Phá thai: chỉ định và điều trị

2016-12-10 10:57 AM

Những biến chứng tiếp sau phá thai phạm pháp thường cần được chăm sóc cấp cứu chống ra máu, sốc nhiễm khuẩn hay thủng tử cung

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hạn chế có thai một cách tự nguyện làm lợi cho những người phụ nữ, cho cả những người đàn ông và con cái của họ. Tránh thai cần đáp ứng được với tất cả mọi phụ nữ và nam giới trong tuổi sinh đẻ. Giáo dục về tránh thai và sự tiếp cận với các viên thuốc tránh thai hay dụng cụ tử cung là đặc biệt quan trọng đối với những nam nữ thanh niên dưới 20 tuổi và đối với những phụ nữ sau đẻ, sau sảy.

Giáo dục về bệnh lây truyền theo đường tình dục, đặc biệt AIDS cần đước tiến hành cho tất cả những ai có hoạt động tình dục song song song với việc thông báo rằng bao cao su dùng kèm với thuốc diệt tinh trùng có độ bảo vệ cao (nhưng không bảo vệ hoàn toàn) cho cả hai giới chống lại bệnh lây truyền theo đường tinh dục cũng như tránh thai. Dịch AIDS lan rộng trên thế giới đã tạo ra sự thay đổi xu hướng một cách có ý nghĩa sang sử dụng bao cao su cộng với thuốc diệt tinh trùng.

Từ năm 1973, khi có luật phá thai ở Mỹ, tỉ lệ tử vong người mẹ đã giảm xuống rõ rệt bởi vì các trường hợp phá thai phạm pháp và tự phá thai đã được thay thế bằng những phương pháp y học an toàn hơn. Phá thai trong quý đầu có thai nghén được tiến hành bằng cách hút và gây vô cảm tại chỗ. Một kỹ thuật tương tự là nong cổ tử cung và lấy thai ra được dùng vào quý hai, gây mê toàn thân hay vô cảm tại chỗ. Những kỹ thuật bơm dung dịch muối ưu trương vào buồng ối, hoặc các prostaglandin cũng có thể dùng khi có thai trên 18 tuần tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng nhưng khó khăn hơn cho người bệnh. Phá thai ít khi được tiến hành sau tuần lễ thứ 20 tính từ ngày kinh cuối cùng.

Thường người ta nghĩ rằng thai bắt đầu có thể sống được vào quãng 24 tuần tuổi thai, Phá thai trong pháp luật có tỉ lệ tử vong 1/100.000. Các tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cùng với tuổi thai. Thông thường tại Mỹ, phá thai trước tuần 12 của thai nghén chiếm 90% và chỉ 3 - 4% sau 17 tuần. Mọi cố gắng cần được đặt ra để tiếp tục phá thai sớm hơn.

Những biến chứng do phá thai gây ra gồm sót thai, rau (thường kèm theo nhiễm khuẩn và chảy máu nặng) và chửa ngoài dạ con. Những phụ nữ có sốt, ra huyết hay đau bụng sau phá thai cần được khám: thường cần cho các kháng sinh phổ rộng và hút lại buồng tử cung. Khuyên nằm viện nếu viêm phần phụ cấp tính đòi hởi phải tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

Những biến chứng tiếp sau phá thai phạm pháp thường cần được chăm sóc cấp cứu chống ra máu, sốc nhiễm khuẩn hay thủng tử cung. Cần cho globulin miễn dịch Rh sau khi phá thai đối với tất cả những phụ nữ có Rh âm tính. Cần bàn kỹ lưỡng việc tránh thai và cung cấp các biện pháp tránh thai hay thuốc viên tránh thai vào dịp phá thai. Đối với những phụ nữ có tiền sử bệnh viêm tiểu khung, chỉ định kháng sinh dự phòng một liều duy nhất doxycyclin 200mg uống 1 giờ trước khi tiến hành biện pháp hay dung dịch penicillin G 1 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch 30 phút trước. Thai vào qúy II, dùng cefazolin 1 g tiêm tĩnh mạch 30 phút trước khi tiến hành thủ thuật. Nhiều nhà lâm sàng chỉ định tetracyclin 500mg trong 4 lần/ngày trong 5 ngày sau thủ thuật cho tất cả các bệnh nhân.

Những di chứng lâu dài của phá thai liên tiếp cũng đã được nghiên cứu, nhưng cũng không thấy có ý nghĩa gì về tăng tỉ lệ chết thai hay đẻ non sau này. Có cảm giác rằng những di chứng đối nghịch có thể được giảm thiểu bằng phá thai sớm để chỉ cần nong cổ tử cung ít hay có thể dùng la-mi-ne để cổ tử cung mở từ từ.

Thuốc uống phá thai, mifepristone (Ru 486) dùng liều duy nhất 600mg, tiếp prostaglandin đặt âm đạo hay tiêm bắp thịt vào 36 - 48 giờ sau, có thể đạt được 95% thai ra tự nhiên, tuổi thai 8 tuần, với biến chứng tối thiểu.

Thuốc tác dụng như một kháng hormon đối với progesteron và như một glucocorticoid không gây suy tuyến thượng thận. Có thể gặp cách sử dụng này trong lâm sàng điều trị bệnh Cushing, u màng não, ung thư vú có thụ thể progesteron, lạc nội mạc tử cung và một số nhiễm virus cũng như trong khởi động sự chín muồi của cổ tử cung gây chuyển dạ. Thường sẵn có ở một số nước châu Ằu nhưng chưa thấy sử dụng ở Mỹ.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm