Chảy máu mũi

2016-09-07 02:41 PM

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi trước có thể cầm bằng ép trực tiếp vào điểm chảy máu. Cánh mũi phải được ép chặt ít nhất 10 phút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chảy máu từ điểm mạnh Kiesselbach, đám rối mạch ở phần trước của vách ngăn là loại hay gặp nhất trong chảy máu vách ngăn. Các yếu tố gây chảy máu mũi gồm chấn thương mũi (ngoáy mũi, dị vật, hắt hơi qúa mạnh), viêm mũi, khô niêm mạc mũi do độ ẩm ở mức thấp và vẹo vách ngăn.

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi trước có thể cầm bằng ép trực tiếp vào điểm chảy máu. Cánh mũi phải được ép chặt ít nhất 10 phút. Áp lực tĩnh mạch được giảm ở tư thế ngồi và cúi về trước để đỡ nuốt phải máu. Các thuốc co mạch tác dụng ngắn phenylephrin 0,125 - 1% dùng 1 hoặc 2 lần xịt có thể có tác dụng. Khi chảy máu không thực sự giảm nên thăm khám mũi với nguồn sáng và máy hút tốt để xác định vị trí chảy máu. Dùng cocain 4% xịt hoặc tẩm bông đặt tại chỗ vừa giảm đau, vừa co mạch. Khi đã nhìn thấy nơi chảy máu có thể đốt bằng nitrat bạc, nhiệt hay đông điện hỗ trợ thêm. Có thể dùng mảnh Surgicel hoặc Gelfoam để nhét mũi.

Đôi khi, vị trí của chảy máu không thể nhìn thấy được hoặc cố gắng để cầm bị thất bại, trong những trường hợp như vậy nhét bấc mũi là cần thiết. Nhét bấc mũi trưóc cần nhiều đoạn bấc dài nửa inch tẩm bacitracin hoặc dầu nhờn. Khi nhét bấc cần cẩn thận và trình tự dọc theo sàn mũi lên đến trên mũi. Nếu dụng cụ để nhẻt bấc không đủ, có thể dùng các quả bóng đã được chế tạo để cầm máu mũi hay với các dung dịch đặc hiệu.

Khoảng 5% chảy máu mũi có nguồn gốc ở mũi sau. Cần đặt bấc chèn cửa mũi sau trước khi đặt bấc mũi trước, vì nhét bấc mũi rất khó chịu cho bệnh nhân và cần cung cấp oxy cho bệnh nhân để tránh hạ oxy máu, nên cho bệnh nhân nằm viện vài ngày. Thuốc giảm đau (tiền mê) cần thiết để giảm sự khó chịu và tăng huyết áp do nhét bấc mũi sau. Thắt động mạch cấp máu cho mũi (động mạch hàm trong và động mạch sàng) được làm cùng với nhét bấc mũi sau. Chỉ định phẫu thuật là cận thiết khi nhét bấc mũi không có kết quả trong chảy máu nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Đôi khi cần làm nghẽn mạch chọn lọc hoặc thắt mạch cảnh ngoài.

Sau khi đã cầm được máu, cần khuyên bệnh nhân tránh hoạt động mạnh trong nhiều ngày, tránh ăn thức ăn nóng, cay và hút thuốc lá vì có thể gây giãn mạch, tránh các chấn thương vùng mũi, kể cả những chấn thương do ngón tay ngoáy mũi là cần thiết. Bôi dầu cao hoặc mỡ bacitricin và tăng độ ẩm trong nhà có tác dụng phòng chảy máu mũi. Điều quan trọng là tất cả các bệnh nhân chảy máu mũi cần được lưu ý tìm các nguyên nhân gây chảy máu. Cần làm các xét nghiệm về chảy máu đặc biệt các trường hợp tái phát. Các nguyên nhân khác gây chảy máu tái phát như giãn mao mạch, chảy máu di truyền (Osler - Weber - Rendu) cũng cần lưu ý.

Tương tự, khi giai đoạn cấp đã qua, việc thăm khám cẩn thận mũi và các xoang là cần thiết.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm