Các nhiễm khuẩn vùng cổ sâu

2016-09-09 04:32 PM

Nền tảng của điều trị bao gồm bảo đảm thông suốt đường thở, tiêm truyền kháng sinh và chích rạch dẫn lưu đường thở có thể được bảo đảm bằng phương pháp đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những áp xe vùng cổ sâu thường thể hiện bằng triệu chứng sưng đau vùng cổ trên bệnh nhân có sốt nhiễm độc. Đây là những trường hợp khẩn cấp vì có thể nhanh chóng bị tổn thương đường thở, có thể lan tới trung thất hoặc gây ra nhiễm trùng huyết, thường gặp nhất là nguồn gốc nhiễm khuẩn răng miệng.

Những nguyên nhân khác bao gồm tấy mủ các hạch bạch huyết lan trực tiếp từ nhiễm khuẩn họng, các chấn thương xuyên, dị vật vùng họng thực quản và tiêm truyền tĩnh mạch vào tĩnh mạch cảnh trong, đặc biệt là chích ma túy.

Nền tảng của điều trị bao gồm bảo đảm thông suốt đường thở, tiêm truyền kháng sinh và chích rạch dẫn lưu đường thở có thể được bảo đảm bằng phương pháp đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. Mở khí quản được lựa chọn trong trường hợp người bệnh bị phù nề vùng hầu, trong khi cố gắng đặt nội khí quản cũng có thể dễ gây ra tắc nghẽn đường thở cấp tính. CT scan có thể giúp xác định sự tiến triển của áp xe, chảy máu phối hợp với áp xe ở vùng cổ có khả năng tổn thương động mạch cảnh hoặc tĩnh mạch cảnh trong, đặt ra yêu cầu phải tiến hành kịp thời mở vùng cổ cho cả dẫn lưu và thắt buộc các mạch.

Chứng viêm họng Ludwig thường hay gặp nhất trong các nhiễm khuẩn ở vùng cổ. Đó là viêm mô tế bào vùng dưới lưỡi và dưới hàm, thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn chân răng, lan truyền theo đường cơ móng của hàm dưới. Về lâm sàng có phù nề và ban đỏ vùng cổ trên, dưới cằm và thường cả sau miệng. Lưỡi có thể bị đẩy lên trên hoặc ra sau do sự lan tràn ra phía sau của viêm mô tế bào. Điều này có thể dẫn tới tắc nghẽn đường thở và cần mở khí quản.

Phân lập vi khuẩn cho kết quả gồm liên cầu, bacteroid, và khuẩn hình thoi. Việc nhập viện và tiêm truyền kháng sinh tĩnh mạch là cần thiết. Thường dùng penicilin kết hợp metronidazol, ampicilin sulbactam, clinamycin, hoặc một loại cephalosporin là những thuốc lựa chọn sơ bộ ban đầu. Kết quả nuôi cấy và độ nhậy kháng sinh sẽ cho lựa chọn chi tiết. Nên tiến hành thăm khám về răng miệng, rạch dẫn lưu dưới cằm ngay lập tức khi đường thở bị đe dọa và khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm