thể trực tiếp hoặc làm thử nghiệm huyết thanh thường là những phương pháp kém nhậy hơn, vì sẽ chỉ phát hiện được typ huyết thanh I của Legionella pneumophila.

Điều trị

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày. Azithromycin ụống 500mg mỗi ngày họặc clarithromycin 500mg uống ngày 2 lần cũng có tác dụng tương tự, tiện lợi hơn nhưng đắt hơn, nên chỉ dùng cho bệnh nhân không dung nạp với erythromycin. Phối hợp ripampin 300mg ngày uống 2 lần cùng erythromycin sẽ có tác dụng hiệp đồng nên có thể chỉ định trong trường hợp bệnh nặng hoặc ở người có suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, tetracyclin, cotrimoxazol và cả ciprofloxacin đôi khi cũng được dùng để điều trị bệnh do Legionella nhưng vì tác dụng chưa được khẳng định, nên chỉ dùng khi các thuốc trên không dung nạp hoặc chống chỉ đinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Bệnh uốn ván

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do Chlamydia

Điều trị thường theo giả định. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Cách điều trị hiệu quả là tetracyclin hoặc erythromycin 500mg uống ngày 4 lần.

Bệnh u hạt lympho hoa liễu

Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.