- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase
Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase
Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tụ cầu không tiết coagulase là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn ở người mang dụng cụ điều trị hoặc tiêm truyền tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn vết mổ. Đôi khi khuẩn này cũng gây viêm tủy xưong hoặc viêm nội tâm mạc dù bệnh nhân không mang dụng cụ điều trị nào. Đã có đến 20 chủng được phát hiện, nhưng các chủng phổ biến là S. epidermitis, S.haemolyticus, S.hominis, S. warnerii, S. saprophyticus, S. saccharolyticus và S. cohnii. Nói chung các chủng này kém độc lực hơn tụ cầu vàng nên thường gây bệnh một cách âm ỉ hon.
Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này. Có đến 3/4 mẫu máu có dương tính lá do nhiễm bẩn. Chỉ nghi ngờ là nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân đồng thời đang mang các dụng cụ điều trị trong cơ thể (những nút buộc chỉ kim loại tại xương ức, khớp nhân tạo, van tim nhân tạo, ống đo áp lực nội sọ, cầu nối dẫn lưu dịch não tủy, ống xông lọc màng bụng hoặc kim truyền tĩnh mạch). Sưng, đỏ, đau, chảy dịch hồng hoặc mủ tại vùng có dụng cụ điều trị làm ta nghĩ đến nhiễm khuẩn. Khớp nhân tạo bị đau và lệch lạc chứng tỏ khớp đó đang bị nhiễm khuẩn. Sốt, tiếng thổi tim thay đổi, hoặc có dấu hiệu tắc mạch khối đông là bằng chứng nói lên van nhân tạo nhiễm khuẩn. Giảm miễn dịch hoặc mới điều trị kháng sinh gần đây cũng là những yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu phân lập được cùng một chủng vi khuẩn ở nhiều vị trí cấy máu, từ nhiều vị trí khác nhau (đặc biệt là khi các mẫu máu lây ở những thời điểm khác nhau) hoặc khi phân lập được từ các dụng cụ điều trị. Ngược lại, nếu chỉ có 1 mẫu máu (+) hoặc có nhiều loại vi khuẩn trong những mâu nuôi cấy khác nhau thì nhiều khả năng là do nhiễm bẩn. Người ta thường dùng độ nhậy với kháng sinh hoặc định chủng để xác định xem các chủng tìm đựợc là cùng một hay từ nhiều chủng khác nhau. Khi có điều kiện, người ta có dùng các phượng pháp kỹ thuật cao hơn như phân tích plasmid hoặc endonuclease để xác định chủng.
Nếu có thể được, cần loại bỏ ngay các dụng cụ điều trị khỏi cơ thể khi bị nhiễm tụ cầu không tiết coagulase. Tuy nhiên, không phải dụng cụ nào cũng tháo bỏ được (van tim, khớp nhân tạo, ống dẫn lưu dịch não tủy), nên nhiều khi đành phải sử dụng đơn thuần kháng sinh nhưng phải hiểu là kháng sinh có thể không có tác dụng và có thể phải phẫu thuật thay các dụng cụ đó.
Tụ cầu không tiết coagulase thường kháng lại methicillin và nhiều kháng sinh khác. Nếu bệnh nhân có chức năng thận bình thường, người ta thường chọn vancomycin, tiêm tĩnh mạch 1g x 2 lần/ngày trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn dụng cụ đơn giản như kim tiêm, hay kim luồn tĩnh mạch, thì đôi khi bệnh tự khỏi sau khi loại bỏ các vật này, nên thời gian dùng kháng sinh là khó xác định. Các trường hợp khác cần điều trị trong 6 tuần, phối hợp vancomycin như trên với rifampin 300mg uống 2 lần mỗi ngày và gentamycin 1mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch, 3 lần mỗi ngày là cách được khuyến cáo dùng điều trị viêm nội tâm mạc do van nhân tạo và do vi khuẩn kháng methicillin.
Bài viết cùng chuyên mục
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky
Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.
Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm
Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.
Sốt vàng
Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Virus và viêm dạ dày ruột
Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.
Viêm tủy xương do tụ cầu vàng
Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Viêm dạ dày ruột do Salmonella
Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Hội chứng Kawasaki
Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.
Nhiễm Adenovirus
Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)
Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh do Tularemia
Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.
Nhiễm khuẩn da do liên cầu
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.
Bệnh bại liệt
Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.
Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.