Sa tử cung
Đối với những phụ nữ lớn tuổi, không muốn giao hợp, bịt tắc một phần âm đạo là phẫu thuật đơn giản và có hiệu quả, Treo tử cung vào thành bụng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sa tử cung thường hay xảy ra nhất và coi là hậu quả muộn của cuộc đẻ có tổn thương tới đáy chậu (đặc biệt ngang cổ tử cung và các dây chằng tử cung - cùng) Những vết rách sản khoa không được sửa chữa của cơ nâng và đáy chậu sẽ làm yếu thêm. Sự làm giảm cấu trúc chậu hông do tuổi tác và yếu bẩm sinh có thể làm tăng thêm chứng sa tử cung.
Sa ít là khi chỉ một phần tử cung sa xuống trong âm đạo, sa trung bình là khi thân tử cung sa xuống đến tận âm môn và cổ tử cung bị đẩy xuống hơi lòi ra ngoài. Trong trường hợp sa nhiều toàn bộ cổ tử cung và tử cung lòi ra khỏi âm môn và âm đạo bị lộn bít tất. Không có khả năng đi bộ một cách thoải mái bởi vì có sự lồi ra hoặc không thoải mái do có một khối ở âm đạo. Chỉ định điều trị ngoại khoa nên được cân nhắc.
Loại phẫu thuật dựa vào mức độ sa và tuổi bệnh nhân và mong muốn của người bệnh về kinh nguyệt, thai nghén và giao hợp. Quy trình đơn giản nhất, hiệu quả nhất là cắt tử cung đường âm đạo với việc hiệu chỉnh sa bàng quang, sa trực tràng thích hợp. Nếu bệnh nhân mong muốn có thai, cắt một phần cổ tử cung với việc tạo nếp các dây chằng chính có thể cố gắng làm. Đối với những phụ nữ lớn tuổi, không muốn giao hợp, bịt tắc một phần âm đạo là phẫu thuật đơn giản và có hiệu quả. Treo tử cung vào thành bụng hoặc cố định thành bụng sẽ thất bại trong điều trị sa tử cung.
Một vòng nâng âm đạo vừa khít (ví dụ loại vòng có thể bơm căng phồng được, vòng nâng Gellhom) có thể làm giảm sa nếu phẫu thuật bị từ chối hoặc chống chi định.