Hội chứng đau cổ cánh tay

2016-12-16 05:44 PM

Nguyên nhân đau cổ gồm căng cứng hoặc vẹo cổ cấp hoặc mạn tính, thoát vị nhân nhày đĩa đệm, thoái khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rất nhiều bệnh lý của khớp và ngoài khớp gây ra đau vùng cổ, vai và chi trên. Chẩn đoán phân biệt thường khó. Một số trong những lâm sàng này là những tổn thương tiên phát vùng cổ cánh tay, còn lại là những biểu hiện tại chỗ của bệnh lý toàn thể. Bệnh cảnh lâm sàng càng trở nên phức tạp khi cả 2 khả năng này cùng tồn tại.

Triệu chứng cơ năng và thực thể

Đau cổ có thể chỉ giới hạn ở vùng gáy hoặc tùy thuộc vào vị trí tổn thương có thể lan lên vùng chẩm, vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Đau có thể tăng lên khi bệnh nhân vận động chủ động hoặc thụ động cột sống cổ. Vị trí đau và dị cảm nhìn chung là tương ứng với các khoanh cảm giác da ở chi trên. Tính chất lan của đau ở chi trên thường tăng lên khi ngửa cổ hết sức và nghiêng đầu về bên đau. Hạn chế vận động cột sống cổ thường là một dấu hiệu khách quan. Các dấu hiệu thần kinh phụ thuộc vào mức độ chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống. Chèn ép tủy sổng có thể gây ra yếu hoặc liệt hai chi.

Thăm dò hình ảnh

Các dấu hiệu của X quang phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, ở nhiều bệnh nhân, X quang hoàn toàn bình thường. Một dấu hiệu sớm là mất đường cong bình thường về phía trước của cột sống cổ (mất độ ưỡn cột sống cổ). Giảm chiều cao của các khe đĩa đệm là một dấu hiệu thường gặp. Dấu hiệu X quang muộn và thường thấy nhất là mọc các mỏ xương ở phía trước, cạnh đĩa đệm. Những dấu hiệu muộn khác xuất hiện quanh các khe khớp liên mỏm đốt sống, chủ yếu ở đoạn dưới cột sống cổ. Chụp tủy sống với sự trợ giúp của máy CT scahner và cộng hưởng từ hạt nhân có giá trị để phát hiện tình trạng chèn ép rễ hoặc chèn ép tủy.

Chẩn đoán phân biệt và điều trị

Nguyên nhân đau cổ gồm căng cứng hoặc vẹo cổ cấp hoặc mạn tính, thoát vị nhân nhày đĩa đệm, thoái khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, cốt tủy viêm, khối u, hẹp ống sống, gẫy xương có chèn ép và các rối loạn chức năng.

Căng cứng gân cơ vùng cổ cấp hoặc mạn tính

Căng cứng vùng cổ nói chung do những bất thường về tư thể có tính chất cơ giới, gắng sức, chấn thương (ví dụ khi quay cổ quá nhanh và đột ngột). Giai đoạn cấp có biểu hiện đau, giảm vận động cột sống cổ, co cứng cơ cạnh cột sống, gây ra cứng và inất vận động cột sống cổ. Có thể thấy một số điểm đau khi ấn vào các cơ. Điều trị gồm xử lý bất động đầu và cổ bằng kéo giãn hoặc dùng đai cổ và dùng thuốc giảm đau. Nên trở lại các hoạt động bình thường một cách từ từ.

Bệnh nhân với các triệu chứng mạn tính thường ít khi có các dấu hiệu khách quan. Các stress cơ học do công việc hoặc các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên thường là những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đau mạn tính, đặc biệt khi lan xuống chi trên có thể đòi hỏi phải điều trị hỗ trợ.

Thoát vị nhân nhầy đĩa đệm

Rạn nứt hoặc xẹp các nhân nhầy của các đĩa đệm vùng cổ vào ống sống gây đau và lan xuống cánh táy ở mức cổ 6 - 7. Tăng áp lực trong ổ bụng khi ho, hắt hơi hoặc những cử động khác có thể làin tăng các triệu chứng và gây co cứng các cơ vùng cổ. Những thay đổi về thần kinh gồm giảm phản xạ gân của cơ nhị đầu và cơ tam đầu; giảm cảm giác, teo cơ hoặc yếu cẳng tay hoặc bàn tay. Bất động vùng cổ, nghỉ ngơi tại giường và các biện phắp điều trị bảo tồn khác thường có kết quả. Chụp tủy hay điện cơ đồ để xác định những tổn thương cần phải phẫu thuật (cắt cung sau đốt sống, làm dính cột sống).

Các bệnh lý của khớp

Thoái hóa cột sống cổ là một tên chung để mô tả những thay đổi do thoái hóa của các khớp liên mỏm và đĩa đệm cột sống, có thể kèm theo các dấu hiệu thần kinh hoặc không. Dấu hiệu của thoái hòá các khớp liên mỏm đốt sống gồm: mỏng dần sụn, loãng xương dưới sụn, mọc gai xương quanh rìa khớp. Thoái hóa của các khớp và các đĩa đệm cột sống cổ có thể xuất hiện ở người trẻ song thông thường là sau 40 tuổi. Tình trạng thoái hóa ngày càng tiến triển và biểu hiện bằng sự hẹp dần của các khe liên đốt trên X quang. Có hiện tượng tăng tạo xương sụn quanh các rìa của thân đốt sống và tạo thành các mỏ xương. Những mỏ xương này xâm lấn vào các khoang liên đốt và ống sống gây chèn ép các dây thần kinh, mạch máu. Những mỏ xương lớn ở phía trước đôi khi có thể gây nuốt khó.

Viêm cột sống dính khớp sẽ được trình bày ở phần dưới. Bán trật khớp đội - trục có thể xuất hiện ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bất kể mức độ nặng nhẹ của bệnh. Viêm của các cấu trúc hoạt dịch làm cho các dây chằng ngang bị bào mòn, lỏng lẻo, có thể dẫn đến các dấu hiệu thần kinh do chèn ép tủy sống. Điều trị có thể thay đổi từ việc dùng một đai cổ, hoặc một dụng cụ bất động cứng hơn, cho đến điều trị ngoại khoa, tùy thuộc vào mức độ trật khớp và sự tiến triển của các dấu hiệu thần kinh. Trong điều trị ngoại khoa, người ta có thể làm dính cột sông cổ.

Những rối loạn khác

Cốt tủy viêm và các khối u sẽ được trình bày ở phần sau. Loãng xương được trình bày trong bài khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm lồi cầu

Dùng một băng chun quân phía trên cẳng tay có thể làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn mỗi khi bệnh nhân phải mang xách nặng.

Bệnh thiểu sản xương: bệnh giòn xương

Dạng thứ hai là thiểu sản xương muộn, trong đó gẫy xương và biến dạng xương xuất hiện sau khi đẻ. Xương dòn, dễ gãy là một tiêu chuẩn rõ ràng nhất cho chẩn đoán.

Viêm khớp trong bệnh sarcoid

Tuy viêm khớp sarcoid thường kèm theo ban đỏ dạng nốt, song chẩn đoán lại dựa vào sự có mặt của những biểu hiện ngoài khớp khác của bệnh sarcoid.

Bệnh calci hóa sụn và giả gút

Không giống bệnh gút, bệnh nhân bị bệnh giả gút thường có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường, và kém đáp ứng với điều trị bằng colchicin

Hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng này cần phải phân biệt với các hội chứng đau cổ cánh tay khác, hội chứng chèn ép thần kinh giữa vùng cẳng hoặc cánh tay, bệnh viêm một dây thần kinh.

Hội chứng Reiter

Hội chứng Reiter cần phải phân biệt với viêm khớp do lậu, đặc biệt khi viêm kết mạc nhẹ hoặc bị bỏ qua, Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp tiên phát.

Viêm đa cơ - viêm da cơ

Viêm đa cơ là một bệnh hệ thống mà nguyên nhân chưá rõ, biểu hiện chủ yếu của bệnh là yếu cơ, Đây là một bệnh cơ nguyên phát thường gặp nhất ở người lớn.

Bệnh co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren có biểu hiện bằng sự dầy lên của bao cân gan tay dạng nốt hoặc giống như dây thừng ờ một hoặc hai bàn tay và thường ảnh hưởng tới các ngón thứ tư và thứ năm.

Những chấn thương do chạy nhảy

Những hậu quả không tốt này có thể ngăn chặn bằng những biện pháp đề phòng như áp dụng những bài tập kéo duỗi, đi giầy hợp lí, tránh chạy quá sức và lưu ý kịp thời những sang chấn

Nhiễm khuẩn xương và khớp do nấm

Phân biệt với những ổ nhiễm khuẩn mạn tính khác dựa vào kết quả nuôi cấy dịch khớp hoặc tổ chức lấy từ ổ tổn thương. Các phản ứng huyết thanh cung cấp những bằng chứng có ích cho chẩn đoán.

Viêm khớp do lậu

Trong hầu hết các trường hợp, nghi ngờ bệnh nhân bị viêm khớp do lậu nên nhập viện để khẳng định chẩn đoán, để loại trừ viêm nội tâm mạc và bắt đầu điều trị.

Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh khớp mạn tính

Mức độ nghỉ ngơi phụ thuộc vào sự có mặt và mức độ viêm. Những bệnh nhân đang có viêm khớp và những triệu chứng toàn thân nặng như trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp vảy nến

Bệnh khớp giống viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp đối xứng. Thông thường tổn thương ít khớp hơn so với viêm khớp dạng thấp và yếu tố dạng thấp trong huyết thanh âm tính.

Hoại tử xương vô khuẩn

Ban đầu, X quang thường bình thường; chụp cộng hưởng tứ, cắt lớp vi tính và đồng vị phóng xạ là những kĩ thuật thăm dò nhậy hơn.

Luput ban đỏ hệ thống

Luput ban đỏ hệ thống không phải là một bệnh hiếm gặp, Những số liệu điều tra tại một quần thể dân thành thị với độ đại diện cao cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trên 1/2000 dân.

Bệnh viêm cột sống dính khớp

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có xu hướng lan dần lên phía đầu, vận động cột sống trở nên hạn chế, mất đường cong sinh lý bình thường của cột sống thắt lưng.

Viêm khớp và các bệnh viêm ruột

Trên thực tế, viêm khớp ổn định thì ỉa chảy xuất hiện. Do vậy, bệnh Whiple nên được xem xét trong chẩn đoán phân biệt những trường hợp viêm khớp từng đợt không lý giải được.

Thấp khớp hay tái phát

Thấp khớp hay tái phát là một bệnh không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi những đợt viêm cấp không tái phát, Sưng đau khớp ngoại vi và nổi hạt dưới da tạm thời có thể xuất hiện.

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Đây là một dạng phát ban mà nguyên nhân chưa rõ; đặc trưng cơ bản về mặt giải phẫu bệnh là viêm mạch máu nhỏ. Mặc dù bệnh thường gặp ở trẻ em song người lớn cũng có thể bị.

Bệnh u hạt Wegener

Mặc dù có thể có dạng u hạt Wegener giới hạn mà trong đó không có tổn thương thận, song thông thường sẽ xuất hiện bệnh thận tiến triển nặng và gây suy thận nhanh chóng.

Biểu hiện thấp khớp trong ung thư

Bệnh bạch cầu tế bào tóc có thể phối hợp với viêm các mạch máu cỡ trung bình, như bệnh viêm nút đa động mạch, Bệnh bạch cầu cấp có thể gây đau khớp.

Xơ cứng bì toàn thể

Xơ cứng bì toàn thể là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi xơ cứng lan toả của da và tổn thương các nội tạng, Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, song có vai trò của yếu tố tự miễn dịch.

Đau thắt lưng

Thăm khám thực thể cũng rất quan trọng, bởi vì những triệu chứng như sốt, tăng huyết áp, hạch to, có khối u ở bụng, ở khung chậu hay ở trực tràng

Bệnh đau nhiều cơ do thấp và viêm động mạch tế bào khổng lồ

Khi có đau đầu và những triệu chứng khác gợi ý viêm động mạch sọ não, cần bắt đầu dùng ngay prednison 60 mg một ngày để đề phòng mù mắt, sinh thiết động mạch thái dương cũng nên được tiến hành ngay.

Viêm bao thanh dịch

Viêm bao thanh dịch có thể do nhiễm khuẩn. Hai vị trí thường bị là mỏm khủyu và trước xương bánh chè. Viêm bao thanh dịch cấp ở hai vị trí này cần chọc dò để loại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn.