- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp
- Bệnh đau nhiều cơ do thấp và viêm động mạch tế bào khổng lồ
Bệnh đau nhiều cơ do thấp và viêm động mạch tế bào khổng lồ
Các hội chứng viêm mạch máu là một nhóm gồm nhiều bệnh lý khác nhau, đặc trưng về mặt giải phẫu bệnh bởi tổn thương viêm và hoại tử của các mạch máu. Nguyên nhân của hầu hết các loại viêm mạch máu đều chưa rõ. Nhiễm khuẩn là một yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của một số loại. Trong bệnh viêm đa động mạch, 30 - 50% bệnh nhan có các bằng chứng của viêm gan B hoặc C. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh cryoglobulin huyết hỗn hợp bị nhiễm virus viêm gan C. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và bệnh giang mai có thể phối hợp với viêm mạch máu và một số ít trường hợp sau nhiễm herpes zoster có thể có viêm mạch máu ở thần kinh trung ương. Phản ứng thuốc, đặc biệt với penicillin, sulfonamid và allopurinol có thể gây ra bệnh lý huyết, thanh có kèm theo viêm mạch máu. Người ta vẫn chưa xác định được mối liên quan về mật bệnh lý trong những rối loạn này, tuy nhiên có thể thấy hiện tượng lắng đọng các phức hợp miễn dịch trong hệ thống máu.
Mặc dù viêm mạch máu xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau, song đây chỉ trình bày một số bệnh lý chủ yếu.
Bệnh đau nhiều cơ do thấp, một bệnh ảnh hưỏng tới lứa tuổi trung niên và những người già, hiếm khi xuất hiện trước tuổi 50. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với biểu hiện đau và cứng các cơ vùng chậu hông và vai, kèm theo sốt, mệt mỏi và sút cân. Thiếu máu và máu lắng tăng cao hầu như luôn luôn có mặt. Nhìn chung bệnh kéo dài trong 1 - 2 năm, nhưng có thể lâu hơn.
Bệnh đau nhiều cơ do thấp có một mối liên hệ chặt chẽ với viêm động mạch tế bào khổng lồ, hai tình trạng này thường cùng tồn tại, tuy nhiên có thể xuất hiện độc lập với nhau; khi cả hai bệnh cùng xuất hiện, các biểu hiện lâm sàng của đau do thấp luôn luôn có trước các biểu hiện của viêm động mạch tế bào khổng lồ. Việc chẩn đoán viêm động mạch rất quan trọng vì nó có thể dẫn tới nguy cơ gây mù do tắc động mạch mi sau và động mạch mắt. Các triệu chứng gợi ý viêm động mạch gồm đau đầu một bên, nhậy cảm với ánh sáng, các triệu chứng thị giác và dấu hiệu khập khiễng hàm (jaw claudication). Tuy nhiên viêm động mạch có thể xuất hiện mà không có triệu chứng tại chỗ. Trên thực tế, có 40% bệnh nhân không có các dấu hiệu cổ điển, chủ yếu những biểu hiện ở đường hô hấp (thường gặp nhất là ho khan), viêm một dây thần kinh (thường là liệt vai kèm theo đau) hoặc sốt không rõ nguyên nhân. Viêm động mạch tế bào khổng lồ chiếm tới 15% trường hợp sốt không rõ nguyên nhân ở những người trên 65 tuổi. Có thể sốt cao tới 40°C (104°F) và thường kèm theo rét run và vã mồ hôi. Khác với bệnh nhân bị nhiễm trùng, bệnh nhân viêm động mạch tế bào khổng lồ có sốt gần như luôn có số lượng bạch cầu máu bình thường (trước khi dùng prednison). Do vậy, khi một bệnh nhân già có sốt cao không rõ nguyên nhân, tốc độ máu lắng rất cao, và công thức bạch cầu bình thường cần phải nghi ngờ viêm động mạch tế bào khổng lồ, ngay cả khi không có các biểu hiện đặc trưng của bệnh như đau đầu và dấu hiệu khập khiễng hàm.
Khi có đau đầu và những triệu chứng khác gợi ý viêm động mạch sọ não, cần bắt đầu dùng ngay prednison 60 mg/ngày để đề phòng mù mắt, sinh thiết động mạch thái dương cũng nên được tiến hành ngay. Sự biến mất nhanh của những thay đổi tế bào học ở động mạch thái dương còn chưa rõ ràng, nhưng sinh thiết trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị vẫn có giá trị, Một mẫu sinh thiết đầy đủ (dài 3 - 5 cm) là cần thiết bởi vì bệnh có xu hướng tổn thương từng đoạn; sinh thiết cả hai bên làm tăng khả năng chẩn đoán lên 10 - 20%. Có 10 - 15% bệnh nhân có viêm mạch máu lớn khác. Prednison nên tiếp tục với liều 60 mg/ngày trong 1 - 2 tháng, sau đó giảm dần liều. Khi bệnh nhân chỉ có các triệu chứng đau nhiều cơ do thấp, không cần thiết phải sinh thiết động mạch thái dương. Hơn nữa đau nhiều cơ do thấp nếu không có viêm động mạch, thường đáp ứng rất nhanh (từ 1 - 5 ngày) và rất nhậy cảm với liều prednison thấp hơn (10 - 15 mg/ngày). Nếu bệnh nhân không có đáp ứng như vậy, chẩn đoán đau nhiều cơ do thấp cần phải nghi ngờ. Xét nghiệm lắng máu có ích giúp cho việc điều chỉnh liều lượng steroid, tuy nhiên xét nghiệm này không tuyệt đối phản ánh mức độ hoạt động của bệnh. Mù mắt hiếm khi xuất hiện khi máu lắng đã trở về bình thường. Thuốc có thể ngừng khi bệnh ngừng tiến triển, mặc dù bệnh có thể tái phát và ở một số bệnh nhân bệnh còn tiến triến trong nhiều năm. Trước khi bắt đầu điều trị corticosteroid cần phải luôn loại trừ những bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm nội tâm mạc nhiểm khuẩn, có các triệu chứng tương tự bệnh đau nhiếu cơ do thấp. Đau xương tủy và những bệnh ác tính khác nên luôn luôn được xem là những nguyên nhân gây thiếu máu và tốc độ lắng máu tăng rất cao.
Bài mới nhất
Hội chứng đau cổ cánh tay: chẩn đoán và điều trị
Hội chứng Sjogren: chẩn đoán và điều trị
Hội chứng Reiter: chẩn đoán và điều trị
Hội chứng đường hầm cổ tay: chẩn đoán và điều trị
Đau thắt lưng: chẩn đoán và điều trị
Bệnh co thắt Dupuytren: chẩn đoán và điều trị
Viêm đa cơ - viêm da cơ: chẩn đoán và điều trị
Viêm nút đa động mạch: chẩn đoán và điều trị
Những biểu hiện khớp trong nhiễm HIV
Loạn dưỡng giao cảm phản xạ: chẩn đoán và điều trị
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị
Cốt tủy viêm cấp do vi khuẩn sinh mủ: chẩn đoán và điều trị
Bệnh thiểu sản xương: bệnh giòn xương
Bệnh gút: viêm khớp do lắng đọng vi tinh thể
Viêm khớp do lậu: chẩn đoán và điều trị
Nguyên nhân đau cổ gồm căng cứng hoặc vẹo cổ cấp hoặc mạn tính, thoát vị nhân nhày đĩa đệm, thoái khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp
Viêm kết giác mạc khô do giảm tiết nước mắt, gây nên bởi sự thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào vào các tuyến lệ. Triệu chứng gồm nóng rát, ngứa, tiết rỉ mắt và không chảy nước mắt khi khóc.
Hội chứng Reiter cần phải phân biệt với viêm khớp do lậu, đặc biệt khi viêm kết mạc nhẹ hoặc bị bỏ qua, Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp tiên phát
Hội chứng này cần phải phân biệt với các hội chứng đau cổ cánh tay khác, hội chứng chèn ép thần kinh giữa vùng cẳng hoặc cánh tay, bệnh viêm một dây thần kinh
Thăm khám thực thể cũng rất quan trọng, bởi vì những triệu chứng như sốt, tăng huyết áp, hạch to, có khối u ở bụng, ở khung chậu hay ở trực tràng
Co thắt Dupuytren có biểu hiện bằng sự dầy lên của bao cân gan tay dạng nốt hoặc giống như dây thừng ờ một hoặc hai bàn tay và thường ảnh hưởng tới các ngón thứ tư và thứ năm
Viêm đa cơ là một bệnh hệ thống mà nguyên nhân chưá rõ, biểu hiện chủ yếu của bệnh là yếu cơ, Đây là một bệnh cơ nguyên phát thường gặp nhất ở người lớn
Viêm đa động mạch đặc trưng bởi tổn thương cục bộ hoặc từng đoạn của các mạch máu, đặc biệt là các động mạch nhỏ và trung bình, gây ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau
Viêm gân Achille hoặc viêm quanh khớp gối, như trong hội chứng Reiter cổ điển, là những dấu hiệu thường nổi bật và rất đặc trưng
Tiên lượng phụ thuộc một phần vào giai đoạn bệnh, những tổn thương đã xuất hiện và phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý nội tạng phôi hợp. Điều trị sớm, khả năng hồi phục sẽ tôt hơn.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh toàn thân có viêm mạn tính màng hoạt dịch của nhiều khâp, mà nguyên nhân chưa rõ, Bệnh có bệnh cảnh lâm sàng phong phú
Trong số những bệnh nhân bị các bệnh huyết sắc tố, cốt tủy viêm do vi khuẩn thương hàn thường gặp gấp 10 lần so với những vi khuẩn sinh mủ khác
Dạng thứ hai là thiểu sản xương muộn, trong đó gẫy xương và biến dạng xương xuất hiện sau khi đẻ. Xương dòn, dễ gãy là một tiêu chuẩn rõ ràng nhất cho chẩn đoán
Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa, thường có tính chất gia đình, do sự thay đổi bất thường lượng urat trong cơ thể và đặc trưng đầu tiên của bệnh là những cơn viêm khớp cấp tái phát
Trong hầu hết các trường hợp, nghi ngờ bệnh nhân bị viêm khớp do lậu nên nhập viện để khẳng định chẩn đoán, để loại trừ viêm nội tâm mạc và bắt đầu điều trị.